Mẫu đơn xin miễn tước giấy phép lái xe mới và chuẩn nhất

Mẫu đơn xin miễn tước giấy phép lái xe mới và chuẩn nhất 2022, Các trường hợp bị tước giấy phép lái xe? Thời hạn tước giấy phép lái xe?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt mới đây đã có những thay đổi rõ rệt về việc tăng nặng các khung hình phạt khi người điều khiển giao thông vi phạm. Việc tăng nặng mức xử phạt không chỉ nâng cao ý thức của người dân, điều chỉnh hành vi của họ phải có trách nhiệm hơn khi tham gia giao thông mà còn giảm thiểu được đáng kể những vụ tai nạn đáng tiếc. Một trong những biện pháp xử lý khi người điều khiển giao thông khi vi phạm đó là tạm giữ giấy phép lái xe. Việc tạm giữ giấy phép lái xe gây trở ngại rất lớn đối với chủ phương tiện giao thông. Và một trong số được nhiều người quan tâm đó là thủ tục làm đơn xin miễn tước giấy phép lái xe như thế nào để chủ phương tiện có thể lấy lại giấy phép lái xe của mình sớm nhất? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc thông tin đó.

Căn cứ pháp lý:  Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

1. Mẫu đơn xin miễn tước giấy phép lái xe mới và chuẩn nhất 2022:

Khi vi phạm các lỗi trong việc tham gia giao thông, ngoài các biện pháp xử phạt hành chính, phạt tiền thì việc bị tạm giữ giấy phép lái xe là thứ khiến người điều khiển phương tiện giao thông trăn trở nhất. Giấy phép lái xe là tờ giấy thông hành, bị tước giấy phép lái xe không khác việc người chủ phương tiện sẽ bị hạn chế trong việc đi lại của bản thân. Khi bị tước giấy phép lái xe, chủ phương tiện có thể viết đơn theo mẫu sau để xin miễn tước giấy phép lái xe. Dưới đây là mẫu đơn xin miên tước giấy phép lái xe mới và chuẩn nhất năm 2022:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*** 

ĐƠN XIN MIỄN TƯỚC GIẤY PHÉP LÁI XE

Kính gửi…………………………………………………………………

Tôi là:………………………………………………..Quốc tịch:………………………………..

Sinh ngày:…../…../….. Nam, Nữ: …..

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………

Nơi cư trú:…………………………………………………………………………………………..

Số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (hoặc hộ chiếu): ………. ………………………………………. cấp ngày ….. / ….. /…..

Nơi cấp:………………….

Đã học lái xe tại:…………………………………………năm……………

Hiện đã có giấy phép lái xe hạng:………………………………………………số:………..

do:……………………………………………………………………..cấp ngày…../…../…..

Đề nghị cho tôi được miễn tước giấy phép lái xe cơ giới đường bộ hạng:…….

Lý do:…………………………………………………………………………………………………..

Tôi xin cam đoan những điều ghi trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

.………….., ngày ….. tháng ….. năm ….

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký, ghi rõ họ tên)

2. Các trường hợp bị tước giấy phép lái xe:

Theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính, có thể hiểu tước giấy phép lái xe là hình thức xử phạt bổ sung, được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính cảnh cáo hoặc phạt tiền. Chủ phương tiện bị tước giấy phép lái xe có thể làm đơn trình bày lý do xin miễn tước để cơ quan có thẩm quyền xem xét và có biện pháp và cách xử lý phù hợp. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe là hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông.

Tùy thuộc vào lỗi, người vi phạm có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 01 – 24 tháng. Cũng theo đó, trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, người vi phạm không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Mặt khác, tại khoản 4 Điều 81 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định: “Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”

Căn cứ các quy định nêu trên, trong thời gian bị tước Giấy phép lái xe, người vi phạm không được lái xe, nếu vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong thời gian này mà bị kiểm tra thì sẽ bị xử phạt lỗi không có Giấy phép lái xe.

