Mẫu bài văn cảm nhận về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Mẫu bài văn cảm nhận về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

Mẫu bài văn cảm nhận về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

Tác giả Tô Hoài? Tác phẩm Vợ chồng A Phủ? Dàn ý cảm nhận về nhân vật Mị? Cảm nhận về nhân vật Mị – mẫu 1? Cảm nhận về nhân vật Mị – mẫu 2?

Nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài được nhà văn khắc học và xây dựng là một cô gái xinh đẹp, tài hoa và yêu đời nhưng cuộc đời lại bi thảm và khổ cực bắt đầu từ khi về làm dâu nhà thống lý Pá Tra. Nhưng với sức sống tiềm tàng mãnh liệt của mình, Mị đã không đầu hàng số phận mà quyết vùng lên giải phóng cho chính bản thân mình cũng như những số phận bị áp bức khác. Mị là một nhân vật để lại thật nhiều suy ngẫm cho bao thế hệ người đọc. Hãy cùng có thời gian tìm hiểu về nhân vật Mị thông qua bài viết dưới đây.  

1. Tác giả Tô Hoài:

Tô Hoài (1920 – 2014), tên khai sinh của ông là Nguyễn Sen. Tô Hoài sinh ra tại quê cha, ở lại phố Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê mẹ, làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Ông có vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng miền trên đất nước ta. 

Những sáng tác của ông thiên về thể hiện những sự thật trong cuộc sống thường nhật. Tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại  như truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, kịch bản, tùy bút… 

Năm 1996, ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. 

Một số các tác phẩm tiêu biểu của ông: 

– Truyện Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941)

– Truyện O chuột (tập truyện ngắn, 1942)

– Truyện Cỏ dại (hồi ký, 1944)

– Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)

– Truyện Tự truyện (1978)

– Truyện Quê nhà (tiểu thuyết, 1981)

– Truyện Cát bụi chân ai (hồi ký, 1992)

– Truyện Chiều chiều (tiểu thuyết, 1999)

– Truyện Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 2010)

2. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ:

Xuất xứ:  “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm đặc sắc nhất của tác giả Tô Hoài trong tập truyện Tây Bắc (1953).

Hoàn cảnh viết truyện: Truyện được viết năm 1952 và là kết quả của chuyến đi thực tế 8 tháng “cùng ăn, cùng ở, cùng giữ” của Tô Hoài với đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc trong 8 tháng với đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc trên núi cao đến các bản làng mới giải phóng.

 Tóm tắt nội dung: 

Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” gồm 3 phần:

Phần 1: Từ đầu đến “Đến bao giờ chết thì thôi”: Nói về hoàn cảnh sống khổ sở của Mị và những mong ước,  hi vọng của cô gái này.

Phần 2. Tiếp theo đến “Vì thế mà sinh sự đánh nhau ở Hồng Ngài”: Giới thiệu về cuộc đời của A Phủ.

Phần 3. Còn lại cuộc gặp gỡ giữa Mị và A Phủ. Sau đó hai người đồng ý giải thoát cho nhau. 

3. Dàn ý cảm nhận về nhân vật Mị:

3.1. Mở bài:

Giới thiệu một cách khái quát về tác giả, tác phẩm:

– Tô Hoài được biết đến là nhà văn hiện thực nổi tiếng trong nền văn học học hiện đại Việt Nam. Trong suốt cuộc đời, ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị nhân văn đồng thời phản ánh hiện thực một cách khách quan, chân thực mang đến cho người đọc những cảm xúc đa dạng khác nhau.

– “Vợ chồng A Phủ” được trích trong tập “Tây Bắc” là truyện ngắn tiêu biểu và chứa đựng nhiều giá trị, tư tưởng lớn của nhà văn Tô Hoài.

Giới thiệu về nhân vật Mị: Mị là nhân vật chính của câu chuyện, đại diện cho vẻ đẹp và phẩm chất con người ở vùng núi Tây Bắc.

