Biên bản họp đề nghị công nhận giám đốc là gì? Mẫu biên bản họp đề nghị công nhận giám đốc? Hướng dẫn soạn thảo biên bản họp đề nghị công nhận giám đốc? Một số quy định của pháp luật về giám đốc?
Giám đốc là một chức vụ quan trọng của bất cứ một công ty nào. Giám đốc là người trực tiếp điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu sự giám sát của hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vậy nên, một công ty không thể vận hành tốt nếu không có sự quản lý của giám đốc. Biên bản họp đề nghị công nhận giám đốc là một mẫu biên bản quan trọng được sử dụng để đề nghị công nhận giám đốc hợp pháp của công ty. Biên bản này là căn cứ để xác định chức danh giám đốc thuộc về ai. Vậy, mẫu biên bản này được quy định ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc tìm hiểu về mẫu biên bản này và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất.
Tổng đài LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.0191
1. Biên bản họp đề nghị công nhận giám đốc là gì?
Giám đốc có vai trò quan trọng, là một người từ một nhóm người quản lý dẫn dắt hoặc giám sát một khu vực cụ thể của một công ty. Các công ty sử dụng thuật ngữ này thường có nhiều giám đốc trải rộng trên các chức năng hoặc vai trò kinh doanh khác nhau. Giám đốc thường báo cáo trực tiếp cho phó chủ tịch hoặc giám đốc điều hành trực tiếp để cho họ biết tiến độ hoàn thành công việc của tổ chức. Mẫu biên bản họp đề nghị công nhận giám đốc được các doanh nghiệp lập ra để lựa chọn và công nhận giám đốc phù hợp với công ty, chịu trách nhiệm với việc quản lý và điều hành công ty.
Trách nhiệm của giám đốc là rất lớn vì vậy giám đốc xứng đáng được hưởng thù lao và quyền lợi tương xứng với kết quả mang lại.
Mẫu biên bản họp đề nghị công nhận giám đốc là mẫu biên bản được lập ra để đề nghị về việc công nhận giám đốc. Mẫu nêu rõ nội dung đề nghị, thời gian và địa điểm lập biên bản, thành phần tham gia và nội dung cuộc họp,…. Sau khi lập biên bản họp đề nghị công nhận giám đốc cần có đủ chữ ký của thư ký hội nghị và chủ trì hội nghị để biên bản có hiệu lực.
2. Mẫu biên bản họp đề nghị công nhận giám đốc:
(1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…….., ngày …… tháng ……. năm 20…
BIÊN BẢN HỌP
(Tổ chức, những người góp vốn thành lập trung tâm)
V/v đề nghị công nhận giám đốc
I. Thời gian, địa điểm
1. Thời gian: Bắt đầu từ …. giờ…. ngày …. tháng …. năm ………
2. Địa điểm: tại ……..
II. Thành phần
1. Thành phần: (ghi đầy đủ thành phần được triệu tập theo quy định):
2. Số lượng được triệu tập:
Có mặt: …./…. Vắng mặt: …../…. (lý do): ……….
3. Chủ trì Hội nghị: đ/c …….. chức danh ……..
4. Thư ký Hội nghị: đ/c …….. chức danh ……..
III. Nội dung
1. Nêu lý do công nhận giám đốc; Tóm tắt quy trình lựa chọn giám đốc; Điều kiện, tiêu chuẩn công nhận giám đốc.
2. Tóm tắt ý kiến nhận xét, đánh giá của các thành viên tham dự Hội nghị về nhân sự giới thiệu đề nghị công nhận giám đốc.
3. Hội nghị tiến hành biểu quyết về nhân sự đề nghị công nhận giám đốc.
Kết quả:
a) Số phiếu phát ra: ……. phiếu;
b) Số phiếu thu về: ……. phiếu;
c) Số phiếu hợp lệ: ……. phiếu;
d) Số phiếu không hợp lệ: ……. phiếu;
đ) Số phiếu đồng ý đề nghị công nhận: ………phiếu/…….. phiếu (…….. %);
e) Số phiếu không đồng ý đề nghị công nhận: …….. phiếu/ …… phiếu (………%).
(Có biên bản kiểm phiếu kèm theo)
Biên bản này được lập thành 02 bản và được các thành viên tham dự Hội nghị nhất trí thông qua.
Hội nghị kết thúc vào ……. giờ…. ngày …. tháng …. năm ………../.
THƯ KÝ HỘI NGHỊ
(ký, ghi rõ họ tên)
CHỦ TRÌ HỘI NGHỊ
(ký, ghi rõ họ tên)
(1) Tên trung tâm; tổ chức đề nghị thành lập trung tâm.
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản họp đề nghị công nhận giám đốc:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản (Tổ chức, những người góp vốn thành lập trung tâm) V/v đề nghị công nhận giám đốc.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thời gian, địa điểm bắt đầu cuộc họp.
+ Thành phần tham dự cuộc họp.
+ Nội dung cuộc họp.
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian kết thúc biên bản.
+ Ký và ghi rõ họ tên của thư ký hội nghị.
+ Ký và ghi rõ họ tên của chủ trì hội nghị.
4. Một số quy định của pháp luật về giám đốc:
Theo Điều 63 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về: Giám đốc, Tổng giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn có nội dung như sau:
“1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
h) Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
i) Kiến nghị phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
k) Tuyển dụng lao động;
l) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, hợp đồng lao động.”
Theo Điều 162 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về: Giám đốc, Tổng giám đốc công ty cổ phần có nội dung như sau:
“1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao.
Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
e) Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
g) Tuyển dụng lao động;
h) Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
i) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
4. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Trường hợp điều hành trái với quy định tại khoản này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.
5. Đối với công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
b) Không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ;
c) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty.”
– Chức năng nhiệm vụ của giám đốc công ty cổ phần được quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 như thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị, quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, tuyển dụng lao đồng, quyết định các vấn đề tiền lương và quyền lợi khác cho người lao động trong công ty, quản lý quy chế nội bộ công ty, kiến nghị các phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh,….
Khoản 4 điều 184 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về: Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh có nội dung như sau:
4. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các nghĩa vụ sau đây:
a) Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợp danh;
b) Triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên; ký nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
c) Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh;
d) Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật;
đ) Đại diện cho công ty với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án; đại diện cho công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
e) Nghĩa vụ khác do Điều lệ công ty quy định.
– Nhiệm vụ của giám đốc công ty hợp danh được quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 như quản lý và điều hành các công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh, đại diện công ty tham gia các quan hệ pháp luật như là nguyên đơn, bị đơn trong các tranh chấp, triệu tập và tổ chức các cuộc họp hội đồng thành viên, tổ chức sắp xếp, lưu trữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hóa đơn, các chứng từ tài liệu của công ty,…
Theo Điều 190 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về: Quản lý doanh nghiệp tư nhân có nội dung như sau:
“1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
– Nhiệm vụ của giám đốc doanh nghiệp tư nhân: vì là doanh nghiệp có mô hình đặc biệt, do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình nên giám đốc doanh nghiệp tư nhân cũng đồng thời là chủ doanh nghiệp. Giám đốc sẽ làm nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp được quy định tại Điều 185 Luật doanh nghiệp 2014 như quyết định tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đại diện doanh nghiệp tham gia các quan hệ pháp luật, thực hiện các nghĩa vụ tài chính của công ty,…”