Khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì? Các khu bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam? Bảo tồn đa dạng sinh học được hiểu là gì và ý nghĩa của nó? Nguyên nhân, biện pháp hạn chế suy giảm đa dạng sinh học? Những con số biết nói? Một số khu bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam?
Hiện nay, đa dạng sinh học đang trở thành vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Đây cũng là một chủ đề quan trọng trong chương trình môn Sinh học. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về đa dạng sinh học và các khu bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam.
1. Khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì?
Khu bảo tồn đa dạng sinh học được định nghĩa là nơi chăm sóc, giữ gìn và bảo vệ sự đa dạng, phong phú của các loài thực và động vật, thậm chí có không ít loài sinh vật đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng (nằm trong danh sách đỏ). Theo Công ước Ramsar và BirdLife International ghi nhận thì các khu bảo tồn đa dạng sinh học bao gồm các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia và các khu dự trữ sinh quyển, cùng các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế.
2. Các khu bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam:
– Về vườn quốc gia: Vườn quốc gia là một khu vực chịu sự bảo vệ và bảo tồn của pháp luật quốc gia. Để bảo tồn sự đa dạng sinh học, nhất là bảo vệ các loài sinh vật đang nằm trong danh sách đỏ, các vườn quốc gia được ngăn cách một cách mạnh mẽ và cứng rắn khỏi sự can thiệp tiêu cực của con người. Hiện nay có khoảng 34 vườn quốc gia tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam. Vườn quốc gia Cúc Phương là vườn quốc gia có lịch sử lâu đời nhất được thành lập vào năm 1966 trải rộng trên ba tỉnh thành Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình. Ngược lại, vườn quốc gia với tuổi đời trẻ nhất được thành lập là vườn quốc gia Sông Thanh (ngày 18 tháng 12 năm 2020) thuộc tỉnh Quảng Nam. Hiện nay, tại Việt Nam, Phong Nha – Kẻ Bàng cũng là vườn quốc gia duy nhất được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 2003.
– Về các khu dự trữ sinh khuyển: UNESCO đã định nghĩa Khu dự trữ sinh quyển thế giới như sau: là những khu vực hệ sinh thái bờ biển hoặc trên cạn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bảo tồn sự đa dạng sinh học phát huy hiệu quả. Không chỉ vậy, khu vực đó cũng cần cósự đầu tư và định hướng phát triển có tính lâu dài, mang tầm quốc tế. Trong suốt 20 năm kể từ năm 2000 – 2020, Việt Nam đã được công nhận là quốc gia có Khu dự trữ sinh quyển thế giới nhiều thứ hai Đông Nam Á với 11 địa điểm. Một số khu dự trữ sinh khuyển là: Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa, Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng, Khu dự trữ sinh quyển Langbiang, Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang, Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
– Về các khu bảo tồn thiên nhiên: Khu bảo tồn thiên nhiên, theo nghĩa hẹp, được hiểu là khu dự trữ tự nhiên và khu bảo toàn loài sinh cảnh, là vùng đất tự nhiên được xây dựng với mục đích đảm bảo diễn thế sinh thái tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học. Thực tế, tại Việt Nam cũng có những khu bảo tồn thiên nhiên được chuyển thành vườn quốc gia. Hiện nay vẫn còn 14 khu bảo tồn thiên nhiên bảo vệ các khu vực sinh thái đất ngập nước, ven biển rừng, có thể kể đến: Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ, Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà Núi Chúa, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Khu bảo tồn thiên nhiên Cù lao Chàm,…
3. Bảo tồn đa dạng sinh học được hiểu là gì và ý nghĩa của nó:
3.1. Bảo tồn đa dạng sinh học được hiểu là gì?
Pháp luật Việt Nam (khoản 1, điều 3, Luật Đa dạng sinh học 2018) định nghĩa về bảo tồn đa dạng sinh học như sau: “Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.”
3.2. Ý nghĩa của bảo tồn đa dạng sinh học:
Đảm bảo sự ổn định và góp phần củng cố cho cơ sở sinh tồn của các loài trên trái đất và của các hệ sinh thái tự nhiên. Bởi vì việc bảo tồn đa dạng sinh học sẽ góp phần quan trọng để cân bằng số lượng cá thể giữa các loài và đảm bảo việc khống chế sinh học cho các loài với cá thể được tiếp nhận trong hệ sinh thái, một số ví dụ cụ thể như: góp phần giúp cho hệ sinh thái được tồn tại trong trạng thái tốt, bảo vệ quá trình chu chuyển Oxy và các nguyên tố dinh dưỡng khác trên toàn hành tinh. Điều này giúp cân bằng sự ổn định của các hệ sinh thái nói chung trên hành tinh xanh.
Có hai cách thức bảo tồn sinh học phổ biến được áp dụng hiện nay là bảo tồn tại chỗ (tiếng Anh: In-situ) và bảo tồn chuyển vị (tiếng Anh: Ex-situ). Bằng việc bảo đảm các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên duy trì được sự đa dạng phong phú của nó, phương thức bảo tồn tại chỗ góp phần duy trì và xây dựng lại quần thể các loài trong môi trường sống của chúng. Bên cạnh đó, các hoạt động nhằm bảo tồn các loài mục tiêu bên không ở trong môi trường sinh sống hay nơi ở tự nhiên của chúng là các nội dung thuộc về phương thức bảo tồn chuyển vị. Hai phương thức này không chỉ không mâu thuẫn mà lại có tính chất bổ sung cho nhau.