3.2. Thân bài:

Cảm nhận về nhân vật Mị: 

“Mị là một cô gái đẹp và tài hoa”

‐ Trong làng, Mị là cô gái trẻ đẹp và rất tài hoa.

‐ “Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo.” → Mị có tài thổi sáo.

‐ Có rất nhiều chàng trai trong làng thích và theo đuổi Mị.

‐ Không chỉ tài năng, có ngoại hình đẹp mà Mị còn là cô gái chăm chỉ, chịu khó.

“Mị là người con gái có những phẩm chất tốt đẹp”

‐ Có ý thức đấu tranh, không khuất phục

‐ Hiếu thảo: sẵn sàng làm nương ngô để trả nợ cho bố mẹ, chấp nhận số phận phải làm con dâu gán nợ, nhiều lần cô muốn tìm đến cái chết nhưng cuối cùng không thể thực hiện vì thương cha Mẹ.

‐ Yêu đời và yêu tự do: mặc dù bị nhốt trong phòng nhưng vẫn khao khát được đi chơi xuân, được thổi sáo, thả hồn trong tiếng sáo bay bổng.

Khao khát sống, sức sống tiềm tàng mạnh mẽ

Trong đêm tình mùa xuân:

– Mị ở trong căn phòng tối nghe thấy tiếng sáo và những âm thanh vui vẻ của lễ hội mùa xuân trong không gian xung quanh

– Mị nhẩm theo lời bài hát

– Mị uống rượu để quên đi nỗi tủi nhục của kiếp sống khổ cực

– Nghe tiếng nhạc, tâm hồn Mị được hồi sinh và kí ức tuổi trê sống dậy: những kỉ niệm tuổi trẻ, khát khao yêu thương trong Mị ùa về và Mị càng  ý thức sâu sắc về thân phận tủi nhục, cay đắng của mình

– Mị khao khát được đi chơi, Mị sửa soạn để đi chơi

– A Sử về thấy Mị đành đi chơi, trói đứng Mị vào cột trong căn buồng tối

→ Mặc dù A Sử trói Mị, trói thể xác của Mị nhưng không thể nào trói được tâm hồn mãnh liệt, khát khao tự do cháy bỏng của Mị.

“Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ”

– Lúc đầu, nhìn A Phủ bị trói, Mị dửng dưng, không quan tâm

– Khi nhìn thấy giọt nước mắt của A  Phủ: Mị chợt tỉnh ngộ ,thương cho A Phủ và thương cho mình, thấy nhà Pá Tra sao ác độc đến như vậy

– Mị bỗng nảy ra ý định cắt dây cởi trói cho A Phủ, nhưng rồi lại sợ

– Cuối cùng, Mi quyết định cắt dây cởi trói cho A Phủ và hai người chạy trốn khỏi làng Hồng Ngài

Bởi lòng ham sống mãnh liệt, mà Mị đã sống lại một cách hoàn toàn cả về thể xác cũng như tinh thần.

Trong Mi luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ, cháy bỏng trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bị bùng cháy lên mạnh mẽ.

“Sức phản kháng mãnh liệt”

‐ Lớp tan chảy lớp bằng đây trong lòng Mị bởi sự xuất hiện của “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của Á Phú.

‐ Nhìn A Phủ mà Mị nghĩ đến mình ngày trước, Mị căm giận nhà thống lý Pá Tra, thấy bất bình, thấy xót xa cho một kiếp người chẳng bằng con bò bị mất, phải chết vì một con bò ấy=> Nhận thức sự tương đồng trong số phận bất hạnh giữa Mị và A Phủ.

‐ Mi đấu tranh tư tưởng rồi quyết định cứu người dù đã nghĩ đến hậu quả

‐ Mị vội vàng cởi trói cho A Phủ, rồi nói một tiếng “Đi ngay.”=> Lòng nhân ái của Mị đã chiến thắng nỗi sợ hãi.

‐ Mị đứng lặng trong bóng tối suy tư rồi vùng chạy theo A Phủ: “Cho tôi theo với, ở đây thì chết mất” → hành động tự giải thoát khỏi sợi dây trói vô hình của thần quyền

Sự phản kháng mạnh mẽ, ý thức mưu cầu tự do, lòng ham sống, ham tự do mãnh liệt đang cháy ngùn ngụt trong lòng của người đàn bà nhiều năm vốn đã chai lì, lạnh giá.

