Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của Vợ nhặt – Ngữ văn 12

Giới thiệu về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt? Mở bài phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của Vợ nhặt? Thân bài phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của Vợ nhặt? Kết bài phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của Vợ nhặt? Bài văn mẫu?

 

Đặc trưng của giai đoạn văn học hiện đại là luôn phản ánh hiện thực cuộc sống chứ không phải là những nhân vật được ra đời do kết quả của trí tưởng tượng. Trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân giá trị hiện thực cùng với giá trị nhân đạo được thể hiện rõ nét. Hãy tham khảo bài viết dưới đây về phân tích chủ đề trên.

1. Giới thiệu về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt:

1.1. Tác giả Kim Lân:

Nhà văn Kim Lân (1920-2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê quán tại xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông chỉ học hết tiểu học do hoàn cảnh gia đình rất khó khăn sau đó thì đi làm kiếm sống bằng nhiều nghề. Kim Lân sau đó tích cực tham gia hoạt động phục vụ kháng chiến và cách mạng (như viết văn, làm báo, đóng phim).

Kim Lân có sở trường viết về nông thôn làng quê Việt Nam và người nông dân. Ông miêu tả tâm lý nhân vật với văn phong vô cùng giản dị nhưng hấp dẫn; ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói vùng nông thôn; cùng với đó là sự am hiểu sâu sắc về đời sống làng quê Bắc Bộ.

Các tác phẩm chính như: Nên vợ nên chồng (1955); Con chó xấu xí (1962),…

1.2. Tác phẩm Vợ nhặt:

Truyện ngắn “Vợ nhặt” có nội dung xuất phát từ tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”. Truyện ngắn được viết sau cách mạng tháng Tám nhưng vẫn còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau năm 1954, tác giả dựa vào phần cốt truyện sẵn có và viết lại thành truyện “Vợ nhặt”. Truyện được in trong tập “Con chó xấu xí”. Tác phẩm tái hiện lại khung cảnh nạn đói năm 1945. Qua đó, thể hiện tấm lòng thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những người khốn khổ trong nạn đói.

2. Mở bài phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của Vợ nhặt:

Trên cơ sở những thông tin trên giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.

Giới thiệu vấn đề đề bài yêu cầu phân tích, làm rõ

3. Thân bài phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của Vợ nhặt:

3.1. Giá trị hiện thực:

Toàn cảnh nạn đói năm 1945:

–  Ánh sáng của hoàng hôn xám xịt.

– Hình ảnh từ phố chợ đến miền quê:

  • Người chết rải rác nằm bên lề đường, người sống mặt mày xanh xám như những bóng ma
  • Những đứa trẻ ngồi ủ rũ, không buồn nhúc nhích
  • Mùi ẩm thối vấy lên
  • Tiếng quạ gào lên thê thiết.
  • Mội cõi dương có hơi ám cõi âm.

=> Sự tàn phá khủng khiếp của nạn đói phản ảnh một hiện thực thê thảm.

Người lao động:

– Người đàn bà Tràng gặp: quần áo rách tả tơi, gầy sọp vì đói, chẳng còn chút sĩ diện, danh dự. -> Một sự thật mỉa mai, đầy xót xa: con người chẳng khác gì cỏ rác.

– Mẹ con Tràng: cháo cám cầm hơi, tương lai mờ mịt, sinh mạng bị đe dọa. -> thân phận hẩm hiu của con người trước Cách mạng tháng Tám.

=> Vì sự phá hoại của nạn đói số phận con người thật rẻ mạc – sức tố cáo vẫn mạnh mẽ.

3.2. Giá trị nhân đạo:

Trong cảnh bần cùng ấy, người dân Việt Nam vẫn yêu thương, vẫn nhân đạo. Đây là giá trị tư tưởng chính của tác phẩm.

Tấm lòng của mẹ con Tràng:

– Thấy người đàn bà đói thì cho ăn dù  Tràng không dư giả gì. -> Hành động nhường cơm sẻ áo – nghĩa cử cao đẹp.

– Đưa người đàn bà về làm vợ. -> Tấm lòng cưu mang, niềm khao khát hạnh phúc gia đình.

=> đáng trân trọng nhất là trong tình cảnh trong mỗi người vẫn có những phẩm giá tốt đẹp.

Nhân vật Bà cụ Tứ:

– Bà ngạc nhiên đến sững sờ khi Tràng lấy vợ.

– Khi hiểu sự tình, thì xót xa.

– Bà tủi thân vì không lo được cho con nên con trai mới đến nông nỗi này.

– Bà nhìn người đàn bà xa lạ với ánh mắt cảm thông

– Sẵn sàng chấp nhận nàng dâu mới.

– Cụ vẫn tin tưởng: “ai giàu ba họ, ai khó ba đời”

– Người vợ nhặt bị tơi tả bởi nạn đói vẫn cố vươn lên tìm kiếm hạnh phúc.

=> Phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam: sống nhân ái, luôn cưu mang nhau trong hoạn nạn, luôn khát khao tình thương gia đình, tin tưởng tương lai sẽ tốt đẹp.

Gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít:

– “đằng thì chúng bắt nhổ lúa trồng đay, đằng thì chúng bắt đóng thuế”, chúng đẩy nhân dân đến bước đường cùng.

– Cuối truyện, nghe tiếng trống thúc sưu thuế, bà cụ Tứ kêu lên rằng: “Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ”.

