Mẫu phiếu đánh giá tiết dạy cấp 1: Phiếu dự giờ bậc tiểu học

Mẫu phiếu đánh giá tiết dạy cấp 1 là gì? Ý nghĩa? Nội dung phiếu đánh giá tiết dạy cấp 1? Mẫu phiếu đánh giá tiết dạy cấp 1: Phiếu dự giờ bậc tiểu học số 1? Mẫu phiếu đánh giá tiết dạy cấp 1: Phiếu dự giờ bậc tiểu học số 2? Một số lưu ý khi đánh giá tiết dạy cấp 1: Phiếu dự giờ bậc tiểu học?

Học, học nữa, học mãi- đúng là như vậy, việc học tập là con đường tốt nhất đưa xã hội con người có những bước tiến vượt bậc đến với nền văn minh tân tiến của nhân loại. Nhà nước đặc biệt chú trọng và tạo điều kiện để mỗi công dân được thuận tiện nhất trong việc phát huy các nhu cầu học tập. Ngay từ giai đoạn trẻ em vào lớp 1, lần đầu được tiếp xúc với bàn ghế, sách vở là giai đoạn quan trọng rất cần thầy cô và phụ huynh đặc biệt quan tâm. Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục bậc tiểu học đó là chất lượng dạy và học thông qua những tiết học. Chắc hẳn ai trong chúng ta thời đi học cũng trải qua những tiết học có thầy cô khác đến dự giờ. Vậy sau buổi dạy dự giờ đó rút ra những ưu và nhược điểm gì? Tất cả những điều đó được thể hiện qua phiếu đánh giá tiết dạy cấp 1- phiếu dự giờ bậc tiểu học. Dưới đây là mẫu phiếu đánh giá dự giờ bậc tiểu học.

Căn cứ pháp lý:

– Thông tư Số: 27/2020/TT-BGDĐT ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học.

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

1. Mẫu phiếu đánh giá tiết dạy cấp 1 là gì? 

Phiếu đánh giá tiết dạy hay còn gọi là phiếu dự giờ là mẫu để kiểm tra năng lực chuyên môn của thầy cô đang đứng lớp. Mẫu giúp thầy cô đang đứng lớp thấy rõ hơn thế mạnh, điểm hạn chế của mình nhằm cải thiện và góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Mẫu phiếu dự giờ tiểu học sẽ được dùng cho những buổi dự giờ tại các trường tiểu học, với mục đích chính đó là giúp các thầy cô khác và một số cán bộ lãnh đạo, quản lý sẽ dễ dàng đưa ra nhận xét về năng lực chuyên môn của thầy cô đang đứng lớp. Mẫu phiếu dự giờ tiểu học nêu lên các thông tin về người thầy trong tiến trình hoạt động dạy và học, chỉ rõ những ưu và khuyết điểm của tiết học cũng như các nhận xét cụ thể đối với tiết dự giờ và xếp loại riêng cho tiết học đó.

2. Nội dung phiếu đánh giá tiết dạy cấp 1:

Đánh giá có nghĩa là phân tích. Đánh giá là phê phán, góp ý, nhận định, tranh luận và phân tích. Đánh giá một đối tượng nào đó, ví dụ một con người, một tác phẩm nghệ thuật, một sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ, đội ngũ chuyên gia hoặc đánh giá tác động môi trường có ý nghĩa quan trọng trong mọi lĩnh vực của chính trị, xã hội, y tế, giáo dục hay khoa học.

Nội dung phiếu đánh giá tiết dạy cấp 1 bao gồm:

– Quốc hiệu tiêu ngữ;

– Địa điểm, thời gian dự giờ;

– Họ và tên giáo viên, thông tin lớp học và giờ dạy;

– Nội dung đánh giá tiết học: các tiêu chí đánh giá tiết học;

– Phần đánh giá chung, nêu ưu nhược điểm của tiết dạy;

– Chữ kí của giáo viên đứng lớp và người dự giờ.

3. Mẫu phiếu đánh giá tiết dạy cấp 1: Phiếu dự giờ bậc tiểu học số 1:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

….,ngày ….. tháng …. năm 2022.

