Mẫu hợp đồng hợp tác giữa khách sạn và Công ty du lịch? Hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng hợp tác giữa khách sạn và Công ty du lịch? Mục đích giao kết hợp đồng hợp tác khách sạn và Công ty du lịch?
Nền kinh tế nước ta đang càng phát triển, nhiều doanh nghiệp thành lập đầu tư, kinh doanh. Cùng với đó, ngành du lịch ngày càng phát triển, đa dạng với nhiều loại hình du lịch khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, theo đó để tiến hành hợp tác, kinh doanh du lịch giữa các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp với nhau phải thực hiện bằng hợp đồng hợp tác kinh doanh. Vậy, Mẫu hợp đồng hợp tác giữa khách sạn và Công ty du lịch? Hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng hợp tác giữa khách sạn và Công ty du lịch?
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật thương mại 2005;
– Luật du lịch 2017;
– Nghị định 168/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch.
LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
1. Mẫu hợp đồng hợp tác giữa khách sạn và Công ty du lịch?
Mẫu hợp đồng hợp tác giữa khách sạn và Công ty du lịch được soạn thảo như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…., ngày …. tháng …. năm…
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC
Số: …./…. HĐDV (1)
– Căn cứ Bộ luật dân sự 2015;
– Căn cứ Luật thương mại 2005;
– Căn cứ Luật du lịch 2017;
– Căn cứ Nghị định 168/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch;
– Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên.
Hôm nay, ngày …. tháng …. năm 20… Chúng tôi gồm có (2):
BÊN KHÁCH SẠN (sau đây gọi tắt là bên A) (3):
Tên công ty:…
Địa chỉ:…
Số điện thoại:…
Số tài khoản:…Tại ngân hàng:… nhánh:…
Đại diện:…Chức vụ:…
Căn cứ đại diện:…
BÊN CÔNG TY DU LỊCH (sau đây gọi tắt là bên B) (4):
Tên công ty:…
Địa chỉ:…
Số điện thoại:…
Số tài khoản:…Tại ngân hàng:…Chi nhánh:…
Đại diện:… Chức vụ:…
Căn cứ đại diện:…
Hai bên chúng tôi thống nhất ký kết Hợp đồng hợp tác số …/…/HĐDV với các nội dung sau đây:
Điều 1: Mục đích hợp tác
– Hai bên phát triển hơn về kinh tế, thương hiệu thông qua việc có thêm khách hàng và được nhiều người biết đến.
– Hỗ trợ nhau trong các hoạt động thương mại bằng việc tạo ra các gói dịch vụ có bao gồm dịch vụ du lịch công ty Y, dịch vụ khách sạn X và giới thiệu, cung cấp các gói dịch vụ này tới khách hàng.
Điều 2: Đối tượng hợp đồng
Bên A thoả thuận với bên B về việc hợp tác trong hoạt động thương mại giữa khách sạn X và công ty du lịch Y.
Điều 3: Tiêu chuẩn để hợp tác
– Khách sạn bên A là khách sạn 4 sao với các dịch vụ được liệt kê tại Phụ lục I đính kèm với Hợp đồng này; được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
– Khách sạn có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp tốt.
– Khách sạn có cơ sở vật chất hiện đại, sang trọng, an toàn, phù hợp với nhu cầu của khách du lịch tới du lịch tại đây.
– Công ty du lịch đảm bảo lượng khách hàng luôn ổn định, chất lượng dịch vụ tốt, nhanh chóng; hướng dẫn viên, nhân viên chuyên nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp.
– Công ty du lịch đảm bảo được cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật.
– Hai bên đảm bảo cung cấp cho khách hàng các gói dịch vụ trong đó bao gồm dịch vụ của bên đối tác và các dịch vụ khác phù hợp với nhu cầu khách hàng. Các gói dịch vụ này được hai bên thoả thuận đồng ý và thống nhất đưa vào các hoạt động thương mại.
Điều 4: Kế hoạch hợp tác
Hai bên thống nhất đưa ra bản kế hoạch hợp tác, trong đó bao gồm các nội dung sau:
– Địa điểm thực hiện đối với từng dịch vụ phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng.
– Các gói dịch vụ mà hai bên sẽ cung cấp cho khách hàng của mình.
