Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính, thụ lý vụ án hành chính

Khởi kiện vụ án hành chính là gì? Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính? Điều kiện thụ lý vụ án hành chính?

Hiện nay, vấn đề khởi kiện tranh chấp trong lĩnh vực dân sự, tranh chấp hành chính ngày càng phổ biến và gia tăng với tính chất, mức độ phức tạp, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan khác nhau. Do vậy nhằm đảm bảo tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của mình đòi hỏi các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan này phải có sự hiểu biết về pháp luật, áp dụng pháp luật vào giải quyết vụ việc thực tiễn. Thực tế, áp dụng thì nhiều chủ thể thắc mắc vậy các điều kiện khởi kiện vụ án hành chính, thụ lý vụ án hình chính hiện nay như thế nào? 

Cơ sở pháp lý: 

– Luật Tố tụng Hành chính năm 2015;

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

1. Khởi kiện vụ án hành chính là gì?

Khởi kiện vụ án hành chính được hiểu là việc mà các tổ chức, cá nhân, cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp nói chung và pháp luật tố tụng hành chính nói riêng. Theo đó, các cá nhân, tổ chức, cơ quan này sẽ tiến hành yêu cầu Tòa án thụ lý vụ án hành chính nhằm bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan bị xâm hại phải các quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc,…

2. Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính:

2.1. Điều kiện về đối tượng khởi kiện:

Căn cứ theo quy định tại các Điều 3 và khoản 1 Điều 30 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, đối tượng khởi kiện bao gồm các đối tượng sau:

Thứ nhất, Quyết định hành chính: Một quyết định hành được xem là đối tượng của khởi kiện vụ án hành chính phải thỏa mãn quy định của pháp luật. 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành,  cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. 

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định Quyết định hành chính bị kiện được hiểu là các quyết định nêu do chủ thể đã nêu trên ban hành. Các quyết định đó làm thay đổi, phát sinh, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc các quyết định hành chính này có nội dung làm ảnh hưởng, phát sinh nghĩa vụ  đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, cơ quan khác. 

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả các quyết định hành chính đều được khởi kiện mà các quyết định thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, ngoại giao; quyết định mang tính nội bộ; trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Việc pháp luật quy định như vậy với mục đích bảo vệ bí mật quốc gia, giúp việc tiến hành giải quyết vụ án trở nên khách quan, nhanh chóng hơn.

Hai là, Hành vi hành chính:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì hành vi hành chính được xem là đối tượng khởi kiện phải thỏa mãn các điều kiện chặt chẽ của pháp luật. 

Hành vi hành chính được hiểu là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Tố tụng Hành chính năm 2015 quy định Hành vi hành chính bị kiện được hiểu là hành vi quy định nêu trên mà hành vi đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện lợi ích hợp pháp, thực hiện quyền của tổ chức, cá nhân, cơ quan khác. 

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả các hành vi hành chính đều được khởi kiện mà những hành vi hành chính có nội dung như những quyết định hành chính không được khởi kiện, thì những hành vi hành chính đó cũng không được khởi kiện.

Ba là, Quyết định kỷ luật buộc thôi việc. 

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 30 Luật Tố tụng Hành chính năm 2015, Quyết định kỷ luật buộc thôi việc được hiểu là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu tổ chức, cơ quan để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình. 

Căn cứ theo quy định Luật Cán bộ công chức 2010 Công chức là những người được quy định cụ thể tại việc người đứng đầu cơ quan tổ chức áp dụng biện pháp kỷ luật buộc thôi việc là biện pháp nghiêm khắc nhất đối với họ. Pháp luật hiện nay đã có quy định trao cho họ để bảo vệ quyền và lợi ích của mình thì họ hoàn toàn có thể quyền được khởi kiện. 

Căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Cán bộ công chức năm 2020 thì công chức theo quy định thì được quyền khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống. Do đó, cần lưu ý rằng chỉ chững cá nhân giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống là các chủ thể hoàn toàn có thể khởi kiện ra Tòa, để Tòa án có thể xem xét đơn kiện và có thể thụ lý đơn của người đi kiện.

2.2. Điều kiện về chủ thể khởi kiện:

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Tố tụng Hành chính năm 2015, . Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân (sau đây gọi chung là danh sách cử tri).

Căn cứ theo quy định tại Điều 54  Luật Tố tụng Hành chính năm 2015, Năng lực pháp luật tố tụng hành chính và năng lực hành vi tố tụng hành chính của đương sự được xác định như sau:

– Năng lực pháp luật tố tụng hành chính được hiểu là khả năng có các nghĩa vụ và các quyền trong tố tụng hành chính do pháp luật quy định. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có năng lực pháp luật tố tụng hành chính như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

– Năng lực hành vi tố tụng hành chính được hiểu là khả năng tự mình thực hiện nghĩa vụ, quyền trong tố tụng hành chính hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng hành chính.

– Đương sự được hiểu là người từ đủ 18 tuổi trở lên, và đương sự phải có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính, ngoại trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.

Đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì năng lực hành vi tố tụng hành chính của họ được xác định theo quyết định của Tòa án.

– Đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo quy định của pháp luật nhóm đương sự này sẽ tiến hành việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.

– Đối với trường hợp các đương sự là tổ chức, cơ quan thực hiện quyền, nghĩa vụ trong tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.

Tại Điều 60 xác định người đại diện của người khởi kiện bao gồm:

– Cha mẹ đối với con chưa thành niên;

– Người giám hộ đối với người được giám hộ;

– Người đứng đầu đơn vị, cơ quan, tổ chức do được bổ nhiệm hoặc theo quy định của pháp luật;

– Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình;

– Tổ trưởng tổ hợp tác đối với hợp tác xã;

– Những người khác theo quy định của pháp luật.

2.3. Điều kiện về phương thức khởi kiện:

Phương thức khởi kiện được hiểu là việc chủ thể có quyền lựa chọn các cách thức khác nhau để khởi kiện. Căn cứ theo quy định tại Điều 115 Luật Tố tụng Hành chính năm 2015, cụ thể: 

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án  trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.

Theo đó, các cá nhân, tổ chức được lựa chọn cách sau:

+ Tiến hành khởi kiện khi nhận được Quyết định giải quyết khiếu nại lần 1 mà không đồng ý hoặc đã hết thời gian giải quyết khiếu nại lần 1 mà không được giải quyết.

+ Tiến hành khởi kiện ngay khi nhận được quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm hại.

+ Tiến hành khởi kiện khi nhận được Quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 mà không đồng ý, hay trường hợp đã hết thời gian giải quyết khiếu nại lần 2 mà không được giải quyết.

Tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó. Theo đó, các cá nhân, tổ chức chỉ có quyền khởi kiện quyết định này mà không có quyền khiếu nại.

– Trường hợp cá nhân có quyền khởi kiện vụ án về danh sách cử tri trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại đó.

Như những phân tích nêu trên cho thấy, quy định của pháp luật đã tạo tính khách quan, dễ dàng hơn về các phương thức khởi kiện vụ án hành chính cho người dân được lựa chọn nhiều phương thức khởi kiện. 

2.4. Điều kiện về hình thức, thủ tục khởi kiện:

Căn cứ theo quy định tại Điều 118 Luật Tố tụng Hành chính năm 2015 quy định về đơn khởi kiện như sau:

Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

–  Ngày, tháng, năm làm đơn;

– Tòa án giải quyết vụ án hành chính;

– Tên, địa chỉ; số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử của người khởi kiện, người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

– Nội dung quyết định hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định kỷ luật buộc thôi việc,…

– Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại;

– Yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết;

– Cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. 

Đối với các trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Cần lưu ý rằng các tài liệu, chứng cứ khác, người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

2.5. Điều kiện về thời hiệu khởi kiện:

Căn cứ theo quy định tại Điều 116 Luật Tố tụng Hành chính năm 2015, thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính như sau: 

– Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà tổ chức, cá nhân, cơ quan được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

– Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau:

+ Trong vòng 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

+ Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

+ Kể từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri, kể từ ngày kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.

– Đối với các trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:

+ Trong vòng 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc 01 năm kể từ ngày biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;

+ Trong vòng 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.

– Đối với các trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn dưới đây thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện: 

+ Trong vòng 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

+ Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

– Các quy định của Bộ luật dân sự về cách xác định thời hạn, thời hiệu được áp dụng trong tố tụng hành chính.

3. Điều kiện thụ lý vụ án hành chính:

Theo quy định hiện hành, Tòa án chỉ thụ lý vụ án hành chính khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

Một là, các vụ việc khởi kiện hành chính này không thuộc các trường hợp phải tiến hành trả lại đơn khởi kiện hoặc không thuộc trường hợp chuyển đơn khởi kiện.

Hai là, sau khi người khởi kiện đã tiến hành hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, ngoại trừ trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp theo quy định của pháp luật.

Cần lưu ý rằng, hiện nay theo quy định pháp luật thì việc nộp tiền tạm ứng án phí thể hiện trách nhiệm của người khởi kiện đối với yêu cầu khởi kiện, Tòa án có trách nhiệm thụ lý vụ án vào ngày người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí. 

Đối với trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, ngày thụ lý vụ án là ngày Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết việc thụ lý.

Ba là, theo quy định pháp luật thì việc khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nơi đã nhận đơn khởi kiện. 

Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 121 Luật Tố tụng hành chính 2015 về thời gian nhận và xem xét đơn khởi kiện trong tố tụng hành chính như sau:

– Kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện trong thời hạn 03 ngày làm việc thì Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

– Kể từ ngày được phân công trong thời hạn 03 ngày làm việc thì Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

+ Yêu cầu bổ sung, sửa đổi đơn khởi kiện;

+ Tòa án tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn (áp dụng cho trường hợp đáp ứng điều kiện thực hiện giải quyết theo thủ tục rút gọn);

+ Tòa án có trách nhiệm tiến hành chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

+ Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu thuộc một trong các trường hợp phải trả lại đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com