Mẫu biên bản khảo sát sơ bộ và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất.

Biên bản khảo sát sơ bộ là gì? Biên bản khảo sát sơ bộ? Hướng dẫn soạn thảo biên bản khảo sát sơ bộ? Một số quy định của pháp luật về đánh giá ngoài của tổ chức kiểm định?

Khảo sát sơ bộ được hiểu cơ bản là hoạt động kiểm tra nhằm thu thập nguồn thông tin tổng quát, đối chiếu cơ bản các trạng thái thể hiện của sự vật, hiện tượng để tìm hiểu bản chất, xu hướng của sự vật, hiện tượng đó. Trong mội trường giáo dục, việc các đoàn đánh giá thực hiện việc khảo sát sơ bộ là rất cần thiết và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của nhà trường, trung tâm giáo dục. Mẫu biên bản khảo sát sơ bộ được sử dụng trong hoàn cảnh đó và được sử dụng phổ biến hiện nay. Vậy, biên bản khảo sát sơ bộ được quy định ra sao, có nội dung như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc tìm hiểu về mẫu biên bản này và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất.

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

1. Biên bản khảo sát sơ bộ là gì?

Khảo sát là một phương pháp thu thập thông tin từ một số cá nhân và các nguồn khác (gọi là một mẫu) để tìm hiểu về sự phổ biến lớn hơn mà mẫu đó đưa ra. Mỗi các cuộc khảo sát có nhiều dạng và phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Hoạt động khảo sát sơ bộ đánh giá ngoài không chỉ thực hiện công tác kiểm định đánh giá chất lượng giáo dục của các Trường, mà còn có tư vấn giúp Nhà trường ngày càng hoàn thiện hơn trong công tác quản lý, nâng cao tổng thể hoạt động, đáp ứng nhu cầu xã hội trong điều kiện tự chủ. Biên bản khảo sát sơ bộ đánh giá ngoài được sử dụng trong quá trình đoàn khảo sát làm việc để ghi chép lại nội dung và diễn biến của toàn bộ buổi khảo sát.

Mẫu biên bản khảo sát sơ bộ đánh giá ngoài là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc khảo sát sơ bộ đánh giá ngoài. Mẫu biên bản nêu rõ thành phần tham gia khảo sát, nội dung khảo sát bao gồm những trao đổi về kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá, những yêu cầu cụ thể đối với trường và kế hoạch khảo sát chính thức,… Sau khi biên bản được lập ra phải có đầy đủ chữ ký của hiệu trưởng và trưởng ban đánh giá ngoài để biên ban có giá trị.

2. Mẫu biên bản khảo sát sơ bộ:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO….

ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI

TRƯỜNG ……

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

………, ngày…tháng….năm….

BIÊN BẢN KHẢO SÁT SƠ BỘ

Hôm nay, ……ngày……..tháng…….năm……… đại diện Đoàn đánh giá ngoài tiến hành khảo sát sơ bộ tại Trường…

I. THÀNH PHẦN

1. Đoàn đánh giá ngoài

– Ông (Bà):… Trưởng đoàn

– Ông (Bà):…Thư ký

2. Trường (trung tâm)

– Ông (Bà):…. Hiệu trưởng (Giám đốc), Chủ tịch HĐTĐG

– Ông (Bà):…. Phó Hiệu trưởng (Phó Giám đốc), Phó CT HĐTĐG

– Ông (Bà):…. Thư ký HĐTĐG

– Ông (Bà): ….

– …..

II. NỘI DUNG

1. Trao đổi về kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá……

2. Những yêu cầu cụ thể đối với trường…….

3. Kế hoạch khảo sát chính thức…….

Buổi làm việc kết thúc hồi….giờ….. cùng ngày.

Biên bản được lập thành 3 bản, mỗi bên giữ 1 bản và 1 bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo để báo cáo./.

HIỆU TRƯỞNG

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

TRƯỞNG ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI

(Ký và ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản khảo sát sơ bộ:

– Phần mở đầu:

+ Sở giáo dục và đào tạo.

+ Tên trường.

+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.

+ Tên biên bản cụ thể là biên bản khảo sát sơ bộ.

+ Các thông tin liên quan tới thời gian và địa điểm lập biên bản.

– Phần nội dung chính của biên bản:

+ Thành phần tham gia bao đồm đoàn đánh giá ngoài và ban chấp hành trường.

+ Nội dung biên bản khảo sát sơ bộ.

– Phần cuối biên bản:

+ Thời gian kết thúc buổi làm việc.

+ Ký tên, đóng dấu của hiệu trưởng

+ Ký và ghi rõ họ tên của trưởng đoàn đánh giá ngoài.

