Hộ kinh doanh có thể đặt tên trùng nhau không? Cách kiểm tra?

Quy định về việc đặt tên hộ kinh doanh ? Cách kiểm tra tên hộ kinh doanh xem có bị trùng hay không ? Một số quy định liên quan về hộ kinh doanh ?

 

“Chớ nên vội vã muốn cho chóng xong việc, chớ nên chỉ nhìn thấy lợi nhỏ thôi. Vì lẽ vội vã mà muốn xong việc thì không đạt được mục đích, chỉ thấy lợi nhỏ thì việc lớn làm sao thành tựu được” – Khổng tử . Việc đặt tên hộ kinh doanh cũng vậy bạn không thể vội vã chọn đại một cái tên điều này có thể khiến bạn phải nộp hồ sơ lại từ đầu vừa mất thời gian và cả tiền bạc.

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

1. Quy định về việc đặt tên hộ kinh doanh:

Đặt tên cho hộ kinh doanh:

Căn cứ khoản 1 Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc đặt tên hộ kinh doanh như sau:

– Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Cụm từ “Hộ kinh doanh” + Tên riêng của hộ kinh doanh.

Trong đó, tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

Tên hộ kinh doanh có thể đặt bằng tiếng Việt hoặc cả tiếng Anh

Những lưu ý khi đặt tên:

Căn cứ theo khoản 2 Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, tên hộ kinh doanh có các dấu hiệu, từ ngữ sau đây được coi là không hợp lệ:

– Có sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh;

– Sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh;

– Đặt tên riêng hộ kinh doanh trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

Căn cứ khoản 3,4,5 Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về những điều không được làm khi đặt tên hộ kinh doanh như sau:

– Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

– Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

– Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

Như vậy, hộ kinh doanh sẽ không được đặt tên riêng trùng với hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

2. Cách kiểm tra tên hộ kinh doanh xem có bị trùng hay không?

Trước khi kê khai hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Việc chọn tên của cơ sở hộ kinh doanh cần được xem xét và đặt bởi chủ hộ kinh doanh. Tên hộ kinh doanh cần phải lựa chọn một cách phù hợp và không được trùng với tên các hộ kinh doanh khác đã đăng ký trong phạm vi quận/huyện. Như vậy nếu trùng tên mà khác quận huyện thì các hộ kinh doanh vẫn được đặt tên như vậy.

Cách kiểm tra tên hộ kinh doanh có bị trùng hay không trước khi thành lập:

Khác với việc đăng ký thành lập công ty, thì đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một công cụ nào hỗ trợ người dân kiểm tra tên hộ kinh doanh trước khi đăng ký. Vì vậy, hộ kinh doanh có thể tiến hành tra cứu theo một số đề xuất dưới đây (mức độ chính xác sẽ không được tuyệt đối 100% không bị trùng. Tuy nhiên cũng là dữ liệu để tham khảo trước khi thành lập hộ kinh doanh), cụ thể:

Cách 1: Tự mình kiểm tra

Bạn có thể tìm kiếm trên gogole các trang mạng, tìm kiếm trên các website để tìm hiểu những thông tin cơ bản của một cơ sở kinh doanh, trong đó có tên của hộ kinh doanh định đặt. Theo thường lệ thì tên hộ kinh doanh sẽ được sử dụng giống như tên gọi, tên thương hiệu của cơ sở kinh doanh đó. Thông tin hiển thị của hộ kinh doanh bao gồm cả địa chỉ của hộ kinh doanh đó. Địa chỉ mà Hộ kinh doanh quan tâm là trong cùng một phạm vi Quận/Huyện. Nếu bạn đánh ra mà thấy đã có chủ kinh doanh của một hộ gia đình nào đó đã sử dụng tên hộ kinh doanh như một loại thương hiệu cho sản phẩm của họ mà họ còn trong một đơn vị quận huyện với cơ sở kinh doanh của bạn thì bạn nên đổi tên hộ kinh doanh và tra lại từ đầu.

Như vậy thông qua các công cụ tìm kiếm (website, mạng xã hội…) này, chủ hộ kinh doanh phần nào có thể biết được trong phạm vi Quận/Huyện của mình đã tồn tại tên hộ kinh doanh định đặt hay chưa?