Mị là người con gái lặng lẽ mà mạnh mẽ, tiềm tàng sức sống, hành đóng của Mị đã đạp đổ cường quyền, thần quyền của bè lũ thống trị miền núi.

3.3. Kết bài: 

Tổng kết về nhân vật Mị và nêu cảm nhận của bản thân.

4. Cảm nhận về nhân vật Mị – mẫu 1:

Trong văn xuôi hiện đại Việt Nam thế kỷ XX, đề tài miền núi khá nổi bật. Tuy đề tài không mới nhưng tác giả luôn có dịp vận dụng vấn đề rất sâu sắc, nhấn mạnh hình tượng nhân vật. Mỗi tác giả có những cách nhìn khác nhau, và Tô Hoài là tác giả đồng cảm với những vất vả của người dân miền núi, đặc biệt là người phụ nữ tiêu biểu trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, đó là một điểm riêng rất đặc biệt của Tô Hoài.

Trong Vợ Chồng A Phủ Mị được khắc họa lên là một cô gái có số phận éo le, tủi phận nhưng phẩm chất đẹp vô cùng. Cô gái xinh đẹp và tài hoa này sống trong thời đại phong kiến ​​đầy rẫy những hủ tục vô lý và áp bức. Cha mẹ khất nợ nên cô bị bắt để trả nợ, chủ nợ là Thống Lý Pá Tra đòi bắt cô về làm dâu vì tội khất nợ. Từ đó, những đau khổ, tủi nhục của cô gái này bắt đầu xảy ra. Nói là về làm dâu, nhưng thực chất cô là nô lệ của thống đốc. Mị trở thành một cô gái vô cảm với mọi thứ, bị tê liệt ý thức, sống bất cần với những thói quen gượng ép, đánh đập vũ phu, hành hạ dã man của người chồng bạo lực là con trai thống lý Pá Tra, khiến Mị đau đớn không nói nên lời. 

Từ khi cuộc sống của Mị bị cầm chân trong nhà Thống Lí thì những giấc mơ của Mị đã biến mất, phai mờ dần trong tâm trí cô. Cô bị đối xử còn không bằng một con vật, cuộc sống của cô rơi vào sự đau khổ cực cùng. Về làm dâu một gia đình giàu có, những tưởng mình sẽ có cuộc sống sung sướng, đủ đầy nhưng không phải vậy, đó chỉ là vỏ bọc mà thôi. Ngày này qua ngày khác, Mị phải ở trong bếp, nơi Mị làm việc từ sáng đến tận khuya. Năm này qua năm khác Mị chỉ quanh quẩn trong căn phòng tối, ánh sáng hắt ra từ ô cửa sổ nhỏ, chẳng biết là sương hay là khói. Mị, một thiếu nữ đang ở tuổi xanh, tuổi trăng tròn với bao hy vọng và yêu đời bỗng trở thành một người đàn bà dần héo úa. Mị làm việc không nghỉ, từ sáng đến tối, “con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ. Đàn bà con gái nhà này thì vùi đầu vào việc cả ngày lẫn đêm”. Có thể thấy, số phận của người thiếu nữ yêu đời, tràn đầy ước mơ, hy vọng, bị vùi dập giờ chỉ còn là một cô gái đau khổ vô tri, không còn tình cảm. Sau nhiều đau khổ, kháng cự, cô quyết định tìm đến cái chết bằng lá ngón để giải thoát tất cả. Giờ đây Mị chẳng còn tha thiết gì sống nữa. 

Dù bên ngoài Mị như chẳng còn quan tâm đến thế giới này nhưng trong tâm hồn cô gái trẻ này luôn cháy bỏng khát khao được tự do, được là chính mình, được sống cuộc sống của riêng mình. Khát vọng này giống như ngọn lửa nhỏ cháy trong đống tro tàn, chỉ một làn gió cũng thổi tắt được. Bị ép đến đường cùng, vì thương  cha mẹ mà phải hy sinh thân mình để cứu gia đình, để rồi phải sống cuộc đời tăm tối, đau khổ. 