PHIẾU DỰ GIỜ ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY

(Cấp tiểu học)

Họ và tên người dạy: ………

Tên bài:……..                                                  Tiết PPCT:…..

Môn:……                                                         Tiết:……

Lớp:……

Trường Tiểu học……. Quận/ huyện: …….                Tỉnh/ Thành phố:…….

Họ và tên người cùng dự:…..

  1. Tiến hành hoạt động dạy và học
Diễn biến bài giảng

(Theo nội dung cần trao đổi)

Nhận xét

(Ưu, nhược điểm)

  1. Nhận xét chung
Các mặt Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm đánh giá Nhận xét
Nội dung (6 điểm) bao gồm các tiêu chí 1 2 3 1. Xác định được vị trí, mục tiêu và kiến thức kĩ năng trọng tâm của bài học 2,5
2. Học sinh đạt được các phẩm chất, năng lực trong bài học 2,0
3. Có tính cập nhật, liên hệ thực tiễn thể hiện tính giáo dục 1,5
Phương pháp (10 điểm) bao gồm các tiêu chí 4 5 6 7 8 9 4. Tổ chức học động học tập linh hoạt sáng tạo và phù hợp để đạt mục tiêu bài học 2,5
5. Các phương tiện dạy học sử dụng hợp lí, hiệu quả 1,0
6. Các nhiệm vụ giao cho học sinh đa dạng, có tính phân hóa cho đối tượng, kích thích sự sáng tạo của học sinh 2,0
7. Học sinh tham gia học tập

– Chủ động, tích cực, tự giác, sáng tạo phù hợp với nhận thức từng đối tượng.

– Có sự tương tác, hợp tác

3,0
8. Học sinh được tạo điều kiện liên hệ những kiến thức đã biết để phát hiện kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng, vận dụng vào thực tê. 1,0
9. Phân bố thời gian cho các hoạt động hợp lí. Đảm bảo thời gian quy định. 0,5
Đánh giá (4 điểm) bao gồm các tiêu chí 10 11 12 10. Tổ chức hoạt động đánh giá linh hoạt phù hợp, kết hợp đánh giá của giáo viên và học sinh 1,0
11. Học sinh có cơ hội tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau 1,0
12. Đạt được mục tiêu bài học 2,0
Tổng cộng 20,0
Xếp loại
  1. Đánh giá chung

3.1. Ưu điểm: ….

3.2. Khuyết điểm: ….

Người dạy

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Người đánh giá

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

* Cách xếp loại:

+ Loại giỏi: Điểm tổng cộng đạt từ 17 – 20 điểm, các yêu cầu 2, 4, 5, 7, 9 đạt điểm tối đa (Tổng cộng 9 điểm).

+ Loại khá: Điểm tổng cộng đạt từ 13 – 16,5 điểm, các yêu cầu 2, 4, 7 đạt điểm tối đa (Tổng cộng 7,5 điểm)

+ Loại trung bình: Điểm tổng cộng đạt từ 10 – 12,5 điểm, các yêu cầu 2 và 4 đạt điểm tối đa (tổng cộng 4,5 điểm)

+ Yếu, kém: (dưới 10 điểm)

4. Mẫu phiếu đánh giá tiết dạy cấp 1: Phiếu dự giờ bậc tiểu học số 2:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

….,ngày ….. tháng …. năm 2022.

PHIẾU DỰ GIỜ ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY

(Cấp tiểu học)

Họ và tên người dạy:…. Lớp:….

Trường Tiểu học:…

Môn: …..Tên bài dạy:….

