Kiểm định xây dựng là gì? Mục tiêu của công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng? Nội dung kiểm định xây dựng?
“Bàn tay xây dựng công trình. Làm cho đất nước càng ngày càng xinh”. Một công trình xây dựng từ khâu thiết kế đến khâu bàn giao đều cần được kiểm định chất lượng trước khi đưa vào sử dụng. Điều này đảm bảo nhà thầu đã làm đúng với thông số kĩ thuật cũng như việc đảm bảo chất lượng công trình được chắc chắn không có mối nguy hiểm khiếm khuyết khi đưa vào sử dụng.
Căn cứ pháp lý:
Luật Xây dựng 2014, sửa đổi năm 2020
LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
1. Kiểm định xây dựng là gì?
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình.
Kiểm định xây dựng là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích.
2. Mục tiêu của công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng:
Một số trường hợp cần thực hiện công tác kiểm định chất lượng:
– Công trình xảy ra sự cố hoặc có một số bất cập yếu điểm về chất lượng;
– Cải tạo và nâng cấp hoặc kéo dài tuổi thọ của các công trình xây dựng,
– Bị phúc tra chất lượng công trình xây dựng khi có sự nghi ngờ về chất lượng của công trình;
– Khi có sự tranh chấp về chất lượng của công trình xây dựng;
– Tại thời điểm kiểm định định kỳ các công trình xây dựng trong quá trình sử dụng;
Thứ nhất, kiểm định chất lượng công trình xây dựng có mục tiêu nhằm thay đổi công năng công trình: Thực tiễn, công trình qua sử dụng theo thời gian nó cũng hao mòn và bị xuống cấp, đôi khi cũng cần thay đổi công năng để phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện tại như: Chuyển từ văn phòng thành xưởng sản xuất hay nhà ở – văn phòng thành nhà hàng – khách sạn, nhà ở thành văn phòng, nâng cao Thêm Tầng, Cải tạo nâng tầng, trần nhà hay nền gạch.
Thứ hai, kiểm định công trình xây dựng để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng: Một số công trình nhà xưởng hay cao tầng bị sự cố như nứt, vỡ, nghiêng sang một bên, lún sau xuống đất khi đang xây dựng hoặc khi đang sử dụng .
3. Nội dung kiểm định xây dựng:
Một là, kiểm định và bảo đảm chất lượng công trình xây dựng do chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện:
Luật Xây dựng tại điều 87 đã quy định:
Cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng có các quyền sau: Yêu cầu chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin phục vụ công tác thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng và giải trình trong trường hợp cần thiết; Thu phí thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí; Mời chuyên gia tham gia thẩm định hoặc yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ năng lực kinh nghiệm để thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng làm cơ sở thẩm định khi cần thiết; Bảo lưu ý kiến thẩm định, từ chối yêu cầu làm sai lệch kết quả thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng.
Cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng có trách nhiệm sau: Thẩm định nội dung của thiết kế, dự toán xây dựng theo quy định của Luật này; Thông báo ý kiến, kết quả thẩm định bằng văn bản gửi cơ quan, tổ chức chủ trì thẩm định để tổng hợp, báo cáo người quyết định đầu tư; Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về ý kiến, kết quả thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng của mình.
Việc bảo đảm chất lượng thông qua giám sát để nghiệm thu là trách nhiệm của chủ công trình. Cũng giống như kiểm định chất lượng, một kế hoạch bảo đảm chất lượng đem lại lợi ích cho chủ công trình. Nếu thiếu một kế hoạch bảo đảm chất lượng hiệu quả, chủ công trình sẽ phải tốn kém nhiều do phải chi tiền của và thời gian để sửa chữa những phần chất lượng kém mà còn chấp nhận một công trình có nhiều rủi ro.
Hai là hoạt động kiểm định chất lượng công trình xây dựng do nhà thầu thực hiện:
Nhà thầu đã giao kết trong hợp đồng là tạo ra một sản phẩm cuối cùng phù hợp với mọi yêu cầu của các văn bản hợp đồng. Các đơn vị thi công công trình phải thiết lập chế độ trách nhiệm được ghi nhận và thể hiện trong hệ thống quản lý chất lượng công trình. Hệ thống quản lý chất lượng kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, kiểm soát dây chuyền sản xuất, kiểm soát thao tác, kiểm tra các bước công việc và chế độ lấy mẫu kiểm nghiệm nhằm thực hiện các cam kết có trong thỏa ước kí kết. Việc kiểm đinh chất lượng là trách nhiệm của nhà thầu và là nội dung hoạt động của nhà thầu chính, các thầu phụ và nhà cung ứng vật tư trang thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu cho Chủ đầu tư một sản phẩm thoả mãn các yêu cầu đặt ra mà trước hết phải là chất lượng.
