Tìm hiểu về mạng lưới sông ngòi nước ta? Đặc điểm của mạng lưới sông ngòi nước ta? Giá trị của mạng lưới sông ngòi nước ta? Những vấn nạn về sông ngòi của Việt Nam? Định hướng biện pháp cải thiện và phát triển mạng lưới sông ngòi nước ta?
Việt Nam là một quốc gia thuộc Đông Nam Á, có chiều dài đường biển lớn và những đặc điểm đặc biệt về địa hình khiến cho hệ thống sông ngòi của Việt Nam cũng rất phong phú và đa dạng, dày đặc khắp mọi miền đất nước.
1. Tìm hiểu về mạng lưới sông ngòi nước ta:
Sông là dòng chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bể mặt các lục địa được nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan nuôi dưỡng.
Thông thường một dòng sông có 5 bộ phận có tính chất khác nhau: Nguồn sông, thượng lưu, trung lưu, hạ lưu và cửa sông. Hệ thống sông gồm dòng chính, phụ lưu và các chi lưu. Dòng chảy lớn nhất trong mỗi hệ thống sông được gọi là dòng sông chính, sông chính trực tiếp đổ ra biển hoặc hồ chứa.
Nước ta gồm 9 hệ thống sông lớn: Hệ thống sông Kỳ Cùng – Bằng Giang, hệ thống sông Thái Bình, hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Mã, hệ thống sông Lam (sông Cả), hệ thống sông Thu Bồn, hệ thống sông Ba (sông Đà Rằng), hệ thống sông Đồng Nai, hệ thống sông Mê Công (sông Cửu Long), ngoài ra là các hệ thống sông nhỏ và rời rạc nằm dọc ven biển Quảng Ninh và Trung Bộ nước ta.
2. Đặc điểm của mạng lưới sông ngòi nước ta:
2.1. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước nhưng ít sông lớn:
Theo như nhưng số liệu thống kê ở thời điểm hiện tài thì Việt Nam có khoảng hơn 2300 con sông dài trên 10km. Trong đó, có tới 93% là những con sông ngắn và nhỏ. Còn các con sông lớn như sông Mê Công, sông Hồng chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta, tạo nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn và vô cùng phì nhiêu.
2.2. Lượng nước trên hệ thống sông ngòi của nước ta thay đổi theo mùa:
Do khí hậu nước ta có 2 mùa chủ yếu là mùa khô và mùa mưa được phân hóa rõ rệt. Tuy nhiên, thời gian xuất hiện mùa mưa thường có sự khác nhau giữa các vùng miền và khu vực, nó thường chậm dần từ Bắc vào Nam. Chẳng hạn như Tây Nguyên và Nam Bộ có mùa mưa trùng với mùa hè. Còn tháng nóng cực đại ở miền Bắc thường vào từ tháng 8. Riêng sông miền Trung có thêm đỉnh tiểu lũ tập trung vào đầu mùa hè (tháng 5 đến tháng 6), mùa nước lũ sẽ rơi vào khoảng từ tháng 11 đến tháng 12.
Sự chênh lệch lượng nước giữa 2 mùa rất rõ rệt. Trong mùa lũ, nước sông chiếm 60 – 90% lưu lượng cả năm, còn mùa cạn chỉ khoảng 20 – 30%. Tháng đỉnh lũ chiếm 25 – 30% lưu lượng nước cả năm. Còn tháng kiệt lũ thì lưu lượng nước chỉ còn 1 – 2% lưu lượng cả năm. Đôi khi sông còn cạn hết nước và để trơ ra đáy. Ngoài ra, chế độ nước sông có tính chất thất thường, phụ thuộc vào sự thất thường của thời tiết và khí hậu. Sự chênh lệch dòng chảy trong hai mùa rất lớn, ví dụ mùa lũ kéo dài từ 4-5 tháng, lượng nước lớn, mùa lũ có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam, lũ sớm nhất ở sông Kỳ Cùng, Bằng Giang, sau đó đến sông ngòi ở Bắc Bộ đến sông ở Bắc Trung Bộ rồi đến sông ở Duyên hải Nam Trung Bộ do liên quan đến hoạt động của hội tụ nội chí tuyến; mùa cạn kéo dài 7 tháng, lượng nước trên sông nhỏ chiếm 20-30%, sông ở Đông Bắc thấp nhất vào tháng 2 sông ở Đồng Bằng Bắc Bộ là tháng 3 và ở Bắc Trung Bộ là tháng tư, riêng sông Hinh, sông Thu Bồn thấp vào tháng 7-8. Ngoài ra còn sự chênh lệch giữa tháng lớn nhất và nhỏ nhất lớn: sông Hồng chênh lệch nước mùa lũ gấp bốn lần mùa cạn, nước dâng lên rất nhanh gây lũ đột ngột, sông Cửu Long chế độ dòng chảy điều hòa hơn nhưng chênh lệch lượng nước mùa lũ gấp bảy lần.