4. Một số quy định của pháp luật về đánh giá ngoài của tổ chức kiểm định:

Theo quy định tại Điều 26, 28 của Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT, hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài sẽ bao gồm:

+ Công văn đăng ký đánh giá ngoài, trong đó có nêu rõ nguyện vọng đánh giá ngoài trường trung học để được công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục hoặc công nhận đạt chuẩn quốc gia hoặc đồng thời công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia;

+ Báo cáo tự đánh giá: 02 bản.

Theo Điều 12 Thông tư 27/2018/TT-BLĐTBXH quy định về: Các bước đánh giá ngoài có nội dung như sau:

“Đánh giá ngoài được thực hiện theo các bước:

1. Đăng ký đánh giá ngoài.

2. Thành lập đoàn đánh giá ngoài.

3. Khảo sát thực tế của đoàn đánh giá ngoài.

4. Lập hồ sơ đánh giá ngoài.”

Theo Điều 13 Thông tư 27/2018/TT-BLĐTBXH quy định về: Điều kiện đánh giá ngoài có nội dung như sau:

“1. Điều kiện đánh giá ngoài đối với kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

a) Hoàn thành tự đánh giá chất lượng và có báo cáo tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

b) 100% ngành, nghề đào tạo đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc được cơ quan, cấp có thẩm quyền cho phép đào tạo theo quy định;

c) Tối thiểu 50% chương trình đào tạo trình độ sơ cấp đang tổ chức đào tạo đã có ít nhất 1 (một) khóa học sinh tốt nghiệp khi kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp;

d) Tối thiểu 50% chương trình đào tạo trình độ trung cấp đang tổ chức đào tạo có ít nhất 1 (một) khóa học sinh, sinh viên tốt nghiệp khi kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp;

đ) Tối thiểu 50% chương trình đào tạo trình độ trung cấp, 50% chương trình đào tạo trình độ cao đẳng đang tổ chức đào tạo có ít nhất 1 (một) khóa học sinh, sinh viên tốt nghiệp khi kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng.

2. Điều kiện đánh giá ngoài đối với kiểm định chất lượng chương trình đào tạo:

a) Hoàn thành tự đánh giá chất lượng và có báo cáo tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo;

b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với ngành, nghề đăng ký kiểm định chất lượng chương trình đào tạo;

c) Chương trình đào tạo đã có ít nhất 1 (một) khóa học sinh, sinh viên tốt nghiệp.

3. Tổ chức kiểm định không được thực hiện đánh giá ngoài đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp mà tổ chức kiểm định có vốn góp, cổ phần; không được thực hiện đánh giá ngoài đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị có tổ chức kiểm định.”

Theo Điều 15 Thông tư 27/2018/TT-BLĐTBXH quy định về: Thành lập đoàn đánh giá ngoài có nội dung như sau:

“1. Số lượng thành viên đoàn đánh giá ngoài là số lẻ và đáp ứng yêu cầu:

a) Đối với kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Đoàn đánh giá ngoài có tối thiểu 5 (năm) kiểm định viên;

b) Đối với kiểm định chất lượng chương trình đào tạo: Đoàn đánh giá ngoài có 3 (ba) hoặc 5 (năm) kiểm định viên.

2. Thành phần của đoàn đánh giá ngoài bao gồm: Trưởng đoàn, thư ký và các thành viên khác trong đoàn.

3. Đoàn đánh giá ngoài đảm bảo:

a) Đối với kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đoàn đánh giá ngoài phải đảm bảo ít nhất 70% nhóm ngành, nghề đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có kiểm định viên có chuyên môn phù hợp;

b) Đối với kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, đoàn đánh giá ngoài phải có ít nhất 1 (một) kiểm định viên có chuyên môn phù hợp với nhóm ngành, nghề đào tạo có chương trình đào tạo được đánh giá;

c) Kiểm định viên có chuyên môn phù hợp với nhóm ngành, nghề đào tạo là kiểm định viên được đào tạo chuyên môn về nhóm ngành, nghề đào tạo (nhóm ngành, nghề đào tạo được nêu tại Thông tư này là Mã cấp III do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tại danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng); có ít nhất 05 năm kinh nghiệm tham gia giảng dạy mô-đun, môn học của chương trình đào tạo thuộc nhóm ngành, nghề đào tạo hoặc có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến nhóm ngành, nghề đào tạo;

d) Tổ chức kiểm định chịu trách nhiệm lựa chọn kiểm định viên có chuyên môn phù hợp tham gia đoàn đánh giá ngoài căn cứ vào kinh nghiệm, chuyên môn đào tạo của kiểm định viên;

đ) Trường hợp cần thiết, tổ chức kiểm định có thể huy động chuyên gia có chuyên môn phù hợp để tham gia khảo sát thực tế và tư vấn cho đoàn đánh giá ngoài. Chuyên gia tham gia khảo sát thực tế và tư vấn cho đoàn đánh giá ngoài (sau đây gọi là chuyên gia) phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 17 Thông tư này.

