Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về truyện cổ tích mà em yêu thích

Cách viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ về truyện cổ tích? Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về truyện cổ tích Cây khế? Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về truyện cổ tích Thạch Sanh? Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về truyện cổ tích Sọ Dừa? Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về truyện cổ tích Tấm Cám?

Truyện cổ tích là là một thể loại văn học dân gian được tự sự của người dân sáng tác có xu hướng hư cấu, truyện cổ tích thường kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc, các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên nữ, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, thần giữ của, và thường là có yếu tố phép thuật, hay bùa mê.

1. Cách viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ về truyện cổ tích:

1.1. Tìm hiểu về truyện cổ tích:

Truyện cổ tích là một thể loại văn học dân gian với lối văn tự sự và do dân gian sáng tác, mang xu hướng hư cấu. Truyện cổ tích khác với truyền thuyết và các loại truyện khác ở phương diện người kể chuyện kể lại nó và người nghe tiếp nhận trước hết như một sự hư cấu, tưởng tượng.

Ngoài yếu tố hư cấu, thì truyện cổ tích còn thể hiện tính liên hệ với đời sống hiện thức thông qua những ngôn từ về nội dung, tính chất của cốt chuyện, motip kể chuyện và hình tượng nghệ thuật. Nhiều truyện cổ tích có nguồn gốc từ xa xưa phản ánh các mối quan hệ xã hội nguyên thủy và các biểu tượng, tín ngướng vật tổ, vạn vật hữu linh.

Bên cạnh đó, truyện cổ tích còn là thể loại truyền miệng và thường có nhiều dị bản. Các dị bản khiến tác phẩm có thể được nhìn nhận do các dân tộc trên thế giới có những điểm chung nhất về văn hóa, lịch sử,…

Đặc trưng của truyện cổ tích là gì?

Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu, kì ảo nên trong truyện thường có các yếu tố hoang đường

Truyện cổ tích là những truyện kể đã hoàn tất, có cốt truyện hoàn chỉnh

Truyện cổ tích có tính giáo huấn cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởng phạt công minh.

Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

Phân loại truyện cổ tích

Nếu dựa trên đặc điểm của kiểu nhân vật chính trong câu chuyện truyện cổ tích sẽ được phân loại thành các loại truyện cổ tích: Truyện cổ tích kể về các nhân vật chính bất hạnh, truyện cổ tích kể về các nhân vật chính là các dũng sĩ can đảm và nhân vật có tài năng kì lạ; truyện cổ tích kể về các nhân vật chính là đọng vật có khả năng, tính cách như con người.

Ngoài ra truyện cổ tích có thể phân loại dựa trên các tác phẩm, hay các nhân vật như: truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt.

1.2. Cách viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ về truyện cổ tích:

Một đoạn văn trình bày cảm nghĩ về truyện cổ tích gồm 3 phần:

Mở bài: với đoạn văn thường giới thiệu trực tiếp vào câu chuyện cổ tích đó.

Thân bài: có 2 cách viết:

– Cách 1: trình bày cảm nghĩ về các tuyến nhân vật và từ đó nêu quan điểm nhìn nhận về xã hội.

– Cách 2: trình bày cảm nghĩ về các sự việc xảy ra trong truyện và từ đó nêu quan điểm, thái độ.

Kết bài: Một lần nữa khẳng định lại cảm nhận của bản thân.

2. Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về truyện cổ tích Cây khế:

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, em rất thích truyện Cây khế. Như mọi câu chuyện cổ tích khác, “Cây khế” được bắt đầu bằng cụm từ “ngày xửa ngày xưa” và “ở một nhà kia” chỉ thời gian trong quá khứ và không gian không xác định. Tiếp đến tác giả dân gian bắt đầu giới thiệu những nhân vật chính trong truyện – đó là hai anh em. Cha mẹ mất sớm, họ cùng nhau làm lụng vất vả nên cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, người anh bắt đầu đâm ra lười biếng, không làm ăn gì cả. Người anh sợ rằng rồi một ngày người em sẽ tranh giành của cải nên đã bàn với vợ cho người em ra ở riêng, và chỉ chia cho em một gian nhà lụp xụp, ở trước cửa có một cây khế ngọt. Kể từ đó, vợ chồng người em chăm sóc cho cây khế tươi tốt. Đến mùa, khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế chín suốt một tháng trời. Người vợ lo lắng, liền cầu xin chim đừng ăn khế nữa. Chim thần đáp lại: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Hai vợ chồng người em làm theo lời chim. Hôm sau, chim đưa người em ra đảo lấy vàng và trở về. Từ đó, người em trở nên giàu có. Qua đây, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học rằng nếu chăm chỉ làm lụng mới có thành quả tốt, và người hiền lành tốt bụng sẽ được đền đáp xứng đáng. Còn về phần người anh, sau khi nghe tin em trai bỗng trở nên giàu có, liền vội đến hỏi chuyện. Nghe người em kể hết đầu đuôi câu chuyện, người anh liền gạ người em đổi hết gia sản để lấy túp lều lụp xụp và cây khế. Đến mùa khế chín, chim lại đến ăn và trả lời như người em kể. Hai vợ chồng người anh tham lam may cái túi to gấp ba lần. Đến nơi, người anh cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Người anh bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Kết cục này là xứng đáng với kẻ tham lam, lười biếng. Cốt truyện đơn giản, cách kể chuyện gần gũi nhưng gửi gắm bài học ý nghĩa cho mỗi người.

3. Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về truyện cổ tích Cây tre trăm đốt:

“Cây tre trăm đốt” là một trong những truyện cổ tích giàu giá trị nhân văn mà tôi vô cùng yêu thích. Truyện kể về một anh chàng tên Khoai, tính tình hiền lành, chất phác nhưng mồ côi cha mẹ từ nhỏ, phải đi làm thuê cho phú ông. Một hôm, phú ông gọi anh đến, nói muốn gả con gái cho với điều kiện phải làm việc chăm chỉ ngày đêm. Tin lời ông, anh làm việc cả ngày lẫn đêm. Thế nhưng, gần ngày cưới, Phú ông thách anh tìm được cây trăm đốt mới gả con gái. Anh vô rừng, tìm mãi mà không thấy cây tre nào trăm đốt. Cuối cùng, anh được bụt hiện lên giúp. Ngày trở về, anh mang theo một trăm đốt tre, sau tiếng hô “khắc nhập”, cây tre trăm đốt xuất hiện. Phú ông đành phải gả con gái cho và từ đó họ sống bên nhau hạnh phúc. Qua câu chuyện, ta thấy được quan niệm của người xưa về việc người chăm chỉ, hiền lành sẽ luôn được giúp đỡ khi gặp khó khăn, còn những kẻ ích kỷ, chỉ biết toan tính hại người sẽ gặp phải báo ứng.

4. Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về truyện cổ tích Sọ Dừa:

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, em đặc biệt yêu thích câu chuyện Sọ Dừa. Câu chuyện kể về cuộc đời của Sọ Dừa từ khi sinh ra đến lúc hạnh phúc viên mãn. Với nhiều sự kiện và chi tiết làm lên sự kì ảo ấn tượng và đặc sắc đã khiến cho câu chuyện trở lên sinh động khiến em say mê đọc hết lần này đến lần khác mà không biết chán là gì. Chàng Sọ Dừa sinh ra và lớn lên mang hình dáng kì lạ và xấu xí. Điều đó khiến cho nhiều người sinh lòng chê bai, chán ghét. Nhưng riêng mẹ cậu và cô ba là không. Những con người ấy là những con người có tấm lòng nhân hậu, bao dung yêu thương người khác, mặc kệ ngoại hình xấu xí của Sọ Dừa đây là một đức tính thật là đáng quý, cần được tôn trọng và tuyên dương là bài học cho bao người, họ xứng đáng được yêu thương và nhận được sự đối xử tốt nhất từ mọi người xung quanh. Sau này, cô ba trở thành vợ của Sọ Dừa, và sống hạnh phúc cùng chàng trong cuộc sống đủ đầy. Còn hai cô chị xấu tính, độc ác, thì phải nhận cái kết ê chề. Tuy mộc mạc và đơn giản, nhưng câu chuyện vẫn gửi gắm đến mọi người những bài học đáng quý. Rằng sống ở đời, chúng ta nên quan tâm và đối xử với nhau bằng trái tim, bằng tấm chân tình, chứ không phải dựa vào ngoại hình, tiền bạc. Chính tình cảm con người mới thực sự là chân quý. Thời gian đã trôi qua rất nhiều năm, nhưng đến thời nay, truyện Sọ Dừa vẫn để lại những bài học đáng quý vẫn còn vẹn nguyên giá trị như thuở ban đầu.

5. Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về truyện cổ tích Tấm Cám

Tuổi thơ ai cũng từng được nghe bà, mẹ kể cho nghe những câu chuyện cổ tích, và “Tấm Cám” là câu chuyện mà tôi yêu thích nhất. Truyện kể về cô Tấm hiền dịu, nết na nhưng số phận bất hạnh, mồ côi mẹ từ nhỏ, cha lấy vợ lẽ, rồi cũng qua đời, Tấm phải ở với mẹ con Cám. Nàng chăm chỉ nhưng vẫn luôn bị mẹ con Cám mắng chửi, tìm cách hãm hại. Ngày mở hội, mẹ con Cám xúng xính váy hoa đi trẩy hội, Tấm xin đi nhưng lại bị gây khó dễ. Tủi thân, nàng khóc, bụt hiện lên giúp nàng hoàn thành công việc rồi giúp nàng có được xiêm y mới để đi trẩy hội. Lúc ngang qua cầu, nàng đánh rơi chiếc hài, vua sai quân lính vớt lên, đưa ra yêu cầu ai đi vừa sẽ chọn làm vợ. Sau đó, cuối cùng Tấm thứ vừa chiếc giày được vua cưới. Ngày giỗ cha, nàng về lại bị mẹ con Cám hại chết. Cám thấy nàng làm vợ vua sinh lòng ganh ghét. Sau nhiều lần chuyển kiếp rồi lại bị Cám giết, Tấm cũng trở về bên cạnh vua, mẹ con Cám bị trừng phạt thích đáng. Qua câu chuyện, người xưa quan niệm người ở hiền gặp lành, kẻ ác nhất định sẽ bị trừng phạt. Câu chuyện đã răn dạy chúng ta không nên hại người, bởi người xấu không ai có kết cục tốt.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com