Đêm mùa xuân năm ấy lại đến rộn ràng, náo nức khắp đất trời với tiếng nhảy múa, ca hát, thổi sáo hòa trong bản giao hưởng thiên nhiên. Lúc này ở trong nhà nghe thấy tiếng của mùa xuân vọng vào, Mị giờ đây không còn lầm lì trong cảm xúc chai sạn nữa, mà cảm xúc đã được đánh thức trở lại. Mị trở lại với tâm hồn yêu đời tự do xưa kia. Tiếng sáo văng vẳng trong đầu Mị những giai điệu vui tươi, cô hát một bài hát để nhớ về ngày xưa. Không chịu được, Mị liền uống rượu cho quên hết ưu phiền, hối hận. Lúc đó Mị cảm thấy dường như mình đang trẻ lại, Mị vui vẻ và Mị quyết định đứng dậy và chuẩn bị đi ra ngoài. Nhưng tất cả đã kết thúc khi A Sử nhìn thấy và trói Mị vào một cây sào. Khoảnh khắc đó, nỗi đau dâng lên từ tâm hồn đến thể xác. Mị muốn thoát ra nhưng A Sử đã dập tắt và bóp nghẹt khát vọng mong manh ấy.

Một lần nữa sức sống trong Mị đã được trỗi dậy một cách mãnh liệt khi nhìn thấy A Phủ – một tôi tớ của Thống Lí đang bị trói vào cột. Nước mắt của A Phủ rơi xuống hõm má đã thức tỉnh Mị phải vùng dậy, phải đứng lên để đòi lấy quyền được sống, được yêu thương, tự do cho chính mình.

Tô Hoài đã khắc họa rất tuyệt vời diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị. Chính ngòi bút sắc sảo ấy đã khiến người đọc cảm nhận và thấu hiểu được tâm hồn, cảm xúc của nhân vật, làm bật lên vẻ đẹp tâm hồn của người con gái này.

5. Cảm nhận về nhân vật Mị – mẫu 2:

Tô Hoài là một trong những minh chứng rõ nét nhất về tinh thần lao động sáng tạo, về công phu rèn luyện tay nghề của một người viết văn xuôi ở Việt Nam. 

Ông đã hơn nửa thế kỷ cầm bút viết.Ông được chủ tịch nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I – 1996). Nhà văn Tô Hoài đã gửi đến chúng ta một khối lượng tác phẩm ấn tượng: hơn 100 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau. Tuy nhiên,  những trang viết thực sự đạt chất lượng cao và gây ấn tượng tượng mạnh mẽ của người đọc của cây bút này thể hiện ở ba mảng đề: đề tài miền núi Tây Bắc, đề tài vùng ven thành Hà Nội và các đề tài dành cho thiếu nhi. Nói riêng về đề tài miền núi Tây Bắc, truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” trong tập truyện Tây Bắc (1953) chính là một trong những thành tựu nổi bật của nhà văn Tô Hoài. Trong truyện ngắn này, nhà văn đã thành công trong việc xây dựng xuất sắc hình tượng nhân vật Mị, đặc biệt là đoạn cô bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra cho đến khi trốn thoát khỏi Hồng Ngài.

