Mẫu đơn đề nghị xác nhận, thanh toán, hỗ trợ mới nhất? Mẫu đơn đề nghị xác nhận, thanh toán, hỗ trợ mới nhất được hiểu như thế nào?
Hiện nay, việc các cơ quan nhà nước không còn xa lạ với đơn đề nghị xác nhận, thanh toán, hỗ trợ. Đơn đề nghị là văn bản hành chính được soạn thảo khi cá nhân, tổ chức mong muốn cơ quan có thẩm quyền, cơ quan nhà nước cấp trên phê duyệt xem xét giải quyết một vụ việc, sự việc nhất định. Đơn đề nghị phải viết rõ ràng nội dung, gửi đúng chủ thể, cơ quan có thẩm quyền, xác định được mục đích đề nghị,… Vậy, Mẫu đơn đề nghị xác nhận, thanh toán, hỗ trợ mới nhất? Mẫu đơn đề nghị xác nhận, thanh toán, hỗ trợ mới nhất được hiểu như thế nào? Đơn đề nghị được dùng trong trường hợp nào? Đơn đề nghị bao gồm những nội dung gì?
Cơ sở pháp lý:
– Luật khiếu nại năm 2011;
– Luật tiếp công dân năm 2013.
LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
1. Mẫu đơn đề nghị xác nhận, thanh toán, hỗ trợ mới nhất:
1.1. Mẫu đơn đề nghị xác nhận mới nhất:
Đơn đề nghị xác nhận mới nhất được soạn thảo theo mẫu sau đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN
Kính gửi: UBND phường/xã: ….
Tên tôi là:…
CMND số:.. Cấp ngày:…/…/….Nơi cấp…
Thường trú tại địa chỉ: …..
Nay tôi làm đơn này kính đề nghị UBND phường/xã:…. xác nhận cho tôi hiện đang có một căn nhà gắn liền với đất. Địa chỉ nhà số:… Khu phố:… Đường:…. Phường (xã):…. Thành phố/ Huyện…, tỉnh/thành phố:…………………, thừa đất này có nguồn gốc rõ ràng do gia đình tôi:
( ) Mua lại ( ) Xây dựng ( ) Được cho, tặng
Lý do xin xác nhận: Để bổ sung hồ sơ đăng ký sử dụng nước tại Công ty Cổ phần Cấp nước tỉnh……….., ngoài mục đích nêu trêu tôi không có bất kỳ lý do nào khác.
Tôi cam kết hiện có nhà trên đất đang sử dụng, không có tranh chấp, giải tỏa. Mọi tranh chấp pháp lý nếu có tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm, không khiếu nại – khiếu kiện đồng thời hoàn trả lại chi phí lắp đặt hệ thống nước cho Công ty CP cấp nước tỉnh….và chấp hành các quy định của Nhà nước.
Rất mong được quý cơ quan quan tâm và xác nhận.
…., ngày ….. tháng ….năm ….
XÁC NHẬN UBND PHƯỜNG (XÃ)
|
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký và ghi rõ họ tên) |
1.2. Mẫu đơn đề nghị thanh toán mới nhất:
Đơn đề nghị thanh toán mới nhất được soạn thảo theo mẫu sau đây:
Đơn vị: ……
Bộ phận: …. |
Mẫu số: 05-TT
(ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 24/12/2014 của Bộ trưởng BTC) |
GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN
Ngày……tháng…..năm……
Kính gửi:….
Họ và tên người đề nghị thanh toán: …..
Bộ phận (hoặc địa chỉ): ….
Nội dung thanh toán: ….
Số tiền: …..(Viết bằng chữ): ……
(Kèm theo: … chứng từ gốc)
Người đề nghị thanh toán
(Ký, họ tên) |
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) |
Người duyệt
(Ký, họ tên) |
1.3. Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ mới nhất:
Đơn đề nghị hỗ trợ mới nhất được soạn thảo theo mẫu sau đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ HỌC TẬP
(Dùng cho cha mẹ trẻ mẫu giáo hoặc người chăm sóc trẻ mẫu giáo học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập)
Kính gửi: Phòng Giáo dục và Đào tạo
Họ và tên cha mẹ (hoặc người chăm sóc): ….
Hộ khẩu thường trú tại: ….
Là cha/mẹ (hoặc người chăm sóc) của mẹ: …..
Sinh ngày:……
Dân tộc:….
Hiện tại học tại lớp:…..
Trường:…..
Tôi làm đơn này đề nghị các cấp quản lý xem xét, giải quyết cấp tiền hỗ trợ học tập theo quy định và chế độ hiện hành./.
…, ngày …… tháng ….. năm …..
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC
Cơ sở giáo dục:….
Xác nhận em:….
Hiện là trẻ mẫu giáo đang học tại:….
Các chi tiết nêu trong đơn là phù hợp với hồ sơ mà cơ sở giáo dục đang quản lý. Đang hưởng chính sách cùng tính chất tại trường (nếu có), số tiền:…… đồng/tháng và được hưởng….. tháng/năm.