– Thời gian thực hiện: Bất cứ khi nào một bên cung cấp các gói dịch vụ trên cho khách, bên đối tác còn lại luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng trong giờ làm việc của mình.
– Chi phí thực hiện dịch vụ của mỗi bên sẽ do mỗi bên tự chi trả.
– Chi phí thực hiện cho việc quảng bá các gói dịch vụ trên sẽ do mỗi bên tự chi trả.
Điều 5: Thực hiện dịch vụ
1. Mỗi bên có nghĩa vụ giới thiệu và cung cấp cho khách hàng các gói dịch vụ trong đó bao gồm có dịch vụ của bên đối tác. Cụ thể:
– Bên A khi giới thiệu cho khách hàng về các dịch vụ du lịch phải ưu tiên hàng đầu cho việc giới thiệu công ty du lịch B. Mọi thông tin bên A cung cấp cho khách hàng về công ty du lịch này đều phải được bên B cung cấp đầy đủ và xác thực.
– Bên B khi tiếp đón những đoàn khách du lịch phải ưu tiên hàng đầu cho việc giới thiệu khách hàng tới sử dụng dịch vụ tại khách sạn bên A. Mọi thông tin bên B cung cấp cho khách hàng về công ty du lịch này đều phải được bên A cung cấp đầy đủ và xác thực.
– Hai bên không tự ý thông báo giảm giá, khuyến mại cho các gói dịch vụ có chứa dịch vụ của đối tác trừ trường hợp có sự đồng ý của bên đối tác bằng văn bản.
– Hai bên không được tự ý thay đổi giá dịch vụ của đối tác trừ trường hợp có sự đồng ý của bên đối tác bằng văn bản.
– Mọi hoạt động thương mại của hai bên đều phải hợp pháp và lành mạnh,
2. Trong quá trình thực hiện dịch vụ, đội ngũ nhân viên của hai bên A và B đều phải đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, luôn cẩn trọng, có trách nhiệm khi phục vụ khách hàng.
3. Hai bên đảm bảo hợp tác lành mạnh, hợp pháp và hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện dịch vụ của mình.
4. Mỗi bên trong cả quá trình thực hiện dịch vụ đều phải đảm bảo chất lượng dịch vụ đạt chất lượng như đã thoả thuận, tránh làm mất uy tín của dịch vụ bên mình đồng thời gây ảnh hưởng cả đến uy tín của bên đối tác.
Điều 6: Cam kết của các bên
6.1. Cam kết bên A
– Cam kết cung cấp cho bên B các thông tin, tài liệu đầy đủ, chính xác và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm về tính xác thực của những thông tin này.
– Cam kết thực hiện dịch vụ bên mình hiệu quả để không làm ảnh hưởng tới uy tín bên B và mối quan hệ hợp tác giữa hai bên.
6.2. Cam kết bên B
– Cam kết cung cấp cho bên A các thông tin, tài liệu đầy đủ, chính xác và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm về tính xác thực của những thông tin này.
– Cam kết thực hiện dịch vụ bên mình hiệu quả để không làm ảnh hưởng tới uy tín bên A và mối quan hệ hợp tác giữa hai bên.
Điều 7: Rủi ro
– Trường hợp khách hàng của bên A sử dụng dịch vụ du lịch của bên B và gặp sự cố, bên B sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn cho thiệt hại xảy ra và phải chịu đền bù một khoản tiền tương đương cho bên A.
– Trường hợp khách hàng của bên B sử dụng dịch vụ khách sạn của bên A và phàn nàn về chất lượng phục vụ hoặc gặp sự cố, bên A sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho thiệt hại xảy ra (nếu có) và phải đền bù một khoản tiền tương đương cho bên B.
Điều 8: Trường hợp bất khả kháng
Trong quá trình thực hiện dịch vụ, hai bên chịu trách nhiệm như nhau về chi phí phát sinh và mọi thiệt hại cho khách trong trường hợp bất khả kháng như: hỏa hoạn, bệnh dịch, thiên tai, tàu hỏa máy bay chậm trễ và chính sách nhà nước biến đổi đột xuất… Hai bên có trách nhiệm hổ trợ, giúp đỡ đoàn khách để giảm thiểu thiệt hại cho khách ở mức thấp nhất.