Chúng ta có thể thấy rằng Mị là một cô gái con nhà nghèo nhưng xinh đẹp, tài hoa, yêu đời và khát khao tự do. Vì ngày xưa, khi lấy vợ là mẹ Mị, bố Mị không có đủ tiền cưới nên phải đến vay nhà thống lý là bố của Pá Tra bây giờ. Hằng năm ông phải trả lãi ruộng ngô cho chủ nợ. Cho đến khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được hết nợ. Người vợ chết rồi cũng chưa trả hết nợ. Mặc dù vậy, khi đến tuổi yêu đương, Mị được rất nhiều chàng trai mê say theo đuổi vì sắc đẹp cũng như vì phẩm hạnh, suốt đêm lúc nào cũng có người đứng thổi sáo xung quanh vách hoặc thổi sáo đi theo Mị. Mị cũng là cô gái thổi sáo giỏi, hát hay. Mỗi khi nghe thấy tiếng sáo, lòng Mị háo hức, dường như được sống lại cũng thiết tha bổi hổi rồi ngồi nhẩm thầm, Ngân nga bài hát của người đang thổi. Mặc dù khát khao được sống như thế nhưng cũng có lúc Mị muốn tự sát trong lần trốn chạy về nhà bố. Nhưng vì nghĩ đến người cha già, nếu như mình bỏ chạy thì bố mình sẽ phải trả nợ, Mị không cam tâm làm vậy nên cô lại lủi thủi quay trở lại. Và cũng vì ham được sống nên Mị không thể nào chấp nhận kiếp sống tủi nhục, không bằng con vật này rồi phải chết đi không có nghĩa lí gì. Nhưng đối với Mị, thời điểm ấy, cái chết là phương tiện duy nhất để giải thoát Mị khỏi cuộc đời tăm tối này. 

Không chỉ vậy, Mị còn là cô gái sớm gặp phải đau khổ, bất hạnh đến cùng cực đồng thời cô còn là nạn nhân của sự đầu độc, áp chế về tinh thần. Một đêm khuya nghe tiếng gõ tường, tưởng là chỗ hẹn của người tình nên Mị dỡ bức tường gỗ ra và A Sử đã bắt cô làm vợ để làm dâu gạt nợ cho nhà Thống lý Pá Tra. Bao nhiêu ước mơ tươi đẹp của mùa xuân đều bị chôn vùi. Mị đau buồn có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc. Mị thậm chí đã hái lá ngón rừng giấu trong áo rồi trốn về nhà để chào cha lần cuối cùng rồi tự tử. Khi nghe lời than thở và giải thích của người cha ốm yếu, Mị không đành lòng chết bởi nếu Mị chết thì bố Mị còn đau khổ hơn bây giờ gấp nhiều lần. Vì vậy, Mị đành phải trở lại nhà thống lý để làm nô lệ. Mị bị chà đạp gần như chỉ còn là công cụ biết nói, Mị không còn có cảm xúc, thậm chí còn không nhận thức mình là ai nữa: Ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa (…). Còn ngựa con trâu làm có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, còn được nghỉ, còn đây thân đàn bà con gái trong cái ngôi nhà này thì vùi đầu vào làm việc cả ngày lẫn đêm như không biết ngày và đêm nữa vậy. Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa đến nỗi dường như Mị bị chai lì mọi cảm giác đến mất cả đời sống ý thức. Cái buồng Mị nằm kín như bưng từ đầu tới chân, không có một cái cửa nào mà chỉ có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào trông ra cũng trăng trắng không biết là sương hay nắng. Mị đã suy nghĩ rằng mình sẽ cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông này mà nhìn trông ra, cho đến bao giờ chết thì chết thôi. 

Thế nhưng, Mị là một cô gái có sức sống tiềm tàng, một khao khát tự do, hạnh phúc mãnh liệt. Không có sự bạo tàn nào vùi dập, trói buộc nổi, nhất là khi được ngoại cảnh tác động. Khi mùa xuân tràn về các làng Mèo, trai gái tụ tập bên nhau nô đùa, nhảy múa, thổi sáo gọi bạn tình, Mị đã sống lại những chuỗi ngày tự do. Ngồi trong căn phòng tăm tối, Mị lén uống rượu uống ừng ực từng bát mà bên tai vẫn văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng. Dù chẳng năm nào A Sử cho cô đi chơi tết, nhưng cô rất khao khát được đi như bao cô gái khác cùng trang lứa.

