Một số khái niệm? Sự khác nhau của hai loại hình công ty tài chính và công ty phi tài chính? Doanh nghiệp tài chính được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây? Hoạt động của công ty tài chính ?
Thời đại kinh tế phát triển doanh nghiệp mọc lên như nấm sau mưa, việc phân biệt được công ty tài chính hay là công ty phi tài chính nhiều khi gây khó khăn cho mọi người. Tuy nhiên chỉ cần nhìn vào mặt hàng công ty đang kinh doanh cũng như các hoạt động công ty đã đăng ký ta có thể dễ dàng phân biệt được chúng.
LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
1. Doanh nghiệp tài chính là gì?
Có thể nói, công ty tài chính là doanh nghiệp thuộc loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng và thực hiện các hoạt động ngân hàng ngoại trừ hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Căn cứ tại khoản 4 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì công ty tài chính một loài hình của tổ chức tín dụng là loại hình được thực hiện một hoặc một số hoạt động của ngân hàng, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.
Các kiểu công ty tài chính
– Công ty tài chính chuyên ngành
+ Công ty tài chính tín dụng tiêu dùng là công ty tài chính chuyên ngành, hoạt động chính trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng.
+ Công ty tài chính bao thanh toán là công ty tài chính chuyên ngành, hoạt động chính trong lĩnh vực bao thanh toán.
+ Công ty cho thuê tài chính là công ty tài chính chuyên ngành, hoạt động chính là cho thuê tài chính.
– Công ty tài chính tổng hợp là công ty tài chính được thực hiện các hoạt động theo quy định.
Doanh nghiệp phi tài chính là doanh nghiệp trừ đi doanh nghiệp tài chính tức là doanh nghiệp không thuộc trường hợp đã được liệt kê ở doanh nghiệp tài chính.
2. Sự khác nhau của hai loại hình doanh nghiệp tài chính và doanh nghiệp phi tài chính:
Khái niệm doanh nghiệp tài chính và doanh nghiệp phi tài chính là do Ngân hàng đưa ra nhằm để so sánh cũng như kiểm soát mức độ rủi ro khi đầu tư. Theo thống kê của ngân hàng thì các khoản cho vay, đầu tư dành cho doanh nghiệp phi tài chính là ít rủi ro hơn so với doanh nghiệp tài chính.
Cùng là công ty phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra thị trường nhưng mức độ rủi ro khi biến động do suy thoái của doanh nghiệp phi tài chính là 15%(trong khi đối với doanh nghiệp tài chính là 34%). Có thể nói hàng hóa mà công ty tài chính kinh doanh là tiền tệ còn công ty doanh nghiệp phi tài chính là hàng hóa ví như quần áo, mỹ phẩm, xây dựng công trình,…
Doanh nghiệp tài chính có thể liệt kê ra: Ngân hàng, Chứng khoán, Bảo hiểm ….
Doanh nghiệp phi tài chính đương nhiên là số còn lại ví như công ty bánh kẹo Hải Hà, Công ty bia Hà Nội, (theo thống kê của VN con số tương đối vào khoảng 6000 DN).
3. Điều kiện cấp Giấy phép doanh nghiệp tài chính:
Một là, có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định Theo khoản 5 điều 2 nghị định 86/2019/NĐ-CP quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Mức vốn pháp định của công ty tài chính là 500 tỷ đồng.
Hai là, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn. Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng Nhà nước quy định;
Ba là, người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của luật
Bốn là, điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật
Năm là, đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; Đề án được lập ra không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.
Ngoài ra nếu công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài thì ngoài việc đáp ứng điều kiện trên thì cần các điều kiện sau mới được cấp Giấy phép:
Doanh nghiệp tài chính nước ngoài được phép thực hiện hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính; Hoạt động dự kiến xin phép thực hiện tại Việt Nam phải là hoạt động mà công ty tài chính nước ngoài đang được phép thực hiện tại nước nơi công ty tài chính nước ngoài đặt trụ sở chính; Công ty tài chính nước ngoài phải có hoạt động lành mạnh, đáp ứng các điều kiện về tổng tài sản có, tình hình tài chính, các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
Công ty tài chính nước ngoài phải có văn bản cam kết hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị, điều hành, hoạt động cho tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài; bảo đảm các tổ chức này duy trì giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định và thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn của Luật;
Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Nhà nước về thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, trao đổi thông tin giám sát an toàn ngân hàng và có văn bản cam kết giám sát hợp nhất theo thông lệ quốc tế đối với hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài.
4. Hoạt động của công ty tài chính:
Theo Mục 3 Chương IV Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về hoạt động của công ty tài chính như sau:
4.1. Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính:
– Công ty tài chính được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng sau đây:
+ Nhận tiền gửi của tổ chức;
+ Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác;
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức;
+ Bảo lãnh ngân hàng;
+ Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
+ Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
+ Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng;
– Chính phủ quy định cụ thể điều kiện để công ty tài chính thực hiện hoạt động ngân hàng quy định.
Ngoài ra các công ty tài chính còn có các hoạt động kinh doanh khác như:
– Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh, cấp tín dụng được phép; ủy thác vốn cho tổ chức tín dụng thực hiện cấp tín dụng. Việc tiếp nhận vốn ủy thác của cá nhân và ủy thác vốn cho các tổ chức tín dụng cấp tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
– Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm.
– Tham gia thị trường tiền tệ.
– Cung ứng dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, đầu tư.
– Cung ứng dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản của khách hàng.
– Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.
– Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
– Bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp; đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác.
4.2. Góp vốn, mua cổ phần công ty tài chính:
Công ty tài chính chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần theo quy định; được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ đầu tư; chỉ được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, quản lý nợ và khai thác tài sản sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận việc thành lập công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính; Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
4.3. Mở tài khoản của công ty tài chính:
– Doanh nghiệp tài chính có thể thực hiện hoạt động phát hành thẻ tín dụng được mở tài khoản tại ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
– Doanh nghiệp tài chính được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Doanh nghiệp tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc.
– Doanh nghiệp tài chính được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản quản lý tiền vay cho khách hàng.
Bên trên là một số tư vấn về công ty tài chính và công ty phi tài chính để phân biệt cũng như xem xét các điều kiện thành lập, bạn chỉ cần xác định xem nó có phải doanh nghiệp tài chính không nếu không phải thì là doanh nghiệp phi tài chính. Những điều kiện thành lập cũng như thủ tục điều kiện và cơ cấu tổ chức doanh nghiệp phi tài chính bạn có thể tham khảo luật doanh nghiệp 2020.