Thân phận người lao động trước cách mạng tháng Tám? Phẩm chất của người dân nghèo trong khó khăn? Dàn ý quá trình thức tỉnh của Chí Phèo? Tóm tắt quá trình thức tỉnh của Chí Phèo ngắn gọn? Một số đề văn tham khảo?
Với quan điểm “nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao đã khắc họa hình ảnh anh Chí rất đời đặc biệt được thể hiện ở quá trình thức tỉnh sau khi gặp Thị Nở. Hãy tham khảo bài viết dưới đây về dàn ý và tóm tắt quá trình thức tỉnh của Chí Phèo ngắn gọn.
1. Thân phận người lao động trước cách mạng tháng Tám:
Văn học Việt Nam vào thời kì nửa đầu thế kỷ 20 đã xuất hiện những tác giả và tác phẩm xuất sắc và có giá trị để đời. Trong đó thể loại văn học hiện thực phê phán những năm 1930 – 1945 gây ám ảnh cho người đọc về hình ảnh người nông dân vô cùng khổ cực với những cái tên nghe thôi cũng thấy xót xa như chị Dâu và anh Dậu với cái nợ ngập đầu, Chí Phèo với cái kết buồn hay người nông dân lão Hạc cùng con chó vàng Họ khiến ta phải ngẫm nghĩ về cuộc sống ngột ngạt với sự khó khăn cùng cực của người dân nghèo phải bán con để trả nợ thuế thân, bán chó để lo cho cái chết của mình hay sự tuyệt vọng đến nỗi phải tự vẫn.
2. Phẩm chất của người dân nghèo trong khó khăn:
Người dân ở mỗi làng quê trong xã hội ấy dù đau khổ tuyệt vọng, bất hạnh nhưng vẫn vượt lên để luôn giữ gìn những phẩm chất cao quý của mình. Ta có thể thấy dù hiện thực có tàn khốc, có buồn thương nhưng nhân cách đẹp đẽ và phẩm chất con người thuần hậu vẫn ngời sáng ngay cả trong đêm tối khiến người ta có thể thêm tin vào cuộc sống, tương lai. Dù có bất hạnh khổ cực chị Dậu vẫn là người phụ nữ yêu thương gia đình, vẫn đảm đang tháo vát. Lão Hạc với tấm lòng đôn hậu, xót xa khi phải bán con chó, lão khóc như người có tội vì dày vò, cắn dứt.
3. Dàn ý quá trình thức tỉnh của Chí Phèo:
3.1. Mở bài:
Giới thiệu khái quát đôi nét nổi bật về tác giả, nhà văn Nam Cao và truyện ngắn Chí Phèo.
Dẫn dắt người đọc vào chủ đề mà bài yêu cầu: quá trình thức tỉnh của Chí Phèo:
3.2. Thân bài:
Chí Phèo sau khi được ra tù:
Ngoại hình được miêu tả với dáng vẻ như dân anh chị: đầu trọc lốc, mặt lúc nào cũng cơng cơng, răng cạo trắng hớn, ngực và hai tay đầy nét chạm trổ.
Là tay sai cho Bá Kiến, chuyên rạch mặt ăn vạ.
Là kẻ suốt ngày ngập ngụa trong men rượu.
Trở thành “con quỷ làng Vũ Đại” khiến nhiều người khiếp sợ.
Chí Phèo sau khi gặp thị Nở:
Tiếng cuộc sống vui vẻ làm hắn nhớ về những ước mơ thời xưa từ đó thấy cô độc và nhận ra bản thân mình đã già, khao khát có một gia đình bình yên.
Chí Phèo thấy mắt mình ươn ướt trước sự chăm sóc của Thị Nở.
Thị Nở khiến hắn buồn khi nghĩ về lỗi lầm của mình; vui khi được quan tâm, chăm sóc và yêu thương.
Bát cháo hành làm hắn thấy ngon hơn bao giờ hết.
Trước sự chăm sóc của Thị Nở, hắn như thành trẻ con, muốn làm nũng.
→ Thị Nở đánh thức sự lương thiện của Chí Phèo khiến cho hắn khao khát về một tương lai hạnh phúc với thị, muốn trở lại làm người lương thiện trước kia
Khi bị thị Nở ruồng bỏ:
Chí Phèo quay lại con người hiện tại, một gã côn đồ định cầm dao đi đến nhà thị.
Hắn lại vừa đi vừa chửi nhưng lại đi đến nhà Bá Kiến. Hắn biết rằng chính Bá Kiến khiến cuộc đời mình như vậy và quyết định giết Bá Kiến, rồi tự kết liễu mình
3.3. Kết bài:
Khái quát lại vấn đề và nêu quan điểm của mình về nội dung của bài văm.
4. Tóm tắt quá trình thức tỉnh của Chí Phèo ngắn gọn:
Tác phẩm “Chí Phèo ” của Nam Cao là tác phẩm tiêu biểu cho đề tài về người nông dân Việt Nam với nhân vật chính là Chí Phèo. Khác với các nhà văn hiện thực đương thời, trong “Chí Phèo”, Nam Cao không miêu tả quá trình kiếm ăn bần cùng của người nông dân, mà trăn trở về một hiện thực thảm khốc hơn là sự tha hóa của xã hội khiến con người trở nên không thể lương thiện.
