Thế nào là một kết bài hay? Mẫu kết bài Vợ nhặt số 1? Mẫu kết bài Vợ nhặt số 2? Mẫu kết bài Vợ nhặt số 3? Mẫu kết bài Vợ nhặt số 4? Mẫu kết bài Vợ nhặt số 5? Mẫu kết bài Vợ nhặt số 6? Mẫu kết bài Vợ nhặt số 7?
Trong bố cục của một bài văn, kết bài cũng đóng một vai trò quan trọng để lại ấn tượng sâu sắc và sự cô đọng trong lòng độc giả. Thông qua tác phẩm Vợ nhặt, dưới đây là những mẫu kết bài hay cho tác phẩm Vợ nhặt.
1. Thế nào là một kết bài hay?
1.1. Tầm quan trọng của kết bài:
Là một trong ba phần kết cấu của một bài văn, kết bài là phần cuối bài có vai trò quan trọng không kém mở bài và thân bài. Kết bài là kết thúc vấn đề, nêu tóm tắt nội dung của toàn bài từ đó người đọc nêu lên những suy nghĩ, chiêm nghiệm của mình về tác giả, tác phẩm. Một kết bài hay sẽ tạo được điểm nhấn, dư âm trong lòng người đọc. Nó sẽ giúp bài viết trở nên hoàn thiện hơn, ghi điểm đối với người chấm bài.
1.2. Các yêu cầu viết kết bài hay:
– Một kết bài hay yêu cầu người viết phải chắt chiu ngôn từ, không được quá dài, quá lan man.
– Các từ phải được chau chuốt, ” gói lại” vấn đề một cách khái quát, cô động
– Có những suy ngẫm của người viết đặt trong đó.
1.3. Cách viết mở bài hay:
– Kết bài bằng cách đưa ra những lời bình luận hay, nâng cao về tác giả hoặc tác phẩm đó.
– Kết bài bằng cách đưa ra nhận định của những nhà văn, nhà thơ khác về tác phẩm đó.
2. Mẫu kết bài Vợ nhặt số 1:
“Cái đẹp cứu vớt con người” (Đôx-tôi-ep-ki). Dưới ngòi bút tài năng của mình, nhà văn Kim Lân đã thể hiện rõ sức mạnh đó thông qua tác phẩm Vợ nhặt. Tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc những suy tư về cuộc sống và con người. Chính ánh sáng tình người và lòng tin yêu vào cuộc sống là nguồn mạch cảm hứng giúp nhà văn tái hiện chân thực bức tranh toàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Ông đã đóng góp cho văn học Việt Nam nói chung, về đề tài nạn đói nói riêng một quan niệm mới về lòng người và tình người. Đọc xong thiên truyện, dấu nhấn mạnh mẽ nhất trong tâm hồn bạn đọc chính là ở điểm sáng tuyệt vời ấy.
3. Mẫu kết bài Vợ nhặt số 2:
Câu chuyện khép lại với khung cảnh đầm ấm của một gia đình quây quần bên mâm cơm ngày đói thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của Kim Lân. Rõ ràng, cuộc sống ngoài kia vẫn tiếp diễn bằng sự đói khổ, nghèo đói nhưng sự khắc nghiệt ấy đã khiến họ trở nên vững vàng hơn, thay vì sợ rằng cái chết sẽ đến bất cứ lúc nào thì họ chọn đối mặt với cái đói để cùng nhau vượt qua. Khác với chị vợ trong tác phẩm Lão Hạc: ” Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?”, nhân vật anh Tràng được xây dựng mang đậm hình ảnh của người nông dân Việt Nam hiền lành, chất phác, có tấm lòng nhân hậu. Cuộc sống dù khó khăn đến đâu nhưng con người Việt Nam không bao giờ từ bỏ nhau, cùng nhau vững tin vượt qua những năm tháng đau khổ ấy. Quả ngọt sẽ ra trái khi nó trải qua một quá trình lớn lên, đơm hoa rồi kết trái. Những đau khổ kia sẽ không còn nếu con người vượt qua nó, đối mặt và chiến thắng nó. Tạo hóa không thiên vị ai cả chỉ là cách đối mặt với cuộc sống đó ra sao phụ thuộc vào suy nghĩ và cách sống của mỗi người.
4. Mẫu kết bài Vợ nhặt số 3:
Truyện ngắn Vợ nhặt được chấp bút trong bối cảnh tăm tối, ám ảnh khủng khiếp của nạn đói, thế nhưng cái mà nhà văn Kim Lân hướng đến không phải phản ánh hiện thực thê thảm của con người mà trong bóng tối của nạn đói nhà văn phát hiện ra ánh sáng đẹp đẽ, cảm động của tình người. Truyện ngắn mang đậm giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo xuyên. Nạn đói năm 1945 được Bác ví như là ” giặc đói” bởi chúng tàn phá cuộc sống của nhân dân, cả xã hội bao trùm không khí tang thương nhưng không vì thế ma con người ngã gục. Bằng niềm tin và sức mạnh sống mạnh liệt, họ vẫn vươn lên và vượt qua cái đói từng ngày. Bà cụ Tứ và Tràng là những người dân đói khổ sống ở xóm Ngụ cư, thế nhưng vào chính thời điểm mà nạn đói hoành hành dữ dội nhất, khi mà con người đứng trên ranh giới vô cùng mỏng manh giữa sự sống và cái chết vẫn sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người vợ nhặt, cũng chính tình thương ấy đã đánh thức phần thiện lương, dịu dàng và khát khao yêu thương bên trong người vợ nhặt.
