Mẫu biên bản giao nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về mới nhất.

Biên bản giao nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về là gì? Mẫu biên bản giao nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về? Hướng dẫn, lưu ý soạn thảo mẫu biên bản giao nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về? Nguyên nhân khiến tội phạm mua bán người diễn biến phức tạp? Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm mua bán người ở Việt Nam trong tình hình mới?

Chính phủ Việt Nam chưa thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu về xóa bỏ nạn buôn người, nhưng đang có những nỗ lực đáng kể để thực hiện việc này. Nạn nhân chủ yếu của tệ nạn này là phụ nữ và trẻ em. Đa số là phụ nữ, thuộc các dân tộc thiểu số, bị lừa bán ra nước ngoài (90% bị bán sang Trung Quốc), bị cưỡng ép kết hôn, làm vợ người dân bản địa và cưỡng bức lao động. Trường hợp các nạn nhân được giao nhận trở về đất nước tuy vẫn còn rất ít nhưng vẫn có những trường hợp may mắn trốn thoát sau thời gian dài trở thành đối tượng của tệ nạn buôn người. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về mẫu biên bản giao nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về và hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn này.

Tổng đài LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.0191

1. Biên bản giao nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về là gì?

Trong thời gian qua, tội phạm mua bán người đang có chiều hướng phức tạp, đặc biệt là nạn mua bán phụ nữ và trẻ em đang là một hiện tượng nhức nhối ở nước ta hiện nay. Để đấu tranh phòng ngừa tội phạm mua bán người, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật và các biên bản liên quan, trong đó có mẫu biên bản đề cập đến vấn đề giao nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về. Các văn bản này đã tạo dựng một khung pháp lý quan trọng làm cơ sở cho cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán người.

Mẫu biên bản giao nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc giao nhận phụ nữ trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về. Mẫu nêu rõ nội dung giao nhận người giữa bên giao và bên nhận, tài liệu và các vấn đề liên quan đến nạn nhân.

2. Mẫu biên bản giao nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————

BIÊN BẢN

Giao, nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về

Hồi …….. giờ……, ngày ……./…../……., tại ……….. , chúng tôi gồm:

  1. Ông (bà) …. , đại diện cơ quan….(bên giao);
  1. Ông (bà) …. , đại diện cơ quan….(bên nhận);

Đã tiến hành giao, nhận … Công dân Việt Nam là nạn nhân bị buôn bán từ nước … trở về, kèm theo tài liệu và các vấn đề liên quan đến nạn nhân: ….

Biên bản này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản .

BÊN GIAO

(Ký, ghi rõ họ tên)

BÊN NHẬN

(Ký, ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn, lưu ý soạn thảo mẫu biên bản giao nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về:

Phần mở đầu:

+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.

+ Tên biên bản cụ thể là biên bản giao nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về.

+ Các thông tin liên quan tới thời gian lập biên bản và địa điểm giao nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về.

Phần nội dung chính của biên bản:

+ Họ tên đầy đủ của đại diện cơ quan bên giao và bên nhận.

+ Nội dung biên bản giao nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về.

+ Tài liệu và các vấn đề liên quan đến nạn nhân.

+ Số lượng biên bản.

Phần cuối biên bản:

+ Ký và ghi rõ họ tên của cán bộ đại diện bên giao.

+ Ký và ghi rõ họ tên của cán bộ đại diện bên nhận.

4. Nguyên nhân khiến tội phạm mua bán người diễn biến phức tạp:

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động của tội phạm mua bán người và tạo ra nhiều khó khăn cho các cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm này. Hầu hết các nạn nhân đều tập trung ở khu vực nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, các tỉnh giáp biên giới, là những người thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định, trình độ văn hóa thấp.

Vì lợi dụng sự ít hiểu biết nên các đối tượng này dễ trở thành nạn nhân của những vụ mua bán người ra nước ngoài. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước nói chung chưa theo kịp sự phát triển và thay đổi của nền kinh tế mở, hội nhập quốc tế. Công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, đặc biệt là các ngành, nghề kinh doanh, dịch vụ như hoạt động môi giới nuôi con nuôi, hỗ trợ kết hôn, giới thiệu việc làm, đưa người đi lao động hoặc du lịch ở nước ngoài, kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ… có lúc, có nơi bị buông lỏng cảnh gác.

Ngoài ra, do ảnh hưởng, tác động và sự móc nối của tội phạm quốc tế, một số kẻ phạn tội đã coi hoạt động tội phạm là một “nghề” kiếm sống và làm giàu bất hợp pháp. Trong đó, lợi dụng vị trí địa lý, hội nhập quốc tế để tổ chức mua bán người xuyên quốc gia đang ngày càng được tội phạm quan tâm. Trong khi đó, công tác tuyên truyền để mọi người dân, đặc biệt là đối với nhóm phụ nữ, trẻ em có nguy cơ cao để nâng cao ý thức chủ động phòng ngừa và khả năng tự bảo vệ còn yếu. Việc điều tra, truy tố, thu thập chứng cứ về bọn tội phạm còn gặp nhiều khó khăn do tính chất, thủ đoạn và phạm vi hoạt động của loại tội phạm này rất phức tạp, do đó, nhiều kẻ buôn người chưa bị phát hiện, trừng trị thích đáng cũng là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của tệ nạn này.