Hành động của Mị tới chỗ góc nhà lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng, chứng tỏ cô không cam chịu bóng tối ngột ngạt, u ám của kiếp nô lệ phong kiến. Trong phút giây, Mị đã quên đi cảnh ngộ thực tại để hành động theo tiếng gọi giục giã, tha thiết, rạo rực, cháy bỏng từ trái tim khát khao hạnh phúc, tình yêu của bản thân mình, Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách chuẩn bị đi chơi. Bất ngờ, A Sử đã tàn nhẫn trói đứng cô vào cột nhà, quấn luôn tóc trên cột. Nhưng cái kiểu trói thời trung cổ ấy của A Sử cũng không dập tắt được lòng ham sống vẫn âm ỉ ,tiềm tàng trong tâm hồn Mị. Tiếng sáo du dương trầm bổng, tượng trưng cho sức sống mùa xuân của tuổi trẻ mạnh đến nỗi tuy Mị bị trói nhưng vẫn không biết mình đang bị trói. Tiếng sáo đã đưa cô đi theo những cuộc chơi và Mị cố vùng bước đi trong cảnh bi thảm: tay chân đau không cựa được. Tuy cả đêm ấy Mị phải trói đứng, khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức nhưng trong lòng cô vẫn nồng nàn tha thiết nhớ cuộc vui. Thật dữ dội làm sao cái sức sống ấy đặc biệt hình ảnh A Phủ bị trói đứng một lần nữa lại đánh thức nơi Mị nỗi tủi nhục của thân phận “không bằng con ngựa” của mình đồng thời khơi dậy lòng trắc ẩn tiềm tàng trong cô. A Phủ là một chàng trai tràn trề sinh lực, lao động giỏi, con nhà nghèo, bố mẹ chết sớm, lưu lạc đến Hồng Ngài làm thuê, do cùng bọn con trai làng sinh sự đánh nhau với A Sử vào dịp chơi tết. A Phủ bị “bắt sống, trói gô chân tay lại” khiêng về nhà Thống lý. Từ đó, anh phải đi ở trừ nợ cho nhà Pá Tra. Trong một lần chăn bò, chẳng may hổ ăn thịt mất một con bò, Pá Tra đẩy A Phủ vào cột, hai tay bắt ôm quặt lên. Rôi dây mây quấn từ chân lên vai, sang hôm sau Pá Tra quảng thêm một vòng thòng lọng vào cổ. Thế là A Phủ không cúi, không còn lúc lắc được nữa”. Nhìn cảnh ngộ A Phủ lúc đầu, Mị hãy còn thái độ thản nhiên, sau đó, trông thấy thứ ngôn ngữ câm lặng phát ra từ dòng nước mắt của A Phủ, cô xúc động, thương cảm và đồng cảm với anh. Đồng thời, giọt nước mắt ấy như tiếng gọi thiêng liêng của tính giai cấp và ý thức phản kháng đối với Mị. 

Vì thế, Mị liền hành động một cách táo bạo. Cô cởi trói cho A Phủ rồi cùng anh bỏ trốn khỏi Hồng Ngài, chạy sang Phiềng Sa. Lúc ấy, trong cảnh nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng A Phủ Đương biết có người bước lại. Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phì từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng: “đi ngay…” rồi Mị nghẹn lại, A Phủ bỗng khụy xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật qsức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối.

Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm, nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy (..) và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi. “Nhân chi sơ tính bổn thiện”. Hành động trên đây có xuất phát từ tấm lòng “thương người như thể thương thân”, từ sự thôi thúc cấp bách của cảnh ngộ hiện tại, từ tiếng gọi thiêng liêng, bất tử của cuộc sống độc lập – tự do. Cô cởi trói cho A Phủ cũng là từ cởi trói xiềng xích đang đè nặng lên chính cuộc đời của mình, Cứu A Phủ là Mị đã cứu mình một lúc vượt qua hai tầng địa ngục đày đọa con người một cách dã man: tầng địa ngục phong kiến và tầng địa ngục mê tín – thần quyền. Thật đáng biểu dương làm sao cho hình ảnh hai con người trẻ tuổi, nhựa sống bị phong kiến trói đứng rồi vùng dậy một cách mạnh mẽ. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com