Mẫu biên bản nghiệm thu công tác thi công tầng lọc mới nhất.

Biên bản nghiệm thu công tác thi công tầng lọc là gì? Mẫu biên bản nghiệm thu công tác thi công tầng lọc? Hướng dẫn soạn thảo biên bản nghiệm thu công tác thi công tầng lọc? Nghiệm thu công trình?

Biên bản nghiệm thu xuất hiện trong quá trình nghiệm thu, đây là dạng giấy tờ được viết dưới dạng văn bản hoặc bảng biểu để ghi chép lại quá trình nghiệm thu, ghi lại quá trình hoàn thành công việc. Mẫu biên bản nghiệm thu công tác thi công tầng lọc là mẫu biên bản được sử dụng trong quá trình thi công công trình, hạng mục. Vậy, mẫu biên bản nghiệm thu công tác thi công tầng lọc được quy định và sử dụng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc tìm hiểu về mẫu biên bản này và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất.

Tổng đài LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.0191

1. Biên bản nghiệm thu công tác thi công tầng lọc là gì? 

Mẫu biên bản nghiệm thu công tác thi công tầng lọc là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép lại việc nghiệm thu công tác thi công tầng lọc. Mẫu biên bản nghiệm thu nêu rõ công trình hạng mục, thành phần tham gia nghiệm thu, thời gian và nội dung nghiệm thu, kết quả nghiệm thu… Mẫu biên bản nghiệm thu công tác thi công tầng lọc được ban hành kèm theo biên bản hoàn thành bộ phận công trình xây dựng. Những người tham gia trực tiếp nghiệm thu thường là đại diện ban quản lý dự án và đại diện nhà thầu thi công. Trong biên biên bản nghiệm thu công tác thi công tầng lọc cần nêu rõ họ tên, chức vụ của những người tham gia nghiệm thu.

Nghiệm thu là một bước vô cùng quan trọng để biết được sản phẩm có đảm bảo tiêu chuẩn về mặt chất lượng và có được sử dụng hay không.

Nội dung nghiệm thu luôn là phần được quan tâm nhất trong mẫu biên bản nghiệm thu công tác thi công tầng lọc và tất cả các biên bản nghiệm thu khác. Trong phần này sẽ có 2 công tác chính cần thực hiện là kiểm tra kết quả nghiệm thu và đưa ra nhận xét về chất lượng thi công. Mẫu biên bản nghiệm thu công tác thi công tầng lọc cần thể hiện rõ vị trí tầng lọc, các loại vải bọc, kích thước, đá dăm lọc và cát lọc được sử dụng.

2. Mẫu biên bản nghiệm thu công tác thi công tầng lọc: 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————-

BIÊN BẢN NGHIỆM THU CÔNG TÁC THI CÔNG TẦNG LỌC

(Kèm theo biên bản hoàn thành bộ phận công trình xây dựng số……..ngày…..tháng…….năm…….)

Công trình: ……

Hạng mục: ……

1. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

● Đại diện Ban quản lý Dự án (hoặc nhà thầu Tư vấn giám sát).

– Ông: …… Chức vụ: …..

● Đại diện Nhà thầu thi công: ……

– Ông: …… Chức vụ: …….

2. Thời gian nghiệm thu:

Bắt đầu: …….giờ……ngày……..tháng……..năm……….

Kết thúc: ……giờ……ngày……..tháng…….năm……

Tại công trình: ….

3. Nội dung nghiệm thu:

a/Kết quả kiểm tra:

STT Vị trí tầng lọc Vải lọc Đá dăm lọc Cát lọc
Loại vải Kích thước:
Dài x rộng (m)
Kích thước:
Dài x rộng x dày
(m)
Kích thước:
Dài x rộng x dày
(m)
1
2
3

b/ Nhận xét:

* Về tim tuyến: ……

(Có đúng tim tuyến theo bản vẽ thiết kế không)

* Về cao độ và độ phẳng của mặt nền trước khi thi công tầng lọc: ……

(Đánh giá cao độ mặt nền có đúng với cao độ thiết kế không, mặt nền có bằng phẳng không)
* Về độ phẳng của tầng lọc sau khi thi công: ………

CÁN BỘ GIÁM SÁT THI CÔNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP

(Ký, ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản nghiệm thu công tác thi công tầng lọc: 

– Phần mở đầu:

+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.

+ Tên biên bản cụ thể là biên bản nghiệm thu công tác thi công tầng lọc.

– Phần nội dung chính của biên bản:

+ Ghi đầy đủ các thông tin của công trình và hạng mục.

+ Thông tin thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu.

+ Thời gian bắt đầu và kết thúc nghiệm thu.

+ Nội dung nghiệm thu.

– Phần cuối biên bản:

+ Ký và ghi rõ họ tên của cán bộ giám sát thi công.

+ Ký và ghi rõ họ tên của kỹ thuật thi công trực tiếp.

4. Nghiệm thu công trình: 

– Định nghĩa:

Quy trình nghiệm thu công trình là kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Đây được hiểu là kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để đưa vào sử dụng. Quá trình nghiệm thu được thực hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã được thi công từ đó có các quyết định công trình có đủ chất lượng, kỹ thuật để được đưa vào sử dụng hay không.

