Mẫu bài thu hoạch cải cách hành chính ở cơ sở mới nhất 2023

Khi tham gia các lớp bồi dưỡng chính trị về chủ đề cải cách hành chính nhà nước học viên sẽ thực hiện bài thu hoạch để ghi nhận lại những kiến thức đã học được tại các lớp bồi dưỡng này. Để thuận tiện cho học viên thực hiện bài thu hoạch, dưới đây là mẫu bài thu hoạch cải cách hành chính ở cơ sở mới nhất.

1. Tìm hiểu về bài thu hoạch cải cách hành chính ở cơ sở:

Cải cách hành chính được coi là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, là trọng tâm của công việc cải cách bộ máy nhà nước, nhằm tìm ra những giải pháp cải cách hành chính thích hợp giúp phát triển bộ máy quản lý nhà nước, xây dựng một nền hành chính dân chủ, thống nhất, có đủ quyền lực, năng lực để thực hiện đúng đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phục vụ đắc lực cho nhân dân. Chính vì vậy, cải cách hành chính mang tính hệ thống và lâu dài nhằm hoàn thiện hệ thống bộ máy hành chính nhà nước, nhằm đảm bảo cho nhà nước thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quản lý xã hội của mình.

Cải cách hành chính ở cơ sở được tiến hành ở địa phương, cụ thể là ở các cấp xã, huyện, tỉnh, dưới sự chỉ đạo của Đảng và các cơ quan nhà nước ở Trung ương. Chính quyền cơ sở xã, phường, thị trấn có vai trò, vị trí rất quan trọng trong tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, khai thác tiềm năng tại chỗ ở địa phương trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng. Cùng với sự lãnh đạo sát sao của Đảng ủy, sự kiểm tra giám sát thường xuyên của Hội đồng nhân dân, các tổ chức đoàn thể và các tầng lớp nhân dân, cải cách hành chính cơ sở chú trọng đến vai trò của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, huyện, tỉnh nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu đề ra. Ngoài ra,  cải cách hành chính cơ sở cũng cần có giải pháp cải cách thích hợp cụ thể từng địa phương, công tác chỉ đạo phải phù hợp với thực tiễn để có thể điều hành, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính một cách tốt nhất.

Theo đó, nhiều lớp bồi dưỡng chính trị về cải cách hành chính nhà nước được triển khai hiện nay. Vào cuối khóa học bồi dưỡng, học viên thường phải viết bài thu hoạch hay còn gọi là Bài thu hoạch cải cách hành chính ở cơ sở.

2. Mẫu viết bài thu hoạch cải cách hành chính ở cơ sở:

– Phần tiêu đề: Đầu tiên, khi viết bài thu hoạch cải cách hành chính ở cơ sở, học viên cần hoàn thành trang tiêu đề với một số nội dung như: họ và tên người thực hiện, tên cơ quan/đơn vị đào tạo học viên, lớp , tên đề tài của bài thu hoạch …. Chẳng hạn:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG …………………..

BÀI THU HOẠCH 

Tên đề tài:

Cải cách hành chính …

Họ và tên học viên: ……

NIÊN KHÓA: ……

– Phần nội dung: 

Trước hết mở đầu, học viên cần nêu được khái quát về mục tiêu, nội dung và tính cấp thiết của chương trình Cải cách hành chính ở cơ sở. Tiếp đến cần trình bày rõ nội dung về những kiến thức, hiểu biết mà học viên tiếp thu được trong suốt một khóa học, là nội dung quan trọng nhất mà học viên có thể phân tích ở hai khía cạnh lý luận và thực tiễn sau đó đưa ra kiến nghị và giải pháp phù hợp, cụ thể:

+ Về cơ sở lý luận của bài thu hoạch: phân tích một số nội dung như là khái niệm Cải cách hành chính là gì? Mục tiêu của chương trình Cải cách hành chính? Nội dung của chương trình Cải cách bao gồm những gì? Ví dụ:

* Cải cách thể chế hành chính Nhà nước: xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở Hiến pháp 2013; thực hiện các biện pháp đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách; tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật và hoàn thiện hệ thống thể chế, tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; …

* Cải cách thủ tục hành chính: cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, làm tinh gọn các thủ tục với người dân và doanh nghiệp để khi quyền lợi của họ bị xâm phạm thì giải quyết nhanh chóng; cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan, các ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước; kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các hủ tục hành chính mới theo quy định của pháp luật;…

* Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: kiểm tra, rà soát vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế hiện có của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương nhằm xác lập mô hình tổ chức phù hợp, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm quản lý thông nhất; …

* Hiện đại hóa hành chính: tiếp tục hoàn thiện hoạt động của Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet; công bố danh sách các dịch vụ hành chính công trên trang mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên internet; xây dựng trụ sở cơ quan hành chính ở địa phương hiện đại, …