Đề nghị các cấp quản lý xem xét, giải quyết tiền hỗ trợ học tập theo quy định và hỗ trợ hiện hành./.
…., ngày …….. tháng …….. năm ….
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng đấu)
2. Mẫu đơn đề nghị xác nhận, thanh toán, hỗ trợ mới nhất được hiểu như thế nào?
2.1. Đơn đề nghị được hiểu như thế nào?
Đơn đề nghị được hiểu là loại văn bản do cá nhân, tổ chức, tập thể sử dụng nhằm gửi đến các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các lãnh đạo cấp trên, từ đó chủ thể tiếp nhận đơn đề nghị tiến hành xem xét và giải quyết đề nghị.
Nhìn chung việc thực hiện kiến nghị, phản ánh đều là việc một công dân, cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất của bản thân đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Thực tế, quý bạn đọc hay nhầm lẫn giữa đơn đề nghị, đơn kiến nghị phản ánh và đơn khiếu nại, tuy nhiên quý bạn đọc cần lưu ý rằng các văn bản nêu trên hoàn toàn có sự khác nhau. Cụ thể:
– Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 thì Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức tiến hành khiếu nại phải tuân theo thủ tục do Luật khiếu nại hiện hành quy định. Khiếu nại chính là việc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính, quyết định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Khi các chủ thể khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình
– Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật tiếp công dân năm 2013 thì Kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân này về các vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
– Đề nghị là yêu cầu xem xét, giải quyết sự việc.
2.2. Đơn đề nghị được dùng trong trường hợp nào?
Hiện nay, Đơn đề nghị là văn bản ghi nhận về việc đề nghị của một tổ chức, cá nhân tới cơ quan có thẩm quyền để được xem xét và giải quyết đề nghị. Số lượng đơn đề nghị, kiến nghị của người dân lên cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc cấp trên ngày càng gia nhiều, mẫu Đơn đề nghị cũng ngày càng phổ biến.
Thực tế, đơn đề nghị được sử dụng phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực dân sự, hành chính, bảo hiểm, thậm chí trong lĩnh vực hình sự. Tuy nhiên, hiệ nay các mẫu đơn đề nghị được dùng nhiều nhất là đơn đề nghị xác nhận, đơn đề nghị thanh toán, đơn đề nghị hỗ trợ. Dưới đây là một số trường hợp cần dùng đến Đơn đề nghị:
– Đơn đề nghị xác nhận;
– Đơn đề nghị thanh toán;
– Đơn đề nghị hỗ trợ;
– Đơn đề nghị tăng lương;
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Đơn đề nghị giải quyết ly hôn đơn phương; giải quyết tranh chấp đất đai,…;
– Đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền xác nhận thông tin là đúng sự thật cho các cá nhân hoặc tổ chức.
– Đơn đề nghị thanh toán nợ giữa doanh nghiệp với nhau;
– Đơn đề nghị thanh toán nợ giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện lực, nước sinh hoạt với các cá nhân, tổ chức, hộ kinh doanh chậm thanh toán hóa đơn;
– Đơn đề nghị cấp lại thẻ căn cước công nhân/chứng minh nhân dân;
– Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội…
2.3. Đơn đề nghị xác nhân, thanh toán, hỗ trợ bao gồm những nội dung gì?
Hiện nay, chưa có quy định pháp luật quy định rõ ràng về đơn đề nghị cũng như nội dung đơn nghị do đó việc cá nhân, tổ chức, cơ quan khi tiến hành soạn thảo đơn đề nghị có nhiều băn khoăn, thắc mắc về việc soạn thảo đơn đề nghị cũng như các nội dung cần có trong đơn đề nghị gửi đến cơ quan có thẩm quyền nhằm mong muốn cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết. Vậy, qua quá trình làm việc và kinh nghiệm của mình, Luật LVN Group xin gửi đến quý bạn đọc, nội dung cơ bản trong đơn đề nghị bao gồm các nội dung sau:
(1) Quốc hiệu, tiêu ngữ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(2) Thông tin của chủ thể soạn thảo đơn đề nghị:
– Trường hợp là cá nhân soạn thảo đơn đề nghị thì cần phải có những thông tin cơ bản sau: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số chứng minh thư nhân dân/thẻ thẻ căn cước công dân/hộ chiếu, địa chỉ nơi cư trú,…
– Trường hợp là tổ chức soạn thảo đơn đề nghị: Tên tổ chức, mã số thuế, địa chỉ tổ chức hoạt động, thông tin người đại diện theo pháp luật của tổ chức.
(3) Nội dung đề nghị:
– Trình bày rõ ràng, rành mạch các nội dung thông tin vụ việc cần đề nghị;
– Ghi rõ thông tin các bên có liên quan đến vụ việc, tùy vào mục đích của đơn đề nghị (nếu có);
– Trường hợp cần thiết thì đơn đề nghị có thêm các giấy tờ, tài liệu kèm theo;