Mục tiêu phát triển bền vững là một trong những phương hướng của việc bảo tồn đa dạng sinh học. Việc bảo vệ đa dạng sinh học là việc làm cấp thiết mà mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia nên có những biện pháp để phát triển, mở rộng và thực hiện một cách quy củ, bài bản, có tính khoa học. Không chỉ vậy, các cam kết quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học nên được tiến hành và đảm bảo thực hiện hiệu quả trên thực tế cũng là góp công rất lớn đến việc nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý nguồn tài nguyên đa dạng sinh học.
4. Nguyên nhân, biện pháp hạn chế suy giảm đa dạng sinh học:
4.1. Nguyên nhân:
Trên thực tế con người không hoàn toàn là nguyên nhân duy nhất dẫn đến sự giảm số lượng, tuyệt chủng của các loài. Tuy nhiên, theo như nghiên cứu của hấu hết các chuyên gia và nhà khoa học đều chỉ ra rằng hành vi của con người đã gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến việc mất đa dạng sinh học. Có thể kể đến như:
– Nhu cầu hưởng thụ và lòng tham, ý thức kém của con người: Xã hội hiện đại kéo theo con người có nhu cầu cuộc sống ngày càng nâng cao, việc này đã gây ra nhiều vấn đề, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với môi trường. Mức độ khai thác của con người đối với thiên nhiên đang ngày càng mạnh mẽ, tức là chỉ cần có được lợi nhuận đủ để đáp ứng kì vọng, con người sẵn sàng tàn phá thiên nhiên và khai thác tài nguyên một cách vô tội vạ. Tất cả điều này đều được thể hiện qua ý thức và suy nghĩ của mỗi người về trách nhiệm của họ đối với môi trường.
– Phương án, chính sách được đưa ra chưa thực sự hợp lý và có tác động tích cực. Ta có thể thấy, thực tế các hành động phòng vệ và ngăn cản, chẳng hạn như việc ban hành luật, hạn chế hoạt động khai thác cây rừng, khai hoang đất để làm nương rẫy… chưa thực sự tác động mãnh mẽ đến thực tiễn, các chế tài xử phạt chưa đủ tính răn đe. Ta có thể thấy ở một số quốc gia, chính sách liên quan đến các nguồn năng lượng đã gây ra những việc làm không hiệu quả, hơn thế nữa là ảnh hưởng của ô nhiễm không khí – kết quả tất yếu của sự phát triển và những biến đổi khí hậu trở thành vấn đề mang tính thế giới.
Bên cạnh các yếu tố tác động từ phía con người, sự suy giảm đa dạng sinh học cũng là kết quả tất yếu của cuộc chiến giữa các loài địa phương và không phải bản địa, điều này đã gây ra việc khiến cho môi trường chưa thể đáp ứng kịp thời những nhu cầu của các loài sinh vật này, tạo ra nhiều vấn đề phản ứng ngược lại với môi trường và sự đa dạng sinh học.
4.2. Biện pháp hạn chế suy giảm đa dạng sinh học:
– Trước hết, con người cần phải nâng cao ý thức của bản thân đối với môi trường, nhận thức được trách nhiệm của bản thân là gìn giữ môi trường sống. Không cần đâu xa mà con người cần hành động ngay trong phạm vi mình sinh sống, làm việc,… như: không xả rác bừa bãi, nên sử dụng phương tiện công cộng nhiều hơn,…
– Sự ban hành những chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như việc đảm bảo những chính sách ấy được thực thi hiệu quả trên thực tế đóng một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là những hành lang pháp lý nghiêm khắc hơn, chặt chẽ hơn, có tính răn đe và mang lại sự hiệu quả trong dài hạn chứ không phải trong ngắn hạn. Nhà nước cũng cần có những quy định pháp luật cụ thể để điều chỉnh đối với từng lĩnh vực khác nhau liên quan đến bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái đa dạng phong phú.
5. Những con số biết nói:
Việt Nam từ lâu đã trở thành quốc gia có tính đa dạng sinh học khá cao với khoảng 7.500 loài vi sinh vật cấp thấp; 20.000 loài thực vật cấp cao thuộc các vùng biển khác nhau; xấp xỉ 1.000 loài cá không phải nước mặn; cùng những con số không tưởng khác. Tuy nhiên những năm gần đây con số này đã giảm đi đáng kể do những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ phía con người, khiến sự đa dạng sinh học không được đảm bảo, bảo vệ.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học và các chuyên gia trong lĩnh vực sinh học thì hiện có khoảng 10 đến 30 triệu loài sống trên trái đất và có khoảng 50% đến 90% loài sinh sống ở các khu rừng nhiệt đới. Một thực tế đáng buồn đó là, chiếu theo ước tính của các nhà khoa học, 60 trong số 240.000 loài thực vật của thế giới đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng trong khoảng 30 năm tiếp theo. Không chỉ vậy, theo ước tính có khoảng 25.000 đến 50.000 loài tuyệt chửng mỗi năm và đa số những loài này thậm chí còn chưa được nhận dạng.
Hướng tới mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, vừa qua, các nhà lãnh đạo của hơn 60 quốc gia Liên minh châu Âu (EU), trong đó có Pháp, Đức, Canada, New Zealand và Anh,… đã cùng ký tên điện tử vào một bản cam kết nhằm đẩy hạn chế sự suy giảm đa dạng sinh học vào năm 2030 để phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững. Điều này cho thấy tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của đa dạng sinh học tới đời sống nhân loại. Tất cả chúng ta cần chung tay vì mục tiêu cao cả này.
6. Một số khu bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam:
– Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng
– Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà Núi Chúa
– Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha
– Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
– Khu bảo tồn thiên nhiên Cù lao Chàm
– Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà
– Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
– Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ
– Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp
– Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiên
– Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò