Những nguyên tắc pháp lý quốc tế điều chỉnh các quan hệ kinh tế đối ngoại là những nguyên tắc do Tư pháp quốc tế quy định. Đó là những nguyên tắc cơ bản sau đây:

Thứ nhất, nguyên tắc thừa nhận và tôn trọng: Do hoạt động kinh tế đối ngoại là hoạt động trao đổi, giao thương giữa các quốc gia trên toàn thế giới với nhau. Do đó không thể áp dụng pháp luật của một quốc gia để điều chỉnh hoạt động của quốc gia khác nên thông thường các quốc gia sẽ thực hiện theo quy định của hệ thống pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, nguyên tắc này đặt ra để các quốc gia lưu ý về việc sử dụng pháp luật quốc gia trong một số hoạt động kinh tế đối ngoại cụ thể. Nguyên tắc này đặt ra để các quốc gia tôn trọng sự tồn tại và hiệu lực của hệ thống pháp luật quốc bên cạnh sự tồn tại của hệ thống pháp luật quốc tế.

Thứ hai, nguyên tắc thừa nhận và tôn trọng thể chế chính trị, các trật tự kinh tế, cơ chế điều hành và quản lý kinh tế, các hình thức sở hữu do pháp luật mỗi nước quy định;

Thứ ba, nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý, cạnh tranh hợp pháp và công bằng giữa các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại (trong nước và nước ngoài). Bình đẳng và công bằng là nguyên tắc được thượng tôn trong mọi lĩnh vực, là nguyên tắc được tất cả các quy định pháp luật đề cao.

4.2.  Những nguyên tắc do pháp luật quốc gia quy định:

Ngoài các nguyên tắc pháp lý quốc tế chung nêu trên, khi tiến hành các hoạt động kinh tế đối ngoại ở trong nước hay hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ngoài thì các chủ thể của pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại còn phải tuân thủ các nguyên tắc do pháp luật của mỗi quốc gia quy định, căn cứ vào từng lĩnh vực hoạt động cụ thể. Trên thực tế những nguyên tắc này không áp dụng hoàn toàn giống nhau mà tuỳ vào mỗi trường hợp cụ thể để lựa chọn văn bản áp dụng phù hợp.