Những yêu cầu đối với chương trình kiểm định chất lượng phải được nêu cụ thể trong hợp đồng và phải thường tiến hành và phải chủ động đi kiểm định, không gián đoạn và bị động. Nếu chương trình kiểm định chất lượng của nhà thầu chỉ là đối phó trước chương trình bảo đảm chất lượng để chủ đầu tư chấp nhận nghiệm thu thì đó là điều không đúng và không được phép.
Nội dung hoạt động kiểm định chất lượng do nhà thầu thực hiện gồm công việc kiểm nghiệm các loại vật liệu chủ yếu, các bán thành phẩm, thành phẩm, cấu kiện xây dựng, dụng cụ và thiết bị lắp đặt vào công trình.
Ba là, kiểm định trong lĩnh vực chuẩn đoán kỹ thuật công trình xây dựng
– Điều tra sự cố:
Phạm vi và khối lượng công việc kiểm định là rất lớn đối với việc giám định sự cố công trình xây dựng. Nhưng do tính chất của từng sự cố mà qui mô của công việc nêu trong từng bước được người chủ trì giám định quyết định quy trình thực hiện đánh giá. Mặt khác, khi cơ quan điều tra trưng cầu giám định phục vụ tố tụng đối với một sự cố công trình thì tổ chức kiểm định cần phải có chức năng giám định tư pháp thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan điều tra. Nhưng trong mọi trường hợp, tổ chức kiểm định phải thể hiện tính chuyên môn cao, khách quan, độc lập.
– Chất lượng công trình đang sử dụng:
Sau khi đưa vào sử dụng, để chuẩn đoán kết cấu và công trình người kỹ sư phải dựa trên kết quả kiểm định về vật liệu xây dựng, phân tích kết cấu, các phương pháp đo đạc, sự hiểu biết về quy luật của quá trình suy thoái, ăn mòn vật liệu và kết cấu… Để chuẩn có thể phỏng đoán chính xác, cần phải thu thập các thông tin về lịch sử xây dựng và khai thác công trình, những hư hỏng đã sửa chữa đã làm trong quá khứ đối với công trình đang xét.
Kết quả của công tác kiểm tra kiểm định thường xuyên, kiểm tra hàng năm và kiểm tra chi tiết đối với công trình là những thông tin hết sức quan trọng cho chuẩn đoán kỹ thuật đối với một công trình. Một lần nữa cần khẳng định, vai trò của công tác kiểm định là cực kỳ quan trọng. Kết quả kiểm nghiệm về cơ học đối với vật liệu và kết cấu, các thử nghiệm không phá hoại là căn cứ để chuẩn đoán kỹ thuật về thực trạng chất lượng công trình. Vị trí của thẩm định xem sơ đồ trên.
Chất lượng và cấp chứng nhận chất lượng công trình xây dựng phù hợp ở nước ta:
Thời gian qua một số công trình quan trọng cấp quốc gia, cơ quan trung ương đã tự tay thành lập Hội đồng nghiệm thu Nhà nước để kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư và tổ chức đánh giá mức chất lượng đạt được của công trình và khi đủ đảm bảo chất lượng mới chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư, cho phép chính thức đưa vào khai thác sử dụng. Điều này nhàm xác định mức độ chất lượng có đạt chuẩn như trong kí kết điều này là ô cùng quan trọng khi chúng ta đã bỏ rất nhiều tiền thuế vào các công trình trên. Nhằm bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác, bảo vệ lợi ích cộng đồng, lợi ích của bên thứ 3 có liên quan ,chúng ta cần khuyến khích thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng để cấp chứng nhận phù hợp .
Đánh giá hàng loạt các tiêu chí như độ bền vững, an toàn sử dụng, an toàn môi trường, an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn công nghệ chúng ta mới cho phép đưa vào khai thác sử dụng, đối với một số công trình xây dựng khi xẩy ra sự cố có thể gây thảm hoạ, bắt buộc phải kiểm định chất lượng.