Đường đồng cấp là gì? Biển báo đường giao nhau cùng cấp?

Đường đồng cấp là gì? Quy định khi đi tại đường đồng cấp? Biển báo đường giao nhau cùng cấp? Xử lý vi phạm khi vi phạm quy tắc nhường đường khi đến đường giao nhau?

Hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu của đèn giao thông, chiếu sáng, các biển báo hiệu, các vạch kẻ đường, các cọc tiêu, các tường bảo vệ và rào chắn, các cột kilômét, cọc H, các mốc lộ giới, gương cầu lồi, các dải phân cách và các thiết bị an toàn giao thông khác. Vậy Đường đồng cấp là gì? Biển báo đường giao nhau cùng cấp?

Căn cứ pháp lý:

– Luật Giao thông đường bộ 2008;

– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ;

– Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về giao thông đường bộ.

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

1. Đường đồng cấp là gì?

Người tham gia giao thông đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, phải đi đúng làn đường, đúng phần đường quy định và phải chấp hành đúng hệ thống báo hiệu đường bộ.

Đường đồng cấp hay còn được gọi là đường giao nhau cùng mức. Tại khoản 11 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định như sau:

“Nơi đường giao nhau cùng mức (sau đây gọi là nơi đường giao nhau) là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó”.

Như vậy, có thể hiểu đường đồng cấp chính là phần đường mà hai hay là nhiều đường bộ gặp nhau ở ngay trên cùng một mặt phẳng. Có thể là đường có vòng xuyến, cũng có thể là nơi giao nhau của nhiều ngả đường (ngã ba, ngã tư). Tuy nhiên, nơi đường giao nhau không phải là nơi giao với những ngõ, ngách, hẻm hoặc là lối ra vào những khu đất lân cận trừ khi là được cấp có thẩm quyền quy định đó là nơi đường giao nhau.

2. Quy định khi đi tại đường đồng cấp:

Tại Điều 24 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, theo đó tại nơi đường giao nhau cùng cấp, những người điều khiển phương tiện giao thông phải cho phương tiện giảm tốc độ và phải nhường đường theo quy định sau đây:

– Tại nơi mà đường giao nhau không có các báo hiệu đi theo vòng xuyến thì phải nhường đường cho những xe đi đến từ bên phải;

– Tại nơi mà đường giao nhau có các báo hiệu đi theo vòng xuyến thì phải nhường đường cho xe đi bên trái;

– Tại nơi mà đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và giữa đường ưu tiên hoặc là giữa đường nhánh và đường chính thì phương tiện đi từ đường không ưu tiên hoặc là đường nhánh sẽ phải nhường đường cho phương tiện đi trên đường ưu tiên hoặc là đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

Tại Điều 11 trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ có quy định về xe ưu tiên và tín hiệu của xe ưu tiên, theo đó những xe sau đây sẽ được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi đi qua đường giao nhau từ bất kỳ một hướng nào tới theo thứ tự:

– Xe chữa cháy mà đi làm nhiệm vụ;

– Xe quân sự, xe công an mà đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; đoàn xe mà có xe cảnh sát dẫn đường;

– Xe cứu thương mà đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

– Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục về sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc là xe đi làm nhiệm vụ ở trong tình trạng khẩn cấp theo đúng quy định của pháp luật;

– Đoàn xe tang.

Khi mà có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, thì người tham gia giao thông sẽ phải nhanh chóng giảm tốc độ, sau đó tránh hoặc là dừng lại vào sát lề đường bên phải nhằm để nhường đường và không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

3. Biển báo đường giao nhau cùng cấp:

Biển báo đường giao nhau cùng cấp là một trong những biển báo nguy hiểm và cảnh báo. Biển báo nguy hiểm và cảnh báo sẽ được dùng để báo cho những người tham gia giao thông đường bộ biết trước về tính chất của sự nguy hiểm hoặc là các điều cần phải chú ý để phòng ngừa trên tuyến đường. Khi người tham gia giao thông gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo thì phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, phải chú ý quan sát và phải chuẩn bị sẵn sàng để xử lý những tình huống mà có thể xảy ra nhằm để phòng ngừa tai nạn. Biển báo nguy hiểm và cảnh báo có mã là “W”.

