Mẫu đơn xin cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng (tại nhà) mới

Mẫu đơn xin cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng? Các hình thức cai nghiện ma tuý? Quy định về cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình, cộng đồng? Trình tự thủ tục nộp hồ sơ xin cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng?

Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng chính là việc những người nghiện ma túy thực hiện việc cai nghiện tự nguyện tại gia đình, tại cộng đồng với sự hỗ trợ chuyên môn của các tổ chức, các cá nhân cung cấp các dịch vụ cai nghiện ma túy, với sự phối hợp, sự trợ giúp của chính gia đình, của cộng đồng và sẽ chịu sự quản lý của chính Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Vậy mẫu đơn xin cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng (tại nhà) được soạn thảo như thế nào?

Căn cứ pháp lý:

– Luật Phòng chống ma tuý 2021

– Nghị định 116/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy.

LVN Group tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191

1. Mẫu đơn xin cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————-

…….., ngày …… tháng ….. năm 20….

ĐƠN XIN CAI NGHIỆN MA TUÝ TỰ NGUYỆN

Kính gửi: (1) ….

Tên tôi là:…

Sinh ngày … tháng … năm …

Quốc tịch: … Dân tộc: … Tôn giáo: …

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu số ………. do …..cấp ngày … tháng …. năm….

Hộ khẩu thường trú:…

Chỗ ở hiện nay: …

Nghề nghiệp:…

Địa chỉ liên hệ: …

Họ và tên của Bố:…

Sinh năm:…

Nghề nghiệp:…

Nơi ở:…

Họ và tên của mẹ:…

Sinh năm:…

Nghề nghiệp:…

Nơi ở: …

Họ và tên của anh/chị/em ruột:…

Sinh năm:…

Nghề nghiệp:…

Nơi ở: …

Họ và tên của vợ/chồng:…

Sinh năm:…

Nghề nghiệp:…

Nơi ở: …

Họ và tên của các con:…

Sinh năm:…

Nghề nghiệp:…

Nơi ở: …

Do nhận thức chưa đầy đủ nên tôi đã sử dụng ma tuý loại …. từ năm … hiện nay tôi đang nghiện ma tuý loại … bằng hình thức (2) …

Nay tôi làm đơn này xin được cai nghiện ma tuý tại gia đình bằng hình thức tự nguyện, với thời gian cai nghiện là … tháng.

Trong thời gian chữa bệnh, cai nghiện tại gia đình, tôi xin cam kết:

– Sẽ nghiêm túc thực hiện cai nghiện để đạt được kết quả tốt;

– Thực hiện đúng quy định về quy trình cai nghiện và chịu sự quản lý, theo dõi của gia đình;

Tôi xin chấp hành nghiêm những cam kết trên. Nếu vi phạm, tôi xin chịu các hình thức xử lý theo quy định.

Kính đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã …..(3)…..xem xét, giải quyết./.

XÁC NHẬN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký và ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn:

(1) Tên chức danh và tên đơn vị hành chính của người có thẩm quyền xem xét, giải quyết đơn (chính là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn) nơi người bị nghiện đang cư trú.

Ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã X, huyện Y, tỉnh Z.

(2) Liệt kê những loại ma túy mà người nghiện hiện đang sử dụng cùng với những hình thức sử dụng như tiêm, chích, hút,…

(3) Nơi gửi đơn.

2. Các hình thức cai nghiện ma tuý:

Tại khoản 13 Điều 2 Luật Phòng chống ma tuý 2021 có giải thích về cai nghiện ma tuý, theo điều này thì cai nghiện ma túy chính là quá trình thực hiện những hoạt động hỗ trợ về y tế, về tâm lý, về xã hội, giúp những người nghiện ma túy dừng sử dụng các chất ma túy, các thuốc gây nghiên, các thuốc hướng thần, để phục hồi về thể chất, tinh thần, và nâng cao nhận thức, thay đổi các hành vi nhằm để chấm dứt việc sử dụng trái phép các chất này.

Quy định của pháp luật về phòng chống ma tuý hiện nay có quy định hai biện pháp cai nghiện ma tuý đối với những đối tượng bị nghiện ma tuý, cụ thể như sau:

– Biện pháp cai nghiện ma tuý tự nguyện: bao gồm có cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và cai nghiện ma tuý tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma tuý.

– Biện pháp cai nghiện ma tuý bắt buộc: biện pháp này chỉ được thực hiện tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập. Biện pháp này cũng sẽ được áp dụng đối với những người từ đủ 12 tuổi trở lên bị áp dụng về biện pháp xử lý hành chính là đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính khi mà thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Không đăng ký hoặc không thực hiện hoặc là tự ý chấm dứt quá trình cai nghiện ma túy tự nguyện;

+ Trong thời gian đang thực hiện cai nghiện ma túy tự nguyện thì bị phát hiện sử dụng trái phép các chất ma túy;

+ Người nghiện ma túy ở những chất dạng thuốc phiện mà không đăng ký hay không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt quá trình điều trị nghiện những chất dạng thuốc phiện bằng thuốc những thay thế hoặc là thực hiện chấm dứt điều trị nghiện những chất dạng thuốc phiện bằng những thuốc thay thế do vi phạm những quy định về điều trị nghiện;

+ Trong khoảng thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà lại tái nghiện.