Mở đầu tác phẩm là tiếng chửi thách thức của Chí Phèo đang ngật ngưỡn trong cơn say “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu song là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì trời nào của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại, ai cũng tự nhủ “Chắc nó trừ mình ra ! “Tức thật ! ờ thế này thì tức thật. Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này. Đẻ ra cái thằng Chí Phèo”. Qua tiếng chửi ấy ta cảm thấy sự đơn độc ở tận cùng của Chí Phèo và cũng là sự phẫn uất xót xa của tác giả. Trước kia Chí là người lương thiện vì ở tù hắn mới thành kẻ mất cả nhân tính, thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
Nhưng điều đặc sắc là khi miêu tả nhân vật bị tha hóa tác giả vẫn phát hiện ra bản tính tốt đẹp của họ. Với Chí Phèo đó là từ khi có sự xuất hiện của Thị Nở. Con người với vẻ ngoài xấu xí ấy là nguồn ánh sáng duy nhất trog cuộc đời tăm tối của Chí Phèo gợi dậy bản tính con người bên trong Chí Phèo. Sau khi gặp Thị Nở chỉ trong một buổi sáng trong lành như ngày thường Chí Phèo đã nhận thấy được bao nhiêu âm thanh mà trước giờ chưa bao giờ cảm nhận được. Tất cả những hình ảnh và âm thanh đó gợi nhắc những ước mơ xa xôi từ một thời khiến Chí Phèo cảm thấy hiện tại thật cô độc, cái nỗi sợ này còn hơn cả đói rét bệnh tật. Có thể thấy tình yêu thương giản dị của Thị Nở đã khơi gợi được bản chất, tấm lòng như một con người của Chí Phèo, sau những tháng ngày chìm đắm trong rượu chè, sau những ngày luôn hoang dại như một con thú dữ.
Khi Thị màn tới bát cháo hành, nhìn nó đang bốc khói mà trong lòng Chí Phèo lại đang gợn sóng với bao cảm xúc bâng khuâng “Hắn cảm thấy long thành trẻ con, hắn muốn được làm nũng với Thị như làm nũng với mẹ …Ôi sao mà hắn hiền ! Hắn thèm lương thiện – Hắn khao khát được làm hòa với mọi người “ Từ một tên chuyên vạch mặt ăn vạ, nhờ sự chăm sóc của Thị Nở, hắn như được trở lại làm con người, với những yêu thương, cảm xúc và cả mơ ước nữa. Dù chỉ là tình thương của một con người thô kệch, xấu xí … cũng quá là đủ để làm sống dậy cả một bản tính trong con người nơi Chí Phòe. Vậy mới thấy hóa ra tình thương thật kỳ diệu đến nhường nào! Qua một chi tiết mộc mạc này nhà văn Nam Cao đã soi chiếu vào tác phẩm một thứ ánh sáng của lòng nhân đạo, nhà văn như hòa vào câu chuyện để cảm nhận tâm lí nhân vật để chia sẻ giây phút hạnh phúc hiếm hoi của Chí Phèo.
Nhưng bi kịch lại ập đến vì giờ đây ngay cả Thị Nở cũng từ bỏ Chí Phèo. Và tại khoảnh khắc này Chí hiểu rằng bản thân mình không thể trở về với con người lương thiện được nữa. Chí lại tiếp tục uống rượu mà càng uống càng tỉnh và lại càng thấm thía nỗi đau đã cướp đi quyền làm người. Vì thế nên, thay vì đến nhà Thị Nở để làm loạn, Chí Phèo đã đến nhà Bá Kiến vì sự căm thù lâu nay đã cháy bùng. Hành động quá bất ngờ đối với Bá Kiến nhưng lại là kết quả của cả một quá trình bị dày vò và đàn áp. Nam Cao miêu tả bi kịch bị cự tuyệt tư cách và quyền làm người của Chí Phèo vô cùng tinh tế và sâu sắc. Từ một kẻ chuyên đi đâm thuê chém mướn bỗng muốn lương thiện trở lại nhưng lại không thể được rồi đi đến quyết định cực đoan là giết trả thù kẻ làm hại đời mình rồi tự kết liễu cuộc đời. Nhà văn Nam Cao vừa vạch trần cái xã hội thực dân nửa phong kiến thối nát, tàn độc vừa lên tiếng đấu tranh cho cuộc đời, số phận của những người nông dân đang sống lương thiện lại bị vấy bẩn và bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa không thể quay đầu nổi.
Chí Phèo là một truyện ngắn ấn tượng với nội dung thấm nhuần tinh thần nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc. Một Chí Phèo đã chết trong sự tuyệt vọng bất lực tận cùng nhưng đọng lại trong lòng đọc giả một hình ảnh anh Chí đã từng thức tỉnh đứng lên đòi quyền được sống, quyền được làm người lương thiện. Từ đó, Nam Cao cho thấy hãy luôn tin vào con người bình thường ấy, họ luôn có những tốt đẹp với những ước vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
5. Một số đề văn tham khảo:
1. Phân tích vẻ đẹp của người dân nghèo trong thời kì trước cách mạng tháng Tám thông qua hình ảnh nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
2. Chứng minh quan điểm của Nam Cao: “nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” thông qua tác phẩm Chí Phèo.