Mẫu phiếu đánh giá tiết dạy THCS: Phiếu dự giờ cấp 2 mới nhất

Mẫu phiếu đánh giá tiết dạy THCS? Mẫu Phiếu dự giờ cấp 2? Hướng dẫn đánh giá và cho điểm ở trong mẫu phiếu đánh giá tiết dạy THCS và trong mẫu Phiếu dự giờ cấp 2?

Nhằm phát huy được tính chủ động, tính sáng tạo của tổ chuyên môn và các giáo viên trong việc thực hiện các chương trình; khai thác và sử dụng hiệu quảề vêcơ sở vật chất, về thiết bị dạy học đáp ứng được yêu cầu thực hiện những phương pháp dạy học và kiểm tra, hay đánh giá theo các yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh thì các cơ sở giáo dục trường Trung học cơ sở đã thực hiện các kế hoạch dự giờ, đánh giá tiết học của các giáo viên của trường. Vậy mẫu phiếu đánh giá tiết dạy THCS: Phiếu dự giờ cấp 2 được soạn thảo như thế nào?

Căn cứ pháp lý:

– Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

1. Mẫu phiếu đánh giá tiết dạy THCS:

PHÒNG GD&ĐT …

TRƯỜNG THCS …

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI GIỜ DẠY

Họ và tên người dạy: …

Môn: …Tên bài học: …

Họ và tên người dự giờ: … Chuyên môn: …

Đơn vị công tác: …

Nội dung Tiêu chí Điểm Đánh giá
1. Kế hoạch (giáo án) và tài liệu
dạy học
(25 điểm)
Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng. 5
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, cách tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập. 10
Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh. 5
Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh. 5
2. Tổ chức hoạt động
học tập cho học sinh
(35 điểm)
Phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập. 10
Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh. 10
Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 5
Khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh. 10
3. Hoạt động của học sinh
(40 điểm)
Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp. 5
Tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. 15
Khả năng tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 10
Tính đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 10
Tổng điểm 100

Đánh giá chung

– Giáo viên dạy tự nhận xét…

– Người dự giờ nhận xét:

Những thành công của giờ dạy (nội dung, phương pháp và kĩ thuật dạy học, hoạt động học của học sinh,…):…

Những hạn chế của tiết học cần lưu ý (nội dung, phương pháp và kĩ thuật dạy học, hoạt động học của học sinh,…):…

Xếp loại giờ dạy: …

         …, ngày…tháng…năm…

Người đánh giá
(Ký và ghi họ tên)

2. Mẫu Phiếu dự giờ cấp 2:

MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI DẠY

(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)

PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI DẠY

Tên bài dạy: …

Môn học/Hoạt động giáo dục: …

Lớp:…; Tiết:…; ngày …

Họ và tên giáo viên thực hiện:..

Nội dung Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đánh giá
1. Kế hoạch bài dạy Mức độ phù hợp của các hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng. 1,00
Mức độ rõ ràng, chính xác của mục tiêu, nội dung, sản phẩm, cách thức tổ chức thực hiện mỗi hoạt động học của học sinh. 2,00
Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh. 1,00
Mức độ phù hợp của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh. 2,00
2. Hoạt động của giáo viên Mức độ chính xác, phù hợp, sinh động, hấp dẫn của nội dung, phương pháp và hình thức giao nhiệm vụ học tập cho học sinh. 2,00
Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh. 1,00
Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 2,00
Mức độ chính xác, hiệu quả trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh (làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến thức, kĩ năng học sinh cần ghi nhận, thực hiện). 2,00
3. Hoạt động của học sinh Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh trong lớp. 2,00
Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. 2,00
Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 2,00
Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 1,00
Tổng điểm 20,00

 

Người đánh giá
(Ký và ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn đánh giá và cho điểm ở trong mẫu phiếu đánh giá tiết dạy THCS và trong mẫu Phiếu dự giờ cấp 2:

Các tiêu chí được nhận xét và đánh giá theo 3 mức:

+ Đạt mức 1 là cho khoảng 50 -65% điểm tối đa;

+ Đạt mức 2 là cho khoảng 65-80% điểm tối đa;

+ Đạt mức 3 là cho khoảng 80 -100% điểm tối đa;

+ Cho điểm đánh giá thành phần chính là bội số của 0,25.

