Lệ phí cấp bản sao giấy khai sinh, trích lục khai sinh bao nhiêu?

Quy định của pháp luật về trích lục giấy khai sinh? Lệ phí cấp trích lục giấy khai sinh? Thủ tục trích lục giấy khai sinh?

Trên thực tế người dân sẽ có nhu cầu để xin cấp trích lục giấy khai sinh, nhu cầu này là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, tức là pháp luật cho phép người dân được thực hiện thủ tục xin cấp trích lục khai sinh tại các cơ quan có thẩm quyền. Vậy, Lệ phí cấp bản sao giấy khai sinh, trích lục khai sinh bao nhiêu?

Cơ sở pháp lý:

– Luật hộ tịch 2014

Dịch vụ LVN Group tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.0191      

1. Quy định của pháp luật về trích lục giấy khai sinh:

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì giấy khai sinh là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp để nhằm xác nhận một sự kiện sinh của cá nhân khi được sinh ra. Nội dung của Giấy khai sinh sẽ bao gồm những thông tin cá nhân cơ bản theo quy định của pháp luật hiện hành.

Theo đó, ta có thể hiểu rằng trích lục giấy khai sinh cũng là một văn bản do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp cho cá nhân nhằm mục đích để chứng minh về sự kiện hộ tịch của cá nhân đó đã thực hiện đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thường cấp trích lục giấy khai sinh bản chính sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký khai sinh.

Theo quy định của pháp luật thì bản trích lục giấy khai sinh có thể là bản sao trích lục giấy khai sinh được cấp từ hệ thống cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao có chứng thực từ bản chính của trích lục giấy khai sinh. Mà theo quy định luật hộ tịch thì sổ hộ tịch được xác định là sổ gốc và bản sao trích lục hộ tịch chính là bản sao được cấp từ sổ gốc đó. Bản sao trích lục giấy khai sinh là bản sao trích lục hộ tịch và sẽ có giá trị tương đương với bản chính. Do đó, bản sao giấy khai sinh thực chất là bản sao trích lục giấy khai sinh.

Theo quy định tại điều 64 Luật Hộ tịch 2014 quy định: khi muốn xin cấp trích lục bản sao giấy khai sinh thì có thể liên hệ với các cơ quan đăng ký hộ tịch, cụ thể là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố, Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Tuy nhiên trên thực tế thường đến Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh để xin trích lục do cơ sở dữ liệu chưa được cập nhật đồng bộ trên hệ thống.

Khi thực hiện thủ tục cấp trích lục giấy khai sinh, người tiến hành thủ tục trích lục khai sinh sẽ được nhận bản sao trích lục có xác nhận của cơ quan trích lục về việc sao từ bản gốc hoặc trích lục khai sinh từ hệ thống dữ liệu đúng pháp luật. Nếu bạn cần nhiều bản trích lục khai sinh thì bạn cũng  có thể tiến hành thủ tục công chứng thành nhiều bản tại các tổ chức hành nghề công chứng.

Thông thường các loại giấy tờ liên quan đến nhân thân như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, phiếu lý lịch tư pháp đều có 1 thời hạn nhất định khi sử dụng. Tuy nhiên, đối với  bản sao Giấy khai sinh thì không xác định thời hạn bởi theo quy định của pháp luật thì bản gốc giấy khai sinh có giá trị vĩnh viễn, tức là không xác định thời hạn sử dụng với loại giấy tờ này, do đó bản sao giấy khai sinh hay trích lục giấy khai sinh cũng không có thời hạn sử dụng.

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại điều 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, giá trị của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính như sau:

Thứ nhất, đối với bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.

Thứ hai, bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch

Tóm lại, có thể hiểu là bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc và bản sao Giấy khai sinh chứng thực đều có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.

