Kiểm dịch thực vật là gì? Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật?

Kiểm dịch thực vật là gì? Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật? Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch thực vật? Trình tự thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu? Thời gian kiểm tra theo dõi đối với kiểm dịch thực vật?

Với nhiệm vụ chính là kiểm tra, phát hiện nhanh những đối tượng gây hại trên các mặt hàng nông sản nhập khẩu vào Việt Nam cũng như kiểm soát các dịch hại trước khi hàng hóa của nước ta xuất khẩu ra thế giới, việc làm tốt công tác kiểm dịch thực phẩm tại các cửa khẩu sẽ góp phần bảo đảm an toàn sản phẩm và bảo vệ sản xuất trong nước, tạo uy tín xuất khẩu sản phẩm ra thế giới. Kiểm dịch thực vật còn để bảo vệ sản xuất nông nghiệp với nghĩa rộng là an toàn sản xuất nông lâm nghiệp và hệ sinh thái nông nghiệp góp phần lưu thông và trao đổi thực vật, sản phẩm thực vật không mang sâu bệnh nguy hiểm để phát triển nông lâm nghiệp, lưu thông thương nghiệp, thực hiện hợp tác quốc tế. Như vậy có thể thấy, Công tác kiểm dịch thực vật (KDTV) có vai trò hết sức quan trọng trong bảo đảm an toàn các mặt hàng nông sản từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại.

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Căn cứ pháp lý:

– Luật bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013;

– Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT và 20/2017/TT-BNNPTNT do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;

– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-141:2013/BNNPTNT về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

1. Kiểm dịch thực vật là gì?

Kiểm dịch thực vật là công việc mà cơ quan có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra hàng hóa thực vật để tránh trường hợp lây lan những dịch bệnh nguy hiểm (do virus hoặc mầm bệnh, côn trùng) gây ảnh hưởng đến thực vật (nông sản) và con người tại lãnh thổ Việt Nam.

Văn bản chính thức do tổ chức bảo vệ thực vật của nước xuất khẩu cấp cho tổ chức bảo vệ thực vật của nước nhập khẩu là Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

2. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật: 

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch đối với sự di chuyển của chúng khá khác nhau từ giấy đăng ký đến các loại giấy tờ cần nộp khác.

Đối với hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu:

– Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu quy định tại Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT);

– Bản sao chụp hoặc bản điện tử hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp;

Chú ý: Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp hoặc bản điện tử, phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.

– Bản chính hoặc bản điện tử hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (trường hợp quy định phải có Giấy phép).

Đối với hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu:

– Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT).

– Bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (trong trường hợp tái xuất khẩu).

Đối với hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật quá cảnh:

– Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT).

– Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do nước xuất khẩu cấp. Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.

– Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu

Khi kiểm dịch thực vật, cần đáp ứng những yêu cầu tổng quát về kiểm dịch thực vật như sau:

Một việc kiểm tra phải diễn ra nhanh chóng, phát hiện chính xác đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam và sinh vật gây hại lạ trên vật thể nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu.

Hai là việc ra quyết định biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời đối với vật thể nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật,
đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam và sinh vật gây hại lạ.

3. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch thực vật:

Thứ nhất, Cục Bảo vệ thực vật:

– Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan kiểm dịch thực vật thực hiện các quy định tại Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT.

– Thông báo cho nước xuất khẩu trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT.

– Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định tại Thông tư này cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thứ hai, Cơ quan kiểm dịch thực vật:

– Thực hiện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra lô vật thể, cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và thực hiện các nghiệp vụ kiểm dịch thực vật khác theo quy định tại Thông tư này.

– Thực hiện việc lưu mẫu, gửi mẫu, vận chuyển mẫu và hủy mẫu vật thể hoặc mẫu sinh vật gây hại; lập và lưu giữ hồ sơ về kiểm dịch thực vật theo quy định hiện hành.

4. Trình tự thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu:

Bước 1 Chuẩn bị hồ sơ:

Người yêu cầu kiểm dịch (gửi) 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật hoặc qua bưu chính hoặc qua

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ :

Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và có thông báo trả lời

Bước 3: Kiểm tra đối tượng kiểm dịch:

Phân công và bố trí công chức kiểm tra ngay lô hàng dựa trên căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm kiểm dịch tại cơ sở sản xuất, nơi xuất phát, nơi bảo quản ở sâu trong nội địa hoặc cửa khẩu xuất.

Việc kiểm tra lô vật thể được thực hiện căn cứ tại khoản 3 Điều 7 của Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT theo trình như sau:

– Về kiểm tra tổng quan

Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở; khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể. Việc kiểm tra này bao quát tổng thể lô hàng nhằm đảm bào không bỏ sót nguồn nguy hại từ thực vật.

– Về kiểm tra cụ thể chi tiết

Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01-141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại; phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được. Phân tích chi tiết bên trong trong phòng thí nghiệm để đảm bảo chất lượng hoặc xem xét vấn đề không thể nhìn bằng mắt thường.

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của cơ quan có thẩm quyền.

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa sẽ được cơ quan cấp trong vòng 1 ngày  kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô hàng không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.

Cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch biết nếu trường hợp kéo dài hơn 1 ngày, do  yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Trong trường hợp phát hiện lô hàng bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ, Cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định áp dụng các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật cần thiết đúng qui định.

nếu trường hợp lô vật thể được vận chuyển bằng tàu biển có chiều cao khoang chứa hàng từ 3m trở lên,  phải chia thành nhiều lần để kiểm tra thì sau khi kiểm tra mỗi lớp căn cứ vào kết quả kiểm tra, cơ quan sẽ cấp Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực vật cho khối lượng vật thể đã kiểm tra

Cuối cùng khi có Giấy tạm cấp kết quả, lô hàng được phép vận chuyển về kho bảo quản và chỉ được đưa ra sản xuất, kinh doanh sau khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa. Căn cứ kết quả kiểm tra toàn bộ lô hàng, cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, vận chuyển nội địa và quá cảnh cho lô hàng.

5. Thời gian kiểm tra theo dõi đối với kiểm dịch thực vật:

Thời gian kiểm tra, theo dõi kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu đối với 4 loại giống cây trồng và sinh vật có ích như sau:

+ Đối với chồi, hom, cành, mắt ghép: từ 1 đến 2 năm.

+ Đối với cây: từ 6 đến 12 tháng.

+ Đối với củ giống: 1 chu kỳ sinh trưởng.

+ Đối với sinh vật có ích: Ít nhất một thế hệ.

Như vậy có thể thấy tầm quan trọng không thể phủ nhận của kiểm dịch thực vật ngăn chặn các dịch bệnh có nguy cơ xâm nhập, ngăn chặn đẩy lùi sinh vật gây hại ,tiêu diệt khống chế lây lan từ hàng hóa nhập khẩu có mang mầm bệnh từ ngoài nước vào trong nước. Cơ quan kiểm dịch có trách nhiệm thực thi các biện pháp kiểm tra hàng hóa trước khi xuất khẩu cũng nhue nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com