Kể câu chuyện về việc em giữ lời hứa với cha mẹ, người thân

Phương pháp kể chuyện? Ý nghĩa của lời hứa? Dàn bài một câu chuyện về việc giũ lời hứa với cha mẹ, người thân? Câu chuyện về việc giữ lời hứa với bố mẹ, người thân số 1? Câu chuyện về việc giữ lời hứa với bố mẹ, người thân số 2? Câu chuyện về việc giữ lời hứa với bố mẹ, người thân số 3? Bài học rút ra sau những câu chuyên trên về việc giữ lời hứa?

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta ai cũng có những câu chuyện riêng của mình. Chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh và cần đặt “chữ tín lên hàng đầu”. Vì vậy, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, các bậc phụ huynh cần dạy dỗ con cái, hình thành nếp sống giữ lời hứa đó từ những câu chuyện nhỏ nhất. Dưới đây là những câu chuyện về việc giữ lời hứa của các bạn học sinh, các bạn độc giả cùng tham khảo.

1. Phương pháp kể chuyện: 

Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan một hay một số nhân vật.

Mỗi câu chuyện cần thể hiện được ý nghĩa, bài học cho người nghe, người đọc

Trước khi viết bài văn kể chuyện, ta cần phải xác định rằng câu chuyện mình sẽ kể là câu chuyện gì, có nội dung ra sao, suy nghĩ và hành động của nhân vật đó như thế nào, không gian, thời gian diễn ra sự việc,

Một bài văn kể chuyện đạt yêu cầu khi nó bộc lộ được suy nghĩ, hành động và tính cách của nhân vật qua từng diễn biến của sự việc, khiến người đọc hấp dẫn bởi câu chuyện mình sẽ kể.

Bước 1: Nhớ lại hoặc đọc lại câu chuyện mình sẽ kể: thời gian, không gian, chi tiết chính của câu chuyện, nhân vật trung tâm và trình tự câu chuyện.

(Cốt chuyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của chuyện. Cốt chuyện thường có 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc).

Bước 2: Tóm tắt nội dung câu chuyện theo ý mình có đan xen cả những suy nghĩ và cảm nhận của mình.

Bước 3: Lập dàn ý cho câu chuyện mình sẽ kể: mở đầu câu chuyện nên làm gì? Nội dung câu chuyện cần kể những gì? Chi tiết nào quan trọng nhất? Kết câu chuyện như thế nào để tạo ấn tượng trong lòng bạn đọc.

Bước 4: Dựa vào dàn ý và những bước triển khai bên trên để viết thành một câu chuyện hoàn chỉnh.

2. Ý nghĩa của việc giữ lời hứa:

Lời hứa có một vai trò một sức mạnh to lớn, nó làm con người ta có những lời hứa mang đến cho người khác hy vọng, niềm tin, nghị lực để đứng vững trong cuộc sống như việc nhà nước hứa giúp hết mình đưa người dân của mình vượt qua những nỗi đau mất mát, khắc phục những hậu quả thiên tai, hậu quả xấu để lại, như việc ta hứa thực hiện nốt phần việc dang dở cho người thân, người bạn ta phải đi xa mãi mãi trong đau đớn. Lời hứa trở thành niềm động lực to lớn, chấp cánh ước mơ khiến họ có nghị lực thực hiện, dám đối đầu với mọi thử thách để khẳng định bản thân, tiến tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Lời hứa mang lại niềm vui nho nhỏ khi được quan tâm, yêu thương đơn giản như những lời động viên của người mẹ sẽ cho ta một khoản tiền nho nhỏ, phần thưởng xứng đáng nếu ta học giỏi, làm tốt một kì thi quan trọng… Để bảo tồn những giá trị vẹn nguyên đẹp đẽ của lời hứa thì ta phải có trách nhiệm với dù chỉ một lời hứa làm một việc nhỏ. Nếu tự cảm thấy không làm được thì xin đừng hứa hoặc nói đỡ để nhường lại cho người có khả năng hơn trừ khi người nhờ mình khẩn khoản trong những trường hợp đặc biệt thì buộc ta vẫn phải hoàn thành nó. Giữ lời hứa như hoàn thành đúng hạn việc trả tiền, trả sách,… mà bạn mượn, bạn vay của người khác cũng chính là cách bạn tự tạo cho người khác cơ hội để được tiếp tục tin tưởng bản, thấy bạn là người có giáo dục, có trách nhiệm, mang lại giá trị, uy tín cho bạn, đó là một trong những điều tiên quyết để hoàn thiện bản thân một cách nhanh nhất. Xin hãy coi trọng với một lời mình nói ra

3. Dàn bài một câu chuyện về việc giữ lời hứa với cha mẹ, người thân:

Mở đoạn: Giới thiệu thời điểm câu chuyện xảy ra. Có thể là vào đầu năm học, vào kỳ nghỉ hè hay một chuyến đi chơi xa của gia đình,…

Thân đoạn:

Hướng dẫn: Để viết một câu chuyện kể về việc giữ lời hứa thì các bạn có thể dựa vào những gợi ý bên dưới để triển khai câu chuyện của mình một cách chặt chẽ và logic nhất.

– Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện?

– Câu chuyện xảy ra khi nào?

– Em đã hứa với cha mẹ (người thân) điều gì?

– Em đã cố gắng thực hiện lời hứa ấy như thế nào? Quá trình thực hiện lời hứa ra sao? Có khó khăn và thuận lợi gì? Em có thành công giữ đúng lời hứa không?

– Sau việc đó, thái độ của cha mẹ như thế nào? Cha mẹ (người thân) khen em thế nào?

Kết đoạn: cha mẹ (người thân) đã khen thưởng em như thế nào? Cảm nghĩ của em lúc đó ra sao?

4. Câu chuyện về việc giữ lời hứa với cha mẹ, người thân số 1: 

Vào hồi đầu năm lớp một, em được bố mẹ đưa đến trường mới, thầy cô và bạn bè đều mới. Xung quanh em. mọi thứ đều xa lạ khiến em rất sợ đi học. Để động viên và khích lệ con đi học, bố mẹ nói nếu cuối kỳ em được học sinh giỏi, bố mẹ sẽ thưởng cho em bằng một chuyến đi chơi. Em rất hào hứng và đã đồng ý hứa rằng mình sẽ thực hiện được. Hàng ngày, em cùng bố mẹ đến trường, tập làm quen bạn mới và thầy cô. Trên lớp, em ngồi chăm chú nghe cô giảng bài và tích cực giơ tay phát biểu. Em tập học viết những con số và đánh vẫn những con chữ. Về nhà, bố mẹ cũng hay dạy kèm em, em làm bài tập và học bài mới. Bằng sự cố gắng của mình, cuối kỳ em đã được cô vinh danh và trở thành học sinh giỏi của lớp. Bố mẹ em rất hạnh phúc vì điều đó và đưa em đi chơi ở sở thú. Em nhận ra rằng, lời hứa của bố mẹ đã giúp mình có thêm động lực cố gắng. Chuyến đi chơi như một phần thưởng đặc biệt dành cho mình. Em rất vui và hạnh phúc.

5. Câu chuyện về việc giữ lời hứa với cha mẹ, người thân số 2:

Do tính chất công việc, bố mẹ hay làm ăn xa, em thường ở nhà với bà nội. Vào hôm nọ, khi bố mẹ chuẩn bị đi công tác đã bảo em phải nhớ trông em trai cùng bà và cuối tuần bố mẹ về sẽ đưa gia định đi ăn món em thích. Em đã hứa với bố mẹ của mình là sẽ làm được. Hàng ngày, ngoài giờ đi học và đi đá bóng, em phụ bà trông em và chơi với em trai để bà nấu cơm. Em phải tự nhủ rằng không được mải chơi mà làm em trai bị ngã hay khóc. Cuối tuần, khi ba mẹ về nhìn thấy hai anh em đang nô đùa cùng nhau, họ rất vui và khen em rất nhiều. Tối hôm đó, cả nhà em cùng đi ăn gà rán – món khoái khẩu của em. Em rất vui và tự hào về bản thân mình. Đó cũng trở thành động lực để em thực hiện những lời hứa sau này với mọi người.

6. Câu chuyện về việc giữ lời hứa với cha mẹ, người thân số 3: 

Kỳ nghỉ hè, em có xin mẹ sang nhà bác ở dưới quê chơi. Em đã hứa với mẹ rằng mình sẽ ngoan ngoãn và nghe lời bác bá. Mẹ đã đồng ý và đưa em xuống. Mỗi ngày ở đó, em lễ phép chào hỏi mọi người, chơi cùng anh chị những trò chơi tuổi thơ. Em chia sẻ những đồ mình có cho anh chị cùng chơi. Vì ở dưới quê, bác bá hay đi làm đồng, em và anh chị ở nhà chơi rất ngoan, không quậy phá và đi ra ngoài lung tung. Em còn phụ giúp bá rửa chén và quét nhà. Sau khi mẹ xuống đón em, bác bá khen em rất ngoan và lễ phép. Mẹ em vui và đưa em đi ăn món kem em thích. Em rất hạnh phúc.

7. Bài học rút ra sau những câu chuyện trên về việc giữ lời hứa: 

Có thể nói, việc giữ lời hứa có tác động rất lớn đến trẻ em nhất lá lứa tuổi trồi non. Người lớn khi đã nói và thực hiện sẽ khiến trẻ nỏ cảm thấy những cố gắng của mình được ghi nhận, cố gắng hơn cho những lần tiếp theo. Dần dần, trong chúng hình thành một phẩm chất tốt về việc khi mình nói ra thì phải hành động đúng với những gì mình nói. Đối với người lớn, đó cũng là việc dạy dỗ con cái, ” giữ chữ tín” với con cái. Để mỗi khi họ nói điều gì hay muốn con cái làm điều gì, chúng sẽ cảm thấy bố mẹ đủ uy tín và tin tưởng để làm theo. Đừng thất hứa với trẻ nhỏ, nó sẽ là con dao hai lưỡi dần hình thành nên những suy nghĩ xấu, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ. Ngược lại, khi trẻ em không thực hiện lời mình đã hứa, cha mẹ vẫn sẽ cho con những gì mình đã hứa để chúng nhận ra được lỗi sai của mình và sửa đổi.

Thật vậy, mỗi người lớn hãy là những tấm gương để trẻ nhỏ noi theo vì giữ lời hứa. Trên đây là những câu chuyện về việc các bạn trẻ giữ lời hứa, điều này mong phần nào sẽ truyền cảm hứng đến các bạn học sinh.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com