Cách 2: Kiểm tra thông qua chuyên viên giải quyết hồ sơ

Hộ kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh Phòng Tài chính – Kế Hoạch thuộc UBND cấp huyện quản lý. Người thành lập hộ kinh doanh không cần phải nộp các loại hồ sơ, tài liệu. Mà phải liên hệ trực tiếp với chuyên viên Bộ phận một cửa UBND cấp huyện hoặc chuyên viên Phòng Tài chính – Kế Hoạch để nhờ tra cứu thông tin. Tuy nhiên việc kiểm tra này không phải thủ tục hành chính.

Như vậy: chủ hộ kinh doanh có thể trước tiên kiểm tra sơ bộ bằng các trang mạng để tìm hiểu về tên có bị trùng trong địa bàn quận huyện không. Trường hợp bạn chỉ làm được theo cách 1 thì nhiều khi trường hợp trùng vẫn có thể xảy ra tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng nếu hồ sơ không được duyệt thi bộ phận một cửa của UBND sẽ gửi công văn về cho bạn và nêu lí do không xét duyệt từ đó mà bạn có phương án khắc phục thay đổi bổ sung cho phù hợp quy định. Mặt khác việc nộp lại tốn khá nhiều thời gian vì vậy bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng về tên hộ kinh doanh trước khi tiếp tục nộp hồ sơ.

3. Một số quy định liên quan về hộ kinh doanh:

Hộ kinh doanh, không có định nghĩa cụ thể tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ”.

 Chủ hộ kinh doanh:

– Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh;

– Người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì chủ hộ kinh doanh là một trong các đối tượng sau:

 Ai được thành lập hộ kinh doanh?

Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ các trường hợp sau đây:

– Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Chú ý:

+ Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

+ Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

(Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

– Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.

– Một hộ kinh doanh được phép hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

(Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

Vai trò của hộ kinh doanh:

Việc phát triển kinh tế tư nhân là nhân tố đảm bảo duy  trì tốc độ tăng trưởng GDP đóng góp tăng trưởng cho Việt nam, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và tham gia vào việc giải quyết các vấn đề xã hội như tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo,…tăng ngân sách nhà nước trong đóng thuế đẩy mạnh lưu thông hàng hóa nhỏ lẻ.

Các hộ kinh doanh được xây dựng lên hầu hết các vùng, miền,địa phương đã có thể tận dụng  và khai thác tốt các nguồn lực tại chỗ như lao động và tài liệu sản xuất, tận dụng triệt để các nguồn lực xã hội, có nhiều thuận lợi trong việc khai thác tiềm năng phong phú từ nhân dân.

Phát triển gia tăng số lượng hộ kinh doanh và tạo được sự kích thích cho các hộ kinh doanh chuyển đổi mô hình doanh nghiệp sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các khía cạnh vùng kinh tế, ngành kinh tế và thành phần kinh tế.

Góp phần vào phát triển cân bằng mức sống giữa nông thôn và thành thị góp phần san bằng dân số không cho dòng người đổ về thành thị quá đông.

Lợi thế của các hộ kinh doanh là tiềm năng về kinh nghiệm quản lý, tổ chức sản xuất, bí quyết sản xuất truyền thống được tích lũy từ nhiều thế hệ cho phép phát huy những ngành nghề truyền thống tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu xã hội và xuất khẩu. Ngoài ra, các hộ kinh doanh kinh doanh các ngành nghề thủ công cũng góp phần duy trì và phát triển ngành nghề thủ công. Giữ gìn nét đẹp văn hóa và bản sắc dân tộc.

Như đã nói, Các hộ kinh doanh tạo công ăn việc làm cho người dân ở ngay các vùng núi vùng sâu vùng xa nông thôn biên giới hải đảo, thu hút một lực lượng lao động đáng kể giúp giải quyết vấn đề việc làm cho xã hội đặc biệt với  những công việc không yêu cầu trình độ chuyên môn hay tay nghề.

 Các hộ kinh doanh luôn phải có tính linh hoạt cao trong quản lý và điều hành, dám nghĩ dám làm và chấp nhận mạo hiểm và khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh sẽ tác động đến hoạt động của từng hộ kinh doanh. Vì vậy, điều này sẽ tạo nên đội ngũ kinh doanh năng động, tạo ra một cơ cấu kinh tế năng động, linh hoạt với thị trường.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com