Điều 9: Lợi nhuận
– Lợi nhuận từ các gói dịch vụ hai bên thoả thuận cung cấp cho khách hàng sẽ được hai bên ghi chép rõ ràng, minh bạch, đầy đủ, xác thực bằng văn bản, mỗi bên giữ 01 bản.
– Lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ: Bên A được hưởng …%; Bên B được hưởng …% trên tổng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước (5).
– Thời điểm chia lợi nhuận vào ngày kết thúc việc thực hiện dịch vụ cuối cùng trong gói dịch vụ.
Điều 10: Thanh toán (6)
1. Lợi nhuận được phân chia sau đó sẽ được hai bên trả trực tiếp cho nhau bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Cụ thể:
– Bên A sẽ trả trực tiếp cho ông/bà: …Sinh năm:..
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:…
Do CA… Cấp ngày…/../…
Địa chỉ thường trú:…
Hiện cư trú tại:…
Số điện thoại liên hệ:..
Hoặc: Gửi qua ngân hàng tới Tài khoản số…. Chi nhánh… – Ngân hàng…; có biên lai xác nhận…
-Bên B sẽ trả trực tiếp cho ông/bà: … Sinh năm:..
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:…
Do CA… Cấp ngày…/../….
Địa chỉ thường trú:…
Hiện cư trú tại:…
Số điện thoại liên hệ:…
Hoặc: Gửi qua ngân hàng tới Tài khoản số….. Chi nhánh…– Ngân hàng…; có biên lai xác nhận…
2. Các chi phí phát sinh ngoài Hợp đồng sẽ do hai bên tự thoả thuận.
3. Trình tự thanh toán: Hai bên sẽ hoàn thành việc thanh toán cho nhau trong 01 lần đúng ngày đã thoả thuận.
Điều 11: Quyền lợi và nghĩa vụ các bên
11.1. Quyền và nghĩa vụ bên A
– Được phân chia lợi nhuận theo đúng thông tin đã thoả thuận trong Hợp đồng này.
– Được bên B hỗ trợ trong việc thực hiện dịch vụ.
– Có trách nhiệm giới thiệu đầy đủ, chính xác về các gói dịch vụ hai bên đã thoả thuận tới khách hàng.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho bên B thực hiện dịch vụ của mình.
– Thực hiện đúng các cam kết đã nêu trong Hợp đồng này.
– Đảm bảo việc thực hiện dịch vụ lành mạnh, hợp pháp, đạt hiệu quả tốt.
– Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Hợp đồng này và theo quy định của pháp luật.
11.2. Quyền và nghĩa vụ bên B
– Được phân chia lợi nhuận theo đúng thông tin đã thoả thuận trong Hợp đồng này.
– Được bên A hỗ trợ trong việc thực hiện dịch vụ.
– Đảm bảo việc thực hiện dịch vụ lành mạnh, hợp pháp, đạt hiệu quả tốt.
– Có trách nhiệm giới thiệu đầy đủ, chính xác về các gói dịch vụ hai bên đã thoả thuận tới khách hàng.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho bên A thực hiện dịch vụ của mình.
– Thực hiện đúng các cam kết đã nêu trong Hợp đồng này.
– Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Hợp đồng này và theo quy định của pháp luật.
Điều 12: Phạt vi phạm (7)
– Nếu bên A không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình đã ghi nhận tại Hợp đồng này thì bên A sẽ bị phạt số tiền cụ thể là :… VNĐ (Bằng chữ:…) cho lần đầu vi phạm. Nếu vi phạm những lần tiếp theo, mức phạt sẽ gấp đôi so với lần vi phạm gần nhất trước đó.
– Nếu bên B không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình đã ghi nhận tại Hợp đồng này thì bên B sẽ bị phạt số tiền cụ thể là :… VNĐ (Bằng chữ:….) cho lần đầu vi phạm. Nếu vi phạm những lần tiếp theo, mức phạt sẽ gấp đôi so với lần vi phạm gần nhất trước đó.
Điều 13: Bồi thường thiệt hại
– Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có thiệt hại xảy ra do lỗi của bên nào thì bên đó chịu trách nhiệm hoàn toàn cho việc gây thiệt. Mức bồi thường thiệt hại sẽ được hai bên thoả thuận tại thời điểm xảy ra thiệt hại đó.
– Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng gây trở ngại hoặc thiệt hại trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên có trách nhiệm ngay lập tức khắc phục và tiếp tục thực hiện hợp đồng.
– Các trường hợp xảy ra thiệt hại khác, hai bên thực hiện theo thoả thuận tại Điều 7 Hợp đồng này.
Điều 14: Giải quyết tranh chấp
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này được thực hiện ….lần và phải được lập thành văn bản. Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Điều 15: Chấm dứt hợp đồng
15.1. Hợp đồng này sẽ được chấm dứt trong các trường hợp sau:
– Khi các bên thực hiện xong các quyền, nghĩa vụ và kết thúc thời hạn quy định trong Hợp đồng này.
– Hợp đồng có thể được chấm dứt do sự thỏa thuận của các bên bằng văn bản.
– Khi một bên vi phạm hợp đồng, hai bên đã cố gắng giải quyết nhưng Hợp đồng trên thực tế vẫn không thể tiếp tục thực hiện được thì phía bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Các bên sẽ hoàn thành các quyền, nghĩa vụ của mình tính tới thời điểm Hợp đồng này chấm dứt.
15.2. Lý do khách quan chấm dứt hợp đồng
– Quy định pháp luật ban hành có điều cấm liên quan tới việc thực hiện Hợp đồng này.
– Hợp đồng có thể chấm dứt trong trường hợp có dịch bệnh, thiên tai xảy ra, hai bên đã cố gắng tìm mọi cách khắc phục nhưng Hợp đồng vẫn không thể thực hiện được trên thực tế.
Điều 16: Hiệu lực hợp đồng (8)
– Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày … tháng … năm … đến ngày …tháng …năm …
– Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên … có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm thanh lý.
– Hợp đồng này được làm thành … bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ … bản.
Ký tên A Ký tên B
2. Hướng dẫn soạn thảo Mẫu hợp đồng hợp tác giữa khách sạn và Công ty du lịch:
Mẫu hợp đồng hợp tác giữa khách sạn và Công ty du lịch được viết như sau:
(1) Ghi rõ số, năm hợp đồng hợp tác;
(2) Ghi rõ ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng hợp tác;
(3) Ghi rõ thông tin bên khách sạn (bên A) theo nội dung đã nêu trong hợp đồng;
(4) Ghi rõ thông tin bên Công ty du lịch (bên B) theo nội dung đã nêu trong hợp đồng;
(5) Các bên thỏa thuận với nhau về chia tỷ lệ lợi nhuận và ghi rõ phần trăm hưởng lợi nhuận của bên A, bên B;
(6) Các bên thỏa thuận với nhau về thanh toán, hình thức thanh toán và ghi rõ và hợp đồng hợp tác;
(7) Các bên thỏa thuận với nhau về mức phạt và ghi rõ trong hợp đồng;
(8) Các bên thỏa thuận hiệu lực hợp đồng và ghi rõ trong hợp đồng.
3. Mục đích giao kết hợp đồng hợp tác khách sạn và Công ty du lịch:
Căn cứ theo quy định tại Điều 504 Bộ luật Dân sự năm 2015 Hợp đồng hợp tác được hiểu là sự thỏa thuận của chủ thể bao gồm cá nhân, pháp nhân về vấn đề cùng chung nhau góp công sức, góp tài sản để thực hiện công việc nhất định, cùng chịu trách nhiệm, cùng hưởng lợi cũng như các rủi ro có thể xảy ra (nếu có);
Hợp đồng hợp tác khách sạn và công ty du lịch được hai bên giữa khách sạn và công ty du lịch ký kết với mong muốn hợp tác để cùng thực hiện một hoạt động cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch, khám phá cho khách hàng.
Hai chủ thể tham gia giao kết hợp đồng có thể thỏa thuận về phân chia lợi nhuận, tuy nhiên cần lưu ý rằng việc phân chia phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Hiện nay, có hình thức phân chia phổ biến được các bên thường xuyên sử dụng như: Phân chia lợi nhuận sau thuế hoặc trước thuế; phân chia doanh thu,…