+ Về Thực trạng Cải cách hành chính nhà nước ở cơ sở: ở mục này, có thể lựa chọn một địa phương cụ thể mà học viên hiểu rõ để phân tích. Thực trạng phân tích bao gồm những nội dung cơ bản:: khái quát về đặc điểm, tình hình hành chính của địa phương đó; phân tích về ưu nhược điểm và nguyên nhân của những hạn chế về hành chính ở địa phương đó, … Tùy thuộc vào từng địa phương cụ thể mà học viên tìm hiểu thực tiễn và phân tích những ưu điểm và nhược điểm cụ thể được rút ra từ thực trạng vấn đề còn tồn đọng ở địa phương. Có thể tham khảo một số  nguyên nhân bất cấp như sau:

* Do cải cách hành chính còn là công việc phức tạp và gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng văn bản pháp luật. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo và có nhiều văn bản chưa kịp thực hiện triển khai đã được thay thế bằng một văn bản khác; cũng như hệ thống tổ chức giữa các cơ quan về việc phân cấp phân quyền, hay chức năng còn chưa được rõ ràng;

* Bộ máy hành chính còn cồng kềnh, phức tạp. Tư tưởng về chế độ cũ đã ăn sâu vào tâm lý, đời sống của một bộ phận nhân dân;

* Cán bộ công chức phường chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong công tác cải cách hành chính, chưa tích cực tự mình nâng cao trình độ trước yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới, nhiều cán bộ thực hiện nhiệm vụ còn hời hợt, lỏng lẻo chưa thực sự giải quyết dứt điểm nhu cầu, mong muốn của người dân.

+ Phần kiến nghị và giải pháp cải cách hành chính cơ sở: Học viên căn cứ vào những hạn chế đã phân tích ở mục thực trạng để đưa ra những kiến nghị và giải pháp phù hợp với tình hình ở địa phương, những kiến nghị này có thể là gửi trực tiếp đến lãnh đạo địa phương và các cơ quan chuyên môn khác xem xét. Lưu ý những giải pháp, kiến nghị thể hiện tư duy sáng tạo của học viên, học viên cần đưa ra những phương hướng mới, phù hợp với thực tiễn và có thể áp dụng mang lại hiệu quả lâu dài.

Ví dụ một số giải pháp, kiến nghị cải cách hành chính cơ sở như sau:

* Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, giáo dục đạo đức, lối sống, phong cách giao tiếp cán bộ, công chức, tuyên truyền giáo dục và đưa nội dung Luật Cán bộ, Luật Công chức, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức vào bài giảng.

* Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về công vụ, mạnh dạn xử lý những cán bộ, công chức có biểu hiện, thái độ nhũng nhiễu, hách dịch, thiếu tôn trọng, gây khó khăn cho công dân trong quá trình thủ tục hành chính, đồng thời đôn đốc cán bộ, công chức thực hiện các nội dung, chương trình cải cách hành chính của địa phương, đơn vị;

* Nâng cao cơ chế giám sát cán bộ công chức về việc sử dụng hiệu quả thời giờ làm việc trong giờ hành chính, khi tiếp xúc với nhân dân;

* Nâng cao cơ chế giám sát của người dân khi tiếp xúc với cán bộ, công chức. Đồng thời có chính sách đãi ngộ tốt đối với cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính đối với cá nhân, tổ chức, tạo thu nhập chính đáng để cán bộ, công chức an tâm công tác.

– Phần kết bài: chốt lại nội dung và mục tiêu của chương trình Cải cách hành chính ở cơ sở là xong. Cải cách hành chính vừa là mục tiêu, đồng thời là động lực trực tiếp thúc đẩy sự phát triển đời sống kinh tế – xã hội của đất nước trong tiến trình hòa nhập quốc tế.  Cải cách hành chính không tách rời sự lãnh đạo của Đảng, sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân. 

3. Mục tiêu của bài thu hoạch cải cách hành chính cơ sở:

– Tìm hiểu thực tiễn thực trạng tiến hành cải cách hành chính trên địa bàn, đưa ra những phân tích về ưu điểm và hạn chế của việc cải cách hành chính tại địa phương. Từ đó xây dựng và ngày càng hoàn thiện các cơ quan hành chính nhà nước ở Địa phương hoạt động trong sạch, lành mạnh, đạt hiệu quả cao;

– Phân tích những nguyên nhân cải cách hành chính tại địa phương chưa hiệu quả, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị cụ thể phù hợp với địa phương đó, đẩy mạnh hoạt động quản lý nhà nước cơ sở, đảm bảo trật tự, an ninh xã hội, duy trì phát triển kinh tế theo định hướng của nhà nước;

– Phân tích thực tiễn góp phần nâng cao cải cách hành chính ở cơ sở, nhằm xây dựng cơ quan hành chính Nhà nước,  hoàn thiện đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở có đầy đủ phẩm chất chính trị, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội và phục vụ nhân dân ở địa phương và đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com