Lĩnh vực Nội dung đánh giá Điểm tối đa Điểm đánh giá
1. Hoạt động của giáo viên
(6 điểm)
1.1. Biết kết hợp 5 bước dạy học của giáo viên và 10 bước học tập của HS.
1.2. Biết sử dụng và điều chỉnh (nếu có) tài liệu HDH phù hợp đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng; Phương pháp, hình thức tổ chức lớp học hợp lý, phát huy hiệu quả các hoạt động học tập của học sinh.
1.3. Bao quát được lớp học, các nhóm học tập, từng HS và hỗ trợ kịp thời khi HS có yêu cầu hoặc thấy cần thiết.
1.4. Thực hiện việc đánh giá thường xuyên đối với HS, các biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả, khích lệ động viên học sinh hoàn thành các yêu cầu bài học; tạo điều kiện để HS được đánh giá trong nhóm và tự đánh giá.
1.5. Tổ chức linh hoạt các hoạt động học tập, bố trí thời gian hợp lý cho từng hoạt động; khai thác, sử dụng hợp lý các công cụ học tập trong lớp học (nếu có) để hỗ trợ hoạt động học hiệu quả.
1.6. Tác phong sư phạm chuẩn mực, gần gũi, thân thiện với học sinh
1

1

1

1,5

1

0,5

2. Hoạt động của
học sinh
(10 điểm)
2.1. Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ, tự giác thực hiện các bước học tập, biết sử dụng tài liệu hướng dẫn học, đồ dùng học tập hiệu quả; Biết làm việc cá nhân, mạnh dạn, tự tin hợp tác với các bạn trong nhóm, lớp để giải quyết nhiệm vụ học tập.
2.2. Có khả năng tự học, đánh giá kết quả đúng theo yêu cầu học tập; biết lắng nghe, tìm kiếm trợ giúp của thầy cô, bạn bè để hoàn thành nhiệm vụ; biết chia sẻ kết quả học tập với bạn bè.
2.2. Nhận, biết nhiệm vụ của nhóm, biết phân công, giao nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm.
2.3. Sử dụng các đồ dùng, phương tiện học tập hợp lý, hiệu quả (Tài liệu HDH, Phiếu học tập, ĐD khác)
2.4. Biết hợp tác và hỗ trợ các thành viên hoàn thành nhiệm vụ; trung thực, kỉ luật, đoàn kết trong nhóm, lớp.
2.5. Biết tổ chức đánh giá trong nhóm và báo cáo với thầy, cô giáo về kết quả hoạt động của nhóm.
2,5

2

1

1,5

1,5

1,5

3. Hiệu quả
(4 điểm)
3.1. Các hoạt động day-học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm học sinh tiểu học.
3.2. Học sinh nắm được kiến thức, kĩ năng cơ bản của bài học và có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
3.3. Học sinh được hình thành và phát triển một số năng lực phẩm chất
1

1,5

1,5

Cộng 20

Xếp loại:……………………………..

– Loại Tốt: 18 đến 20 điểm (không có tiêu chí nào bị điểm 0)

– Loại Khá: 14 đến dưới 18 điểm (không có tiêu chí nào bị điểm 0)

– Loại Trung bình: 10 đến dưới 14 điểm.

– Loại Chưa đạt: dưới 10 điểm.

 

Điểm tiết dạy

…………../20

Xếp loại: …………………………

5. Một số lưu ý khi đánh giá tiết dạy cấp 1: Phiếu dự giờ bậc tiểu học:

Giáo viên dự giờ phải tuân thủ nguyên tắc: Không được tác động vào quá trình học tập của học sinh; Không gây khó dễ cho giáo viên dạy mẫu;

Khi dự giờ phải chú ý đến quá trình học của học sinh, những phản hồi của học sinh về tiết học, cách làm việc nhóm học sinh, các vấn đề vướng mắc, thái độ ứng xử của học sinh. .. Quan sát mọi đối tượng học sinh và không được “bỏ qua” một học sinh bất kỳ để có thể kịp thời xử lý những trường hợp đặc biệt.

Giáo viên cần thay đổi cách chấm bài qua quan sát của giáo viên chủ nhiệm, người tham dự nên lắng nghe để thấu hiểu và cảm thông với công việc của người dạy. Những giáo viên dự giờ cần đặt mình vào vị trí của giáo viên chủ nhiệm để biết được khó khăn trong giờ lên lớp của học sinh để có hướng khắc phục và chia sẻ thêm kinh nghiệm dạy và học để mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc giảng dạy và truyền tải kiến thức tốt nhất đến học sinh.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com