Trân trọng con người:

– Ngợi ca sự sống mãnh liệt của con người: người vợ nhặt như mất nhân cách trong cảnh đói khổ, nhưng đó lại là khát vọng sống của thị, không từ bỏ cơ hội dù là nhỏ nhoi để được sống tiếp/

– Ở Tràng là khát vọng chân thành, mong ước có một gia đình như bao người khác.

– Vẻ đẹp của tình thương người chân thành nên Tràng đã mời thị ăn, vì thương người bà cụ Tứ đón nhận người con dâu được nhặt về.

– Con người luôn có niềm tin vào cuộc sống: cảnh đoàn người phá kho thóc mang lại niềm tin cho bà cụ Tứ và Tràng và thị

Chỉ ra con đường để hướng đến cuộc sống mới:

– Hình ảnh đoàn người đi trên đê Sộp với lá cờ đỏ phấp phới hiện lên.

=> Dấu hiệu của cuộc cách mạng, khiến ta tin tưởng vợ chồng Tràng sẽ tham gia đoàn người cùng đi tổng khởi nghĩa.

4. Kết bài phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của Vợ nhặt:

Khái quát chung lại giá trị hiện thực và nhân đạo của Truyện ngắn.

Khẳng định lại giá trị của tác phẩm khi ra đời và cho đến ngày nay.

5. Bài văn mẫu:

Truyện ngắn Vợ nhặt là một trong những tác phẩm đặc sắc của nhà văn Kim Lân, in trong tập Con chó xấu xí. Đây là tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài người nông dân làng quê Việt Nam trong thời kì cách mạng và thể hiện đầy đủ quan điểm sáng tác của tác giả về giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực.

Bối cảnh của tác phẩm Vợ nhặt là bức tranh nông thôn Việt Nam trong nạn đói năm Ất Dậu 1945. Đế quốc thực dân Pháp và phát xít Nhật bắt tay nhau buộc người nông dân phải nỗ lực sản xuất phục vụ chiến tranh. Người lao động ở đồng bằng Bắc bộ lâm vào nạn đói khiến gần hai triệu người chết. Hiện thực đó đã được phản ánh trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Khung cảnh làng quê tối tăm với những ngôi nhà lụp sụp, xác chết nằm còng queo bên đường, vẩn lên mùi ẩm thối của xác người trong không khí.

Giá trị của con người rẻ rúng khiến người ta có thể “nhặt” được vợ bên đường. Thông qua truyện lấy vợ của Tràng, Kim Lân đã nói lên sự đen tối của Việt Nam bấy giờ và thể hiện được sự đói nghèo, thân phận rẻ rúng của con người. Cảnh bữa cơm đón nàng dâu của Tràng chỉ vẹn có: giữa cái mẹt rách với lùm rau chuối thái rối, đĩa muối ăn với cháo, nồi cám nấu thành “chề khoán”. Cuối truyện, những con người nghèo khó ấy khao khát về sự đổi thay của số phận. Đó là niềm dự cảm của tác giả về cách mạng thông qua hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người đi phá kho thóc.

Bên cạnh khoảng trầm của hiện thực, còn thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Nhà văn đã miêu tả những phẩm chất của người lao động nghèo. Mặc dù đang ở mấp mé cái chết, nhưng họ vẫn cưu mang, chia sẻ miếng cơm, manh áo cho nhau. Đó là cảnh bà cụ Tứ chấp nhận nàng con dâu mới dù gia đình rất khó khăn. Tràng có tấm lòng yêu thương con người chỉ làm việc tạm thời nhưng sẵn sàng mua đồ ăn cho người đàn bà xa lạ. Tràng cảm thương cho dáng tiều tụy hẳn đi của thị, Tràng còn đồng ý mang người đàn bà xa lạ ấy về làm vợ của mình dù co chút lo âu. Quyết định bất ngờ đó vừa là khát khao hạnh phúc vừa là nghĩa cử cao đẹp mà Tràng dành cho người bất hạnh hơn mình. Hành động mua hai hào dầu là ánh sáng được thắp lên với hi vọng về tương lai. Đặc biệt, Tràng có sự thay đổi hoàn toàn, thấy trong người có niềm vui khó tả. Từ đó Tràng dấy lên trách nhiệm với gia đình về vai trò trụ cột để xây dựng cuộc sống mới.

Bên cạnh đó giá trị nhân đạo còn được nhìn từ góc của người vợ nhặt. Người vợ ấy bị dồn đuổi đến bước đường cùng, nhưng đã cố bám víu đến cùng, dù phải thành người vợ nhặt. Khát khao sống cho thấy một trái tim nghị lực kiên cường bền bỉ.  Nhà văn thể hiện sự trân trọng với khát vọng hạnh phúc của người nông dân. Bà cụ Tứ cùng các con luôn hướng tới cuộc sống gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Cuối cùng giá trị nhân đạo thể hiện ở hình ảnh lá cờ đỏ phấp phới trong s nuối tiếc của Tràng. Với tinh thần khát khao sống, lòng tin vào tương lai ấy Tràng và người vợ nhặt sẽ cùng nhau tham gia hoạt động cách mạng.

Tác phẩm Vợ nhặt là một thành công lớn của nhà văn Kim Lân khi viết về cuộc sống của người dân nông thôn Việt Nam,với tấm lòng gắn bó sâu nặng và niềm tin tưởng vào những người lao động sẽ đi theo ngọn cờ, ánh sáng của Cách mạng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com