2.3. Sông ngòi của nước ta có nhiều phù sa:
Do đặc điểm địa hình nước ta là địa hình dốc với sức xâm thực mạnh vì thế hàm lượng phù sa rất lớn, tính trung bình ở khoảng 226 tấn/km2/năm. Trong đó sông Hồng là lớn nhất với 120 triệu tấn, tiếp đến là sông Cửu Long với 70 triệu tấn.
Nguyên nhân sông ngòi nước ta dồi dào phù sa là do nhiều nơi vẫn bị suy giảm độ bao phủ của rừng mạnh.
2.4. Chảy theo 2 hướng Tây Bắc Đông Nam hoặc vòng cung
Dòng chảy của mạng lưới sông ngòi bắt nguồn từ địa hình Việt Nam với phần lớn là đồi núi chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, vì thế các con sông cũng chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, điển hình như sông Hồng, sông Thái Bình…
Tuy nhien cũng có những con sông chạy theo hướng vòng cung, những con sông này thì chủ yếu ở vùng Đông Bắc như sông Cầu, sông Lục Nam…
Và những con sông theo hướng Tây sang Đông: sông Thu Bồn.
3. Giá trị của mạng lưới sông ngòi nước ta:
Sông ngòi từ xa xưa đã là nguồn sống của ông cha ta. Mang lại lượng giá trị không hề nhỏ. Không chỉ trong quá khứ mà ngay cả hiện tại, đặc điểm của sông ngòi Việt Nam cũng mang giá trị không hề nhỏ.
Ví dụ như có giá trị về thủy điện, thủy lợi, nông nghiệp (phù sa) và ở một số đọan trung lưu và hạ lưu còn phát triển GTVT. Ngoài ra, nó còn có giá trị về mặt du lịch, thủy sản,…
Sông ngòi còn có tác động đến đời sống sinh hoạt của người dân như:
Nông nghiệp: bồi tụ phù sa thành đồng bằng châu thổ
Ngư nghiệp: khai thác thủy, hải sản vùng sông, suối, mang lại giá trị cao.
Công nghiệp: đóng góp phần không hề nhỏ trong việc phát triển ngành công nghiệp năng lượng nước ta (thủy điện).
Dịch vụ: sông ngòi là tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị lớn, hàng loạt các hệ thống giao thông đường thủy ra đời.
4. Những vấn nạn về sông ngòi của Việt Nam:
Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm trầm trọng do các nguyên nhân sau đây:
– Nạn chặt, phá rừng xảy ra trầm trọng, nước mưa và bùn cát dồn xuống dòng sông, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội.
– Nước thải và rác thải của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt
– Vật liệu chìm đắm cản trở dòng chảy tự nhiên.
– Đánh bắt thủy sản bằng hóa chất điện.