Nghị định 100/NĐ-CP cũng nêu rõ những trương hợp người tham gia giao thông bị tước giấy phép lái xe khi vi phạm những lỗi sau đây:

– Điều khiển xe có liên quan đến trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

– Đi vào khu vực cấm, đường cấm đối với xe máy, xe ô tô;

– Không nhường đường hoặc gây cản trợ xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;

– Vượt đèn đỏ, không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông;

– Không thực hiện theo hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông;

– Đi ngược chiều, đi vào đường một chiều;

– Chạy quá tốc độ;

– Đi xe vào sai làn đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc…;

– Điều khiển xe lạng lách đánh võng, bốc đầu xe, đua xe;

– Điều khiển xe khi uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, chất ma túy, chống người thi hành công vụ…

– Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

– Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

– Có hành vi sau mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ…

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe, tùy theo mức độ và hành vi vi phạm, thời hạn tước giấy phép lái xe có thể dao động từ 01 tháng đến 24 tháng; không có giấy phép lái xe mà chủ phương tiện vẫn cố tình điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì có thể bị bắt với tội điều khiển phương tiện giao thông mà không có giấy phép lái xe.

Đối với trường hợp người lái xe sử dụng bằng lái tích hợp nhiều loại phương tiện hoặc nhiều hạng bằng xe thì khi vi phạm người có bằng lái sử dụng phương tiện nào thì bị tước quyền sử dụng bằng lái điều khiển phương tiện đó. Những hạng bằng còn lại được tích hợp trong bằng lái thì vẫn được sử dụng để điều khiển phương tiện trong hạng bằng.

Khi bị tước giấy phép lái xe người bị tước cần phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định pháp luật về an toàn giao thông, hết thời hạn bị tước bằng mới được phép điều khiển lại phương tiện. Nếu như cố tình vi phạm, người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lỗi điều khiển xe khi không có giấy phép lái xe. Ngoài ra, khi có quyết định xử phạt hành vi vi phạm và phải áp dụng hình phạt tước giấy phép lái xe, chủ phương tiện có thể là đơn xin miễn tước giấy phép như đã trình bày ở mẫu phí trên để có thể có cơ hội sớm lấy lại giấy ờ xe của mình. Đối với nhiều người, việc bị tịch thu giấy phép lái xe sẽ ảnh hưởng rất lớn đến bản thân và công việc, thử hỏi nếu một tài xế xe tải bị tước giấy phép lái xe trong vòng 02 năm thì trong 02 năm đó chẳng phải họ phải đối diện với nguy cơ không có việc làm hay sao? Giấy phép lái xe là loại giấy tờ vô cùng quan trọng đối với chủ phương tiện khi tham gia giao thông, vì vậy muốn không bị tước giấy phép lái xe thì điều qua trọng nhất vẫn là ý thức tuân thủ quy định pháp luật về giao thông của chủ phương tiện, nếu không vi phạm thì việc bị tước giấy phép sẽ không bao giờ có thể xảy ra.

3. Thời hạn tước giấy phép lái xe:

Căn cứ theo điểm a, điểm b khoản 3 Điều 81 Nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ quy định về thời điểm và thời hạn tước giấy phép lái xe như sau:

Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:

– Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

– Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giừ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm. Trong nội dung quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ;

Theo đó, thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước Giấy phép lái xe được xác định như sau:

– Nếu tại thời điểm ra quyết định xử phạt mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ Giấy phép lái xe: Thời điểm tính thời hạn tước giấy phép lái xe là thời điểm quyết định xử phạt hành chính có hiệu lực.

– Nếu tại thời điểm ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ Giấy phép lái xe: Thời điểm tính thời hạn tước Giấy phép lái xe là thời điểm xuất trình Giấy phép lái xe cho người có thẩm quyền tạm giữ.

Trên đây là một số quy định pháp luật về các trường hợp tước giấy phép lái xe và mẫu đơn xin miễn tước giấy phép lái xe mới và chuẩn nhất của năm 2022. Để tránh trưởng hợp bị tước giấy phép, mỗi người khi tham gia giao thông phải đặt tinh thần thượng tôn pháp luật lên hàng đầu, tuân thủ chấp hành các chỉ dẫn và quy định khi tham gia giao thông. Giấy phép lái xe là tấm vé thông hành trên các nẻo đường và là loại giấy tờ quan trọng nhất khi tham gia lưu thông, hy vọng mọi người khi lái xe luôn tuân theo pháp luật để việc bị tước giấy phép lái xe không xảy ra với bản thân mình.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com