Mẫu đơn xin chuyển từ viên chức sang công chức mới nhất

Đơn xin chuyển từ viên chức sang công chức mới nhất? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin chuyển từ viên chức sang công chức? Điều kiện, hồ sơ và thủ tục chuyển từ viên chức sang công chức?

Hiện nay, nhiều trường hợp viên chức vì những lý do khác nhau sức khỏe, môi trường làm việc mà có nhu cầu chuyển từ viên chức sang công chức. Khi thực hiện thủ tục chuyển từ viên chức sang công chức thì cần chuẩn bị các loại giấy tờ theo quy định pháp luật, trong đó có mẫu đơn xin chuyển từ viên chức sang công chức. Vậy, Mẫu đơn xin chuyển từ viên chức sang công chức mới nhất được viết như thế nào? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin chuyển từ viên chức sang công chức mới nhất?

Cơ sở pháp lý: 

– Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-VPQH Luật Cán bộ công chức năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2019;

– Văn bản hợp nhất số 26/VBHN-VPQH Luật Viên chức năm 2010;

– Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. 

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

1. Đơn xin chuyển từ viên chức sang công chức mới nhất:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN CHUYỂN CÔNG TÁC

                                 Kính gửi (1):…..

Tên tôi là: ….Giới tính:……

Ngày tháng năm sinh: …

Nơi sinh (2): …..

Hộ khẩu thường trú (3):……

Nơi ở hiện nay (4): ……

Trình độ chuyên môn (5):….

Đơn vị công tác hiện nay (6):…

Chức vụ, công việc đang đảm nhiệm (7): ……

Quá trình công tác của bản thân (8):……

Lý do xin chuyển công tác (9):……

Đơn vị xin chuyển đến (10):……

Tôi cam đoan sẽ chấp hành nghiêm túc các nội quy, quy định và hoàn thành công việc bàn giao cho đơn vị đang công tác đầy đủ và đúng hạn.

Kính đề nghị (11)…… xem xét, chấp thuận cho tôi được chuyển công tác theo nguyện vọng.

Tôi xin chân thành cám ơn.

….., ngày… tháng… năm …

Ý kiến của thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp Người làm đơn

2. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin chuyển từ viên chức sang công chức:

(1) Tên Đơn vị công tác;

(2) Nguyên quán người làm đơn;

(3) Hộ khẩu thường trú của người làm đơn;

(4) Nơi ở hiện nay: Ghi rõ số nhà, đường, phượng, quận/huyện, tỉnh/thành phố;

(5) Trình độ chuyên môn: Ghi rõ trình độ;

(6) Đơn xin công tác: Ghi rõ tên, địa chỉ đơn vị nơi công tác;

(7) Chức vụ làm việc: Ghi rõ chức vụ, công việc đảm nhiệm;

(8) Quá trình công tác của bản thân: Ghi rõ quá trình công tác theo thời gian, vị trí, chức vụ đảm nhiệm, địa chỉ nơi công tác.

(9) Lý do chuyển công tác: Ghi rõ các lý do;

(10) Đơn vị xin chuyển đến: Ghi rõ tên, địa chỉ đơn vị nơi công tác;

(11) Tên đơn vị quản lý trực tiếp.

3. Điều kiện chuyển từ viên chức sang công chức: 

Căn cứ theo Khoản 5 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định ngoài các hình thức tuyển dụng thông qua thi tuyển và xét tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định tiếp nhận người đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm vào làm công chức đối với trường hợp viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định các đối tượng tiếp nhận vào làm công chức như sau:

(1) Cán bộ, công chức cấp xã;

(2) Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;

(3) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức; Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân;

(4) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và người đang giữ chức vụ, chức danh quản lý từ cấp phòng trở lên trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ,…

(5) Người đã từng là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.

Căn cứ theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2019 có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2020 quy định điều kiện chuyển từ viên chức sang công chức bao gồm những điều kiện sau:

i) Trường hợp (1), (2), (3) nêu trên phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc thuộc các trường hợp (1), (2), (3) và (4) nêu trên làm công việc có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển;

ii) Trường hợp (4) nêu trên chỉ thực hiện việc tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận và phải được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc chức vụ tương đương;

iii) Trường hợp (5) nêu trên phải được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ và không yêu cầu phải có đủ thời gian 05 năm công tác trở lên làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được điều động, luân chuyển đến; khi tiếp nhận vào làm công chức không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.

4. Hồ sơ chuyển từ viên chức sang công chức: 

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ chuyển từ viên chức sang công chức mới nhất bao gồm các loại giấy tờ sau:

(1) Sơ yếu lý lịch công chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;

(2) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;

Trường hợp người được đề nghị tiếp nhận có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Trường hợp người được đề nghị tiếp nhận đáp ứng yêu cầu miễn phần thi ngoại ngữ hoặc tin học (khoản 1 Điều 8 Nghị định 138/2020/NĐ-CP) thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

(3) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận;

(4) Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.

5. Thủ tục chuyển viên chức sang công chức: 

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP khi chuyển từ viên chức sang công chức cần thực hiện các thủ tục sau:

– Khi tiếp nhận các trường hợp (1), (2), (3) nêu tại Mục 3 vào làm công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch. Thành phần Hội đồng kiểm tra, sát hạch được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này, cụ thể:

+ Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng để tổ chức việc tuyển dụng. Hội đồng tuyển dụng có 05 hoặc 07 thành viên.

+ Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng đã biểu quyết.

Lưu ý: Không bố trí những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người dự tuyển hoặc của bên vợ (chồng) của người dự tuyển; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người dự tuyển hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng tuyển dụng, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng.

– Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra, sát hạch:

+ Tổ chức sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận;

+ Kiểm tra về tiêu chuẩn, điều kiện, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận của người được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;

+ Báo cáo người đứng đầu cơ quan quản lý công chức về kết quả kiểm tra, sát hạch.

– Nội dung sát hạch phải căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển để xây dựng. Hội đồng kiểm tra, sát hạch chịu trách nhiệm xây dựng nội dung sát hạch, đề xuất hình thức và cách thức xác định kết quả sát hạch, bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, báo cáo người đứng đầu cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định trước khi tổ chức sát hạch. Hình thức sát hạch là phỏng vấn hoặc viết hoặc kết hợp phỏng vấn và viết.

– Hội đồng kiểm tra, sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng kiểm tra, sát hạch đã biểu quyết. Hội đồng kiểm tra, sát hạch tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

– Không bố trí những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người được tiếp nhận vào làm công chức hoặc của bên vợ (chồng) của người được tiếp nhận vào làm công chức; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người được tiếp nhận vào làm công chức hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng kiểm tra, sát hạch.

– Khi tiếp nhận vào làm công chức để bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo, quản lý thì không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch nhưng phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm. Quyết định bổ nhiệm đồng thời là quyết định tiếp nhận vào làm công chức và thực hiện như sau:

+ Trường hợp cơ quan quản lý công chức đồng thời là cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc là cấp dưới của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm thì quyết định bổ nhiệm đồng thời là quyết định tiếp nhận;

+ Trường hợp cơ quan quản lý công chức là cấp trên của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm thì cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm phải báo cáo cơ quan quản lý công chức đồng ý về việc tiếp nhận trước khi quyết định bổ nhiệm.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com