– Liên hệ ở địa phương: về chăn nuôi lợn, nhiều hộ gia đình thường đưa trực tiếp phân và nước tiểu chưa qua xử lý đổ vào sông, hồ, gây ô nhiễm nguồn nước…
Và những điều trên bắt nguồn từ những hạn chế sau:
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo và nhiều bất cập; Thiếu các cơ chế, chính sách về môi trường đặc thù từ cấp trung ương đến địa phương
Kể từ khi ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cũng gây khó khăn trong công tác triển khai thi hành Luật trên địa bàn thủ đô, cụ thể như: Về cơ bản hệ thống văn bản đã đáp ứng được công tác quản lý môi trường đối với các dự án đầu tư mới, cũng như đối với các cơ sở đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn một số những khó khăn, vướng mắc và khó áp dụng do văn bản chậm được sửa đổi, bổ sung; chưa đáp ứng kịp thời với thực tế phát sinh việc gây ô nhiễm môi trường của các đối tượng bị điều chỉnh; Việc bất cập giữa Luật bảo vệ môi trường với Luật đầu tư công năm 2014 trong quá trình xin phê duyệt chủ trương đầu tư để làm cơ sở xác định thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư công theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật Bảo vệ Môi trường; cũng như chưa làm rõ được trách nhiệm thực hiện các cam kết đã nêu trong Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường khi triển khai dự án khi xảy ra trường hợp đơn vị được giao lập đề xuất Dự án đầu tư không phải là đơn vị được giao làm chủ đầu tư trong giai đoạn triển khai Dự án; Hiện nay Luật Thủ đô và Luật Bảo vệ môi trường nói chung cũng chưa quy định cụ thể việc thực hiện cưỡng chế thi hành trong lĩnh vực môi trường dẫn đến quyết định xử phạt không đảm bảo tính nghiêm minh; Nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường, nhất là cơ chế, chính sách hỗ trợ để di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng và không phù hợp quy hoạch ra khỏi khu vực nội thành còn thiếu và chậm ban hành.
Công tác bảo vệ môi trường tại nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn vướng mắc, khó khăn.
Việc triển khai các dự án đầu tư cho xử lý ô nhiễm môi trường còn chậm triển khai, thu hút các dự án ngoài ngân sách cho đầu tư xử lý môi trường còn ít
Mạng lưới quan trắc môi trường còn nhiều bất cập; Việc nâng cao trình độ cho kỹ thuật viên xử lý số liệu quan trắc tự động chưa được chú ý đúng mức.
Hạn chế về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về môi trường, tài nguyên thiên nhiên; Tình trạng đổ rác thải phế thải không đúng nơi quy định làm ảnh hưởng tới nguồn nước mặt vẫn còn, nhất là phế liệu xây dựng.
Nhiều cơ sở công nghiệp, sản xuất kinh doanh, dịch vụ chưa có ý thức chấp hành Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, không đầu tư xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm mặc dù đã được các cơ quan chuyên môn hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm.
Kinh phí chi thường xuyên từ nguồn sự nghiệp hằng năm của thành phố tuy đạt tỷ lệ gần 4%/năm, song chủ yếu dành cho các hoạt động duy trì vệ sinh môi trường, duy tu hạ tầng đô thị. Việc hướng dẫn sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường vẫn chưa cụ thể dẫn đến việc sử dụng kinh phí tại một số quận, huyện chưa đúng mục đích theo yêu cầu.
Bộ máy quản lý Nhà nước về môi trường nói chung, cán bộ quản lý môi trường từ Thành phố đến quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn còn thiếu, thậm chí kiêm nhiệm, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phân cấp quản lý. Nhiều khu, cụm công nghiệp, Ban quản lý hoặc đơn vị quản lý hạ tầng, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh chưa thực sự quan tâm đầu tư cho công tác quản lý môi trường.
5. Định hướng biện pháp cải thiện và phát triển mạng lưới sông ngòi nước ta:
Để đặc điểm sông ngòi Việt Nam không bị mai một. Là một người dân Việt Nam, chúng ta đã, đang và sẽ ở trên mảnh đất này vì thế chúng ta cần thực hiện và kêu gọi mọi người:
– Không đốt, chặt phá rừng bừa bãi
– Không vứt các chất thải chưa được xử lý trực tiếp xuống nguồn nước
– Phải xử lý chất thải từ các khu đô thị lớn bao gồm nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu công nghiệp
– Cần tích cực trong việc phòng chống thiên tai, lũ lụt
– Khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả và hợp lý nguồn tài nguyên.