Các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và lập bản vẽ hoàn công, trước khi tiến hành những công việc tiếp theo. Thông thường công tác kiểm tra, nghiệm thu công trình xây dựng gồm các công tác chủ yếu: kiểm tra vật liệu, cấu kiện, thiết bị; tổ chức các bước nghiệm thu. Các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu trước khi tiến hành những công việc tiếp theo.

– Nghiệm thu công trình bao gồm:

+ Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu.

+ Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng.

+ Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng.

+ Kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng.

+ Nhật ký thi công, nhật ký giám sát và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.

+ Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu.

Việc thực hiện nghiệm thu công trình là rất quan trọng và cần thiết cho mỗi công trình được xây dựng. Đây là những căn cứ, là sự đảm bảo an toàn và chất lượng của công trình mà nhà thầu đã thực hiện với chủ đầu tư theo đúng hợp đồng xây dựng và tuân thủ các quy trình xây dựng đúng pháp luật.

Trong quá trình nghiệm thu phát hiện các lỗi, những bộ phận kém chất lượng do lỗi của nhà thầu thì phải khắc phục hậu quả và chịu mọi chi phí kể cả chi phí kiểm định phúc tra. Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của chủ đầu tư thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả và đền bù phí tổn cho nhà thầu.

– Khi nghiệm thu công trình xây dựng, bao giờ cũng trải qua 3 bước sau:

+ Bước 1: Nghiệm thu công việc xây dựng.

Nội dung công tác nghiệm thu công việc xây dựng (công tác đất, cốp pha, cốt thép, bê tông, khối xây, cấu kiện, bộ phận kết cấu công trình, lắp đặt thiết bị và chạy thử không tải); tùy tình hình thực tế mà tổ chức thực hiện theo quy định.

– Kiểm tra hiện trạng đối tượng nghiệm thu.

– Kiểm tra hệ thống chống đỡ tạm, giàn giáo và các giải pháp bảo đảm an toàn.

– Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, máy móc thiết bị.

– Đối chiếu và so sánh những kết quả kiểm tra nêu trên với thiết kế được duyệt, quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng.

– Đánh giá kết quả công việc, đánh giá chất lượng đối với từng công việc xây dựng; lập bản vẽ hoàn công công việc. Cho phép chuyển công việc tiếp theo khi công việc trước đủ điều kiện nghiệm thu.

Từ các cơ sở nêu trên, lập biên bản nghiệm thu công trình.

+ Bước 2: Nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp.

– Thực hiện khi kết thúc các giai đoạn xây lắp nhằm đánh giá kết quả và chất lượng của từng giai đoạn xây lắp, trước khi Chủ đầu tư cho phép chuyển sang thi công giai đoạn xây lắp tiếp theo.

– Nội dung công tác nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp:

+ Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường; kiểm tra các biên bản nghiệm thu công việc, cấu kiện có liên quan.

+ Kiểm tra các kết quả thí nghiệm, đo lường để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện, kết cấu bộ phận công trình, thiết bị. Công việc kiểm tra là bắt buộc đối với:

–  Kết quả thử tải các loại bể chứa, thử áp lực đường ống…

– Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử máy móc thiết bị lắp đặt trong công trình: cấp điện, cấp nước, thoát nước, thang máy, điều hòa không khí trung tâm, báo cháy báo khói, chữa cháy, chống sét, quan sát – bảo vệ, mạng vi tính, điện thoạt, âm thanh, thiết bị của hệ thống điện tử, …

– Các tài liệu đo đạc kích thước hình học, tim, mốc, biến dạng, chuyển vị, thấm (nếu có), kiểm tra khối lượng kết cấu, bộ phận công trình.

+ Bước 3: Nghiệm thu hoàn thành công trình, hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng.

– Thực hiện khi kết thúc việc xây dựng để đánh giá chất lượng công trình và toàn bộ kết quả xây lắp trước khi đưa công trình hoặc hạng mục công trình vào sử dụng.

– Nội dung công tác nghiệm thu hoàn thành xây dựng:

+ Kiểm tra hiện trường

+ Kiểm tra toàn bộ khối lượng và chất lượng xây lắp (kỹ, mỹ thuật) của hạng mục hoặc toàn bộ công trình so với thiết kế được duyệt.

+ Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ.

+ Kết quả đo đạc, quan trắc lún và biến dạng (độ lún, độ nghiêng, chuyển vị ngang, góc xoay) của các hạng mục công trình (trụ tháp, nhà cao tầng hoặc kết cấu nhịp lớn, …) trong thời gian xây dựng (ngay sau khi thi công móng cho đến thời điểm nghiệm thu), đặc biệt là trong quá trình thử tải các loại bể.

+ Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động thực tế của công trình so với thiết kế được duyệt, quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tương ứng của Nhà nước, của ngành hiện hành được chấp thuận sử dụng và những điều khoản quy đinh tại hợp đồng xây lắp;

+ Kiểm tra chất lượng hồ sơ hoàn thành công. Tùy thuộc vào tính chất, quy mô công trình, chủ đầu tư xác định danh mục hồ sơ tài liệu phù hợp phục vụ nghiệm thu.

Trong trường hợp có những thay đổi so với thiết kế được duyệt, có các công việc chưa hoàn thành, hoặc những hư hỏng sai sót (kể cả những hư hỏng, sai xót đã được sửa chữa), các bên có liên quan phải lập, ký, đóng dấu các bảng kê theo mẫu quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com