5. Mẫu kết bài Vợ nhặt số 4:
Qua truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã thể hiện được tài năng nghệ thuật độc đáo của mình, thông qua xây dựng tình huống mang tính éo le, thử thách nhà văn đã để nhân vật của mình tự bộc lộ những tính cách, phẩm chất đáng quý, mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc hơn về những người nông dân nghèo khổ trong nạn đói xưa. Xuất phát từ câu chuyện nhặt vợ đầy bi hài của a Tràng, nhà văn Kim Lân đã thể hiện thái độ trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của những người dân nơi đây. Rõ ràng, cuộc sống của hai mẹ con đã quá khó khăn, đối mặt với cái chết từng ngày, nhưng a Tràng vẫn bao bọc, nuôi thêm cô vợ nhặt đó bởi tính tình lương thiện, thương người. Nhà văn Kim Lâm tặng thêm cho a Tràng vợ nhặt như động lực để anh tiếp tục chiến đấu, tiếp tục nuôi hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn.
6. Mẫu kết bài Vợ nhặt số 5:
Có lẽ, trong những thiên truyện hay trang thơ của các nhà thơ, nhà văn. không thể thiếu đi hình ảnh của người phụ nữ tần tảo, mang cuộc sống cơ cực. Bà Cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân cũng vậy. Hình ảnh bà Cụ Tứ là một trong những hình tượng để lại nhiều cảm xúc trong lòng đọc giả. Đi qua biết bao nhiêu khổ sở, bất hạnh trong cuộc đời. Người mẹ nghèo ấy cuối cùng vẫn là người nói những câu chuyện vui, tin tưởng vào tương lai của các con và chu đáo cho những tháng ngày còn vất vả. Trong đôi mắt của người mẹ nghèo, biết bao nhiêu những tình cảm yêu thương con còn ở lại và bóng tối tan đi, động viên các con cùng cố gắng. Một hình ảnh người mẹ tần tảo, yêu thương và đáng quý. Xin được mượn 1 lời thơ của nhà thơ Chế Lan Viên thay lời kết cho bài viết này, cũng là những tâm tư độc giả như tôi còn bâng khuâng mãi:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
7. Mẫu kết bài Vợ nhặt số 6:
Kết thúc truyện, Vợ nhặt của Kim Lân đã tái hiện lại bức tranh cảnh ngày đói cơ cực của những người nông dân Việt Nam lúc bấy giờ. Họ xuất hiện với cuộc sống lam lũ, cái chết đe dọa từng ngày nhưng trong họ vẫn sáng lên khát vọng được sống một cuộc đời tươi mới, tốt đẹp hơn. Bằng cách kể chuyện gần gũi, xây dựng tình huống sáng tạo, tự nhiên, độc đáo, nhà văn Kim Lân đã xây dựng thành công các hình tượng nhân vặt Tràng, bà Cụ Tứ và vợ nhặt. Đặc biệt, thông qua mỗi nhân vật, họ đều đại diện cho từng lớp người lúc bấy giờ sáng lên những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam nói chung. Bằng cách miêu tả chân thực, từng nét về những nhân vật và cuộc sống xung quanh họ để rồi Kim Lân đã làm rõ được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc cùng sứ mệnh đưa họ cập bến bờ hạnh phúc. Ngày mai của người đàn bà này sẽ ra sao, tôi không phân vân nhiều, bởi tôi biết rằng, phía trước của những con người nghèo khổ này chắc chắn sẽ là ánh sáng, ánh sáng của niềm tin, của hạnh phúc.
8. Mẫu kết bài vợ nhặt số 7:
Chủ đề làng quê Việt Nam luôn là nguồn cảm hứng bất tận đối với các nhà văn đặc biệt sống dưới xã hội lúc bấy giờ khi đất nước đang từng ngày dành lại độc lập, và tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân đại diện tiêu biểu cho nông thôn Việt Nam lúc bấy giờ. Với tình huống truyện độc đáo, chan chứa tình đời, tình người, Kim Lân đã tinh tế làm nổi bật niềm tin, hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn mặc cho hiện thực cuộc sống con người đang phải giành giật sự sống từng ngày. Trải qua bao nhiêu bất hạnh, cực khổ của cuộc đời, con người ta vẫn không vì thế mà bị đánh bại, ngục ngã. Tình người, tình đời thêm một lần nữa thấm đẫm trong những trang sách Kim Lân như một thông điệp nhân văn truyền tải đến quý bạn đọc trong mọi thời đại.
Trên đây là một số cách kết bài hay, chọn lọc bạn đọc có thể tham khảo để phát triển thêm và làm phong phú thêm bài văn của mình. Hãy nhớ rằng, một kết bài hay sẽ để lại ấn tượng sâu sắc và đánh dấu sự thành công của bài viết.