5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm mua bán người ở Việt Nam trong tình hình mới:

Hiện nay, tình hình tội phạm mua bán người có nhiều diễn biến phức tạp, thủ đoạn mua bán người ngày càng tinh vi. Trong những năm qua, tội phạm mua bán người trên các tuyến biên giới có chiều hướng gia tăng. Để ngăn chặn và đẩy lùi tình hình tội mua bán người chúng ta cần áp dụng tổng hợp một số các giải pháp sau đây:

– Xây dựng và hoàn thiện những quy định pháp luật về đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ và trẻ em. Quy định cụ thể và nghiêm khắc các chế tài trừng trị những hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em.

-Tăng cường các hoạt động phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử:

Lực lượng Công an nhân dân phải phối hợp chặt chẽ với Bộ đội biên phòng, lực lượng Hải quan và các ngành hữu quan để kịp thời phát hiện điều tra khám phá những đường dây mua bán phụ nữ và trẻ em, phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát và Toà án nhanh chóng truy tố, xét xử công khai, với mức hình phạt nghiêm khắc để vừa trừng trị, giáo dục người phạm tội, vừa có ý nghĩa răn đe phòng ngừa chung. Trừng trị nghiêm khắc những băng nhóm có tổ chức, những tên cầm đầu, chủ mưu.

– Tuyên truyền, phòng ngừa tội phạm.

Chúng ta cần đổi mới công tác giáo dục, truyền thông về tội phạm mua bán người với nội dung và hình thức phong phú hơn nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tội phạm mua bán người; và tập trung tuyên truyền sâu rộng đến những đối tượng có nguy cơ cao như các tỉnh vùng sâu, vùng xa, nơi nhiều phụ nữ có xu hướng lấy chồng nước ngoài, các bé gái có hoàn cảnh đặc biệt,… không để họ trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người. Đặc biệt, trong công tác tuyên truyền cần chú trọng tới việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định pháp luật mới về tội phạm mua bán người.

Các cơ quan ban ngành từ trung ương tới địa phương đẩy mạnh công tác công tác tuyên truyền, kịp thời phổ biến chính sách pháp luật, phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người, chỉ đạo các cơ quan báo chí, đài truyền hình tăng thời lượng phát sóng, xây dựng các chuyên mục tuyên truyền về phòng, chống tội phạm mua bán người. Tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác hỗ trợ nạn nhân tại cấp cơ sở.

Làm tốt công tác đấu tranh cơ bản, rà soát các đường dây, ổ nhóm tội phạm mua bán người, bồi dưỡng cho nhân viên mạng lưới bí mật nắm các nguồn tin về cá nhân tổ chức đường dây ổ nhóm có dấu hiệu rủ rê, lôi kéo phụ nữ ra nước ngoài, kết hôn với người nước ngoài bất hợp pháp hoặc đi làm những nghề có thu nhập cao.

Ngành Công an phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng các địa phương và các lực lượng chức năng trong công tác tuần tra, kiểm soát, trao đổi các thông tin về đường dây, các đầu mối nghi vấn, băng, ổ nhóm tội phạm mua bán người, nạn nhân bị mua bán để tiến hành kết hợp những tài liệu, chứng cứ thu thập được, xác lập chuyên án, đấu tranh truy bắt các đối tượng và giải cứu nạn nhân bị mua bán.

– Nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục.

Chính quyền địa phương, đặc biệt là những vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa cần làm tốt công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục cho những đối tượng có nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em, nhờ đó họ có thể tiếp cận với thông tin từ các phương tiện truyền thông để tự bảo vệ mình. Cần đưa vào chương trình giáo dục ở bậc Tiểu học và Trung học vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em, cung cấp cho các em các phương thức phòng ngừa trong môi trường xã hội phức tạp, tạo cho các em có “cơ chế phòng vệ” ngay từ tuổi nhỏ.

Tăng cường công tác hợp tác quốc tế.

Công an các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với Cục đối ngoại – Bộ Công an xác minh, tra cứu thông tin đối tượng có liên quan về đường dây mua bán có yếu tố nước ngoài, cũng như trong quá trình đấu tranh truy bắt, giải cứu nạn nhân.

Các lực lượng trong nước cần phối hợp với lực lượng chức năng của các nước có chung đường biên giới, hợp tác chặt chẽ với Cơ quan Biên phòng các nước trong việc tập huấn nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát biên giới; xây dựng, quản lý dữ liệu xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu.

Nhận thức được tính nguy hiểm của loại hoạt động này, cũng như việc cần phải hợp tác ở mức độ quốc tế cho việc phòng và chống buôn bán người, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những thỏa thuận chung thông qua các văn kiện quốc tế để tạo cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát những hành vi mang tính tội phạm này.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com