3. Quy định về cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình, cộng đồng:

Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng chính là việc những người nghiện ma túy thực hiện việc cai nghiện tự nguyện tại gia đình, tại cộng đồng với sự hỗ trợ chuyên môn của các tổ chức, các cá nhân cung cấp các dịch vụ cai nghiện ma túy, với sự phối hợp, sự trợ giúp của chính gia đình, của cộng đồng và sẽ chịu sự quản lý của chính Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

Tại Điều 30 Luật Phòng chống ma tuý 2021 có quy định về thời hạn cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, theo đó thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, tại cộng đồng là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.

Cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình, cộng đồng phải tuân thủ quy trình như sau:

– Tiếp nhận, phân loại:

+ Thu thập các thông tin cá nhân của những người nghiện ma túy nhằm để tư vấn xây dựng các kế hoạch cai nghiện, bao gồm: về độ tuổi, về giới tính, về tình trạng sức khỏe, về các loại ma túy sử dụng, về mức độ sử dụng, về trình độ học vấn, về nghề nghiệp và các vấn đề khác về bản thân, về gia đình người nghiện ma túy

+ Thông tin về các phương pháp cai nghiện, các chương trình cai nghiện; tư vấn và giải đáp các thắc mắc cho người nghiện ma túy.

+ Phân loại các đối tượng và tư vấn về xây dựng kế hoạch cai nghiện ma túy

– Điều trị cắt cơn, giải độc và điều trị các rối loạn tâm thần hay điều trị các bệnh lý khác:

+ Khám, xây dựng về bệnh án đối với những người cai nghiện; chú ý tới các dấu hiệu rối loạn tâm thần, bệnh cơ hội.

+ Xác định các loại ma túy, về liều lượng ma túy của người nghiện sử dụng nhằm để xây dựng phác đồ điều trị cắt cơn và giải độc theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

+ Tư vấn về tâm lý đối với những người nghiện trước khi điều trị cắt cơn, giải độc.

+ Thực hiện phác đồ điều trị theo những quy định, theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế. Kết hợp với sử dụng thuốc với những biện pháp tâm lý và những biện pháp vật lý trị liệu phục hồi về chức năng; kết hợp với điều trị cắt cơn và giải độc với điều trị rối loạn tâm thần và những bệnh cơ hội khác

– Giáo dục, tư vấn, phục hồi về hành vi, nhân cách:

+ Tổ chức dạy về văn hóa, học tập các chuyên đề về giáo dục công dân, về sức khỏe và cộng đồng, về pháp luật, đạo đức, về truyền thống dân tộc và các chuyên đề phù hợp khác với số lượng với trình độ học vấn người cai nghiện.

+ Tổ chức các hoạt động trị liệu tâm lý nhằm để điều trị các rối loạn tâm thần, để nâng cao kỹ năng sống, giá trị sống và tư duy tích cực, nâng cao kỹ năng tự quản lý bản thân cho những người cai nghiện.

+ Kết hợp với việc học tập, trị liệu với việc tư vấn và khuyến khích người cai nghiện tham gia những hoạt động lao động sinh hoạt hàng ngày, tạo thói quen tốt trong sinh hoạt.

+ Tổ chức thực hiện những hoạt động văn hóa, thể thao và các chương trình sinh hoạt tập thể, các trò chơi vận động cho người cai nghiện.

4. Trình tự thủ tục nộp hồ sơ xin cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng:

4.1. Hồ sơ xin cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng:

Người xin cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng hoặc gia đình, người giám hộ của chính người nghiện ma túy chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau:

– Đơn xin cai nghiện ma tuý tự nguyện

– Bản sơ yếu lý lịch của người nghiện ma túy.

4.2. Thủ tục nộp hồ sơ cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người xin cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng hoặc gia đình, người giám hộ của chính người nghiện ma túy nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng có thẩm quyền đó chính là Uỷ ban nhân dân cấp xã. Thông thường sẽ nộp hồ sơ qua “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của UBND cấp xã.

Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ

Công chức cấp xã sẽ tiếp nhận, kiểm tra tính pháp lý và các nội dung của hồ sơ:

– Trường hợp các giấy tờ trong hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận và viết giấy hẹn cho người nộp;

– Trường hợp các giấy tờ trong hồ sơ thiếu hoặc là không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ tiếp tục hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

Trong thời hạn là 03 ngày làm việc, bắt đầu kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, tổ công tác sẽ giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện thẩm tra hồ sơ, lập danh sách về đối tượng tự nguyện cai nghiện và sẽ làm văn bản trình lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trong thời hạn là 03 ngày, tính kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của tổ công tác thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ ra quyết định việc cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng cho người cai nghiện.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã nơi người có yêu cầu nộp hồ sơ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com