4. Điều kiện đối với thành viên trong đoàn đánh giá ngoài như sau:

a) Có thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp còn thời hạn sử dụng;

b) Trưởng đoàn, thư ký‎ đoàn đánh giá ngoài của kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Có kinh nghiệm quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ sở giáo dục đại học; đã tham gia đoàn đánh giá ngoài hoặc đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề hoặc đoàn đánh giá ngoài của kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp;

c) Trưởng đoàn, thư ký‎ đoàn đánh giá ngoài của kiểm định chất lượng chương trình đào tạo: Có kinh nghiệm quản lý cấp khoa trở lên hoặc tương đương; đã tham gia đoàn đánh giá ngoài hoặc đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề hoặc đoàn đánh giá ngoài của kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp;

d) Có hợp đồng lao động làm việc cho tổ chức kiểm định về việc tham gia đoàn đánh giá ngoài đối với trường hợp không phải là kiểm định viên làm việc toàn thời gian theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc tối thiểu từ 12 tháng trở lên cho tổ chức kiểm định;

đ) Có cam kết về việc đồng ý tham gia đoàn đánh giá ngoài và cam kết không vi phạm một trong những trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này và Điều 18 Thông tư này.

5. Những trường hợp kiểm định viên không được tham gia đánh giá ngoài tại cơ sở được đánh giá ngoài:

a) Trong thời gian 05 năm tính đến thời điểm thành lập đoàn đánh giá ngoài, kiểm định viên đã hoặc đang làm việc, học tập tại cơ sở được đánh giá ngoài;

b) Có vốn góp, cổ phần hoặc trong năm thực hiện đánh giá ngoài có thực hiện hợp đồng tư vấn tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp với cơ sở được đánh giá ngoài;

c) Có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị hoặc em ruột đang công tác tại cơ sở được đánh giá ngoài.

6. Người đứng đầu của tổ chức kiểm định là đơn vị sự nghiệp, tổng giám đốc hoặc giám đốc của tổ chức kiểm định là doanh nghiệp (sau đây gọi là người đứng đầu tổ chức kiểm định) ra quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài để thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Nội dung quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài nêu rõ thành phần đoàn đánh giá ngoài, chuyên gia (nếu có) và thời gian thực hiện đánh giá ngoài.

7. Trước khi ra quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài, tổ chức kiểm định phải lấy ý kiến của cơ sở được đánh giá ngoài về các thành viên dự kiến của đoàn đánh giá ngoài, chuyên gia (nếu có), thời gian khảo sát sơ bộ, khảo sát chính thức của đoàn đánh giá ngoài.

a) Sau thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được danh sách thành viên dự kiến của đoàn đánh giá ngoài và chuyên gia (nếu có), nếu cơ sở được đánh giá không có ý kiến thì coi như đã đồng ý với danh sách dự kiến của tổ chức kiểm định;

b) Trường hợp cơ sở được đánh giá ngoài có bằng chứng cho thấy thành viên dự kiến của đoàn đánh giá ngoài hoặc chuyên gia vi phạm một trong các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 , 3, 4, 5 và 6 của Điều này, cơ sở được đánh giá ngoài có quyền đề nghị tổ chức kiểm định thay đổi thành viên dự kiến của đoàn đánh giá ngoài nhưng không gợi ý hay đề xuất các cá nhân tham gia đoàn đánh giá ngoài.

8. Trường hợp thành viên đoàn đánh giá ngoài không thể tiếp tục tham gia đoàn, người đứng đầu tổ chức kiểm định ra quyết định thay thế thành viên đoàn đánh giá ngoài. Thành viên thay thế phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của vị trí thành viên được thay thế.

9. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi có quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài, quyết định thay thế thành viên đoàn đánh giá ngoài (nếu có), tổ chức kiểm định gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trên địa bàn của cơ sở được đánh giá bản sao quyết định qua thư điện tử, fax hoặc bằng đường bưu điện.”

Trên đây là những quy định của pháp luật về hoạt động đánh giá ngoài của tổ chức kiểm định được quy định chi tiết tại thông tư 27/2018/TT-BLĐTBXH quy định về quy chế đánh giá cấp thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp, quy trình, chu trình kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com