Đường trong khu đông dân cư, có tốc độ xe đi chậm, liên tục mà có đường giao nhau tại ngã ba, ngã tư thì sẽ không nhất thiết phải đặt biển Đường giao nhau.

Biển báo đường giao nhau theo quy định của pháp luật là có hình tam giác đều, có ba đỉnh lượn tròn; có một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên, có viền đỏ, có nền màu vàng, ở trên có hình vẽ màu đen nhằm mô tả sự việc cần báo hiệu.

Số hiệu biển báo đường giao nhau: Biển số W.205 (a,b,c,d,e):

11+ loại biển báo giao thông nguy hiểm giao thông đường bộ11+ loại biển báo giao thông nguy hiểm giao thông đường bộ

Ý nghĩa của biển báo: Nhằm để báo trước là sắp đến nơi giao nhau cùng mức của những tuyến đường cùng cấp (không có đường nào ưu tiên) ở trên cùng một mặt bằng, được đặt biển số W.205 (a,b,c,d,e) “Đường giao nhau”. Biển báo sẽ được đặt trước nơi đường giao nhau mà ở ngoài phạm vi nội thành, nội thị là chủ yếu. Ở trong nội thành, nội thị thì có thể châm chước không đặt biển này. Vì vậy, cần phải đặt biển báo để người điều khiển phương tiện biết trước mà giảm tốc độ, đặc biệt là chú ý quan sát xung quanh nhằm để di chuyển qua điểm giao cắt, tránh trường hợp xảy ra va chạm, tai nạn.

4. Xử lý vi phạm khi vi phạm quy tắc nhường đường khi đến đường giao nhau:

Nếu người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm về quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm giao thông được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

4.1. Đối với người điều khiển phương tiện là xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

Tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm giao thông thì người nào không tuân thủ những quy định về nhường đường tại những nơi đường bộ giao nhau thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000; trừ những hành vi vi phạm về không giảm tốc độ và nhường đường khi mà điều khiển phương tiện từ trong ngõ; đường nhánh đi ra đường chính hoặc là không nhường đường cho những phương tiện đi trên đường ưu tiên; đường chính mà từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau. Ngoài ra người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

Tại điểm n khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm giao thông thì người nào không nhường đường cho những xe đi trên đường ưu tiên, hay đường chính từ bất kỳ một hướng nào tới tại nơi đường giao nhau thì sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 và sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

4.2. Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy:

Tại điểm h khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm giao thông thì người nào không tuân thủ về các quy định về nhường đường tại nơi có đường giao nhau thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, trừ các hành vi là không giảm tốc độ và nhường đường khi người điều khiển xe chạy từ trong ngõ; đường nhánh đi ra đường chính; không nhường đường cho những xe đi trên đường ưu tiên; đường chính từ bất kỳ một hướng nào tới tại nơi có đường giao nhau. Người điều khiển phương tiện có vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 tháng cho đến 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

Tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm giao thông được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì người nào không giảm tốc độ và không nhường đường khi điều khiển xe mà chạy từ trong ngõ, hay đường nhánh đi ra đường chính thì sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng và sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 tháng cho đến 4 tháng.

4.3. Đối với người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng:

Tại điểm đ khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm giao thông được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì người nào không nhường đường cho các xe đi trên đường ưu tiên, không nhường đường chính từ bất kỳ một hướng nào tới tại nơi đường giao nhau thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 và sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (đối với người điều khiển máy kéo), bị tước chứng chỉ bồi dưỡng về kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng cho đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

4.4. Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả là xe đạp điện), những người điều khiển xe thô sơ khác:

Tại điểm n khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm giao thông thì người nào không nhường đường cho các xe đi trên đường ưu tiên, trên đường chính từ một bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau thì sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com