2. Lệ phí cấp trích lục giấy khai sinh:

Liên quan đến vấn đề về lệ phí cấp trích lục bản sao giấy khai sinh, hiện tại pháp luật đã có những quy định rất cụ thể và chi tiết để người dân cũng như các cán bộ có thẩm quyền trong việc thực hiện cấp trích lục bản sao giấy khai sinh nắm vững và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Theo đó, lệ phí cấp trích lục bản sao giấy khai sinh được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 7 Luật Hộ tịch năm 2014, theo quy định này thì xác định được Bộ Tài chính sẽ là cơ quan có trách nhiệm, thẩm quyền quy định chi tiết thẩm quyền thu, mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch. Bộ tài chính đã có thông tư quy định chi tiết về mức lệ phí hộ tịch, cụ thể là căn cứ quy định tại điều 4 Thông tư 281/2016/TT-BTC quy định mức phí khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch thì lệ phí cấp trích lục khai sinh. Theo quy định này thì có thể xác định được khi người dân có nhu cầu xin cấp trích lục giấy khai sinh thì phải nộp mức lệ phí xin cấp trích lục giấy khai sinh là 8.000 đồng/bản. Khoản tiền này, người dân phải nộp ngay tại thời điểm cấp lại trích giấy khai sinh cho cơ quan cấp trích lục đó.

Tuy nhiên, không phải ai đi xin cấp trích lục giấy khai sinh đều phải nộp lệ phí, hiện tại pháp luật đã có những quy định liên quan đến vấn đề xác định những đối tượng được miễn lệ phí khi thực hiện thủ tục đăng ký hộ tịch. Cụ thể vấn đề này được quy định theo điều 11, luật hộ tịch 2014. Theo đó, ta có thể xác định được một số đối tượng, trường hợp được miễn lệ phí đăng ký hộ tịch bao gồm:

Một là, khi đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;

Hai là, khi đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.

Theo quy định này có thể hiểu rằng ngoài hai trường hợp được miễn lệ phí đăng ký hộ tịch nêu trên thì khi các cá nhân yêu cầu đăng ký sự kiện hộ tịch khác hoặc yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch phải nộp lệ phí theo đúng quy định của pháp luật. Bộ Tài chính quy định chi tiết thẩm quyền thu, mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch như vậy là hoàn toàn hợp lý và đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của tất cả mọi người, công bằng trong xã hội.

3. Thủ tục trích lục giấy khai sinh:

Khi có nhu cầu xin cấp trích lục bản sao giấy khai sinh thì bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp trích lục bản sao giấy khai sinh bao gồm các giấy tờ tài liệu sau đây:

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;

– Giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính khi nhờ người thân trong gia đình đi làm thủ tục cấp trích lục bản sao giấy khai sinh;

– Trường hợp bạn gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi kèm bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng và phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan, tổ chức cấp bản sao;

– Tờ khai về việc cấp bản sao cho trích lục hộ tịch;

– Văn bản ủy quyền (Nếu trong trường hợp có ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục xin trích lục giấy khai sinh);

– Bản sao sổ hộ khẩu;

Bước 2: Bạn nộp hồ sơ xin trích lục giấy khai sinh như đã nêu ở bước 1 tới cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết, cụ thể là nộp tại Cơ quan có thẩm quyền về quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch như Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ của bạn, khi tiếp nhận hồ sơ phải có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu các thông tin ghi trong Tờ khai và tính hợp lệ của các giấy tờ do người yêu cầu cung cấp.

Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ thì cán bộ làm công tác hộ tịch sẽ căn cứ vào hệ thống Cơ sở dữ liệu hộ tịch và ghi rõ nội dung bản sao trích lục hộ tịch. Sau đó sẽ báo cáo lên Thủ trưởng cơ quan quản lý về cơ sở dữ liệu hộ tịch và ký xác nhận về việc cấp trích lục hộ tịch bản sao cho người có yêu cầu.

Nếu hồ sơ của bạn chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn để hoàn thiện hồ sơ theo quy định cho bạn, lưu ý rằng au khi đã được hướng dẫn mà bạn vẫn không được hoàn thiện, bổ sung đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận sẽ  từ chối tiếp nhận hồ sơ và việc từ chối này phải được thể hiện qua văn bản và ghi rõ lý do từ chối và trả lại hồ sơ nếu hồ sơ không hợp lệ nhưng phải nêu rõ căn cứ pháp lý và trả lời bằng văn bản cho bạn.

Tóm lại, từ những lập luận và phân tích cùng những căn cứ pháp lý nêu trên có thể xác định được rằng khi bạn yêu cầu cấp trích lục khai sinh thì cán bộ tư pháp thu phí trích lục là 8.000 đồng/bản hay nói cách khác là bạn phải nộp lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền là 8.000 đồng để được cấp một bản trích lục khai sinh, nếu bạn xin nhiều bản thì cứ nhân số tiền theo quy định với số bản trích lục khai sinh mà bạn muốn được cấp.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com