Xếp loại bài dạy:

+ Xếp loại giỏi: tổng điểm phải đạt từ 18 điểm đến 20 điểm;

+ Xếp loại khá: tổng điểm phải đạt từ 13,5 điểm đến dưới 18 điểm;

+ Xếp loại trung bình: tổng điểm phải đạt từ 10 điểm đến dưới 13,5 điểm;

+ Không đạt: Tổng điểm phải dưới 10 điểm.

3.1. Về kế hoạch bài dạy

Các hoạt động được thiết kế ở trong kế hoạch bài dạy

– Mức 1: về các tình huống, các câu hỏi, các nhiệm vụ mở đầu nhằm để huy động các kiến thức, các kỹ năng đã có của các học sinh nhằm để chuẩn bị học kiến thức, học kỹ năng mới nhưng chưa được tạo ra mâu thuẫn nhận thức để đặt ra các vấn đề, các câu hỏi chính xác của bài học.

– Mức 2: về các tình huống, các câu hỏi, các nhiệm vụ mở đầu chỉ có thể giải quyết một phần hoặc là phỏng đoán được các kết quả nhưng chưa lý giải được đầy đủ về các kiến thức, các kỹ năng đã có của học sinh; tạo được những mâu thuẫn nhận thức.

– Mức 3:  về các tình huống, các câu hỏi, các nhiệm vụ mở đầu gần gũi với các kinh nghiệm sống của những học sinh và chỉ có thể được giải quyết một phần hoặc là phỏng đoán được các kết quả nhưng chưa lý giải được đầy đủ bằng các kiến thức hay kĩ năng đã có, đặt ra được các vấn đề, các câu hỏi chính của bài học.

Mục tiêu, nội dung, sản phẩm và cách thức tổ chức thực hiện những hoạt động được thiết kế ở trong kế hoạch bài dạy

– Mức 1: Mục tiêu của hoạt động và của sản phẩm học tập mà những học sinh phải hoàn thành trong mỗi một hoạt động đó đã được mô tả rõ ràng nhưng lại chưa nêu rõ về phương thức hoạt động của học sinh nhằm hoàn thành về sản phẩm học tập.

– Mức 2: Mục tiêu và sản phẩm của học tập mà các học sinh phải hoàn thành mỗi hoạt động đã được mô tả rõ ràng; các phương thức tổ chức hoạt động cho các học sinh được trình bày cụ thể, được thể hiện phù hợp với sản phẩm học tập mà cần hoàn thành.

– Mức 3: Mục tiêu, cách thức hoạt động và các sản phẩm học tập mà các học sinh phải hoàn thành trong mỗi một hoạt động mô tả rõ ràng, về cách thức tổ chức hoạt động cho các học sinh thể hiện được sự phù hợp với lại sản phẩm học tập và các đối tượng học sinh.

Về thiết bị dạy học và học liệu được đưa lựa chọn để sử dụng trong các kế hoạch bài dạy

– Mức 1: Thiết bị dạy học và học liệu đã thể hiện được sự phù hợp với lại sản phẩm học tập mà các học sinh phải hoàn thành nhưng lại chư mô tả rõ về cách thức mà các học sinh hoạt động với thiết bị dạy và học liệu đó.

– Mức 2: Thiết bị dạy học và học liệu đã thể hiện được sự phù hợp với lại sản phẩm học tập mà các học sinh phải hoàn thành, các cách thức mà học sinh hành động với các thiết bị dạy học và học liệu đó đã được mô tả cụ thể, rõ ràng.

– Mức 3: Phương án kiểm tra, phương án đánh giá quá trình hoạt động và quá trình sản phẩm học tập của các học sinh được mô tả rõ, và trong đó đã thể hiện rõ các tiêu chí cần phải đạt của các sản phẩm học tập trung gian và các sản phẩm học tập cuối cùng của những hoạt động học.

3.2. Hoạt động của giáo viên

Phương án và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh

– Mức 1: Các câu hỏi rõ ràng về mục tiêu, về nội dung, về sản phẩm học tập phải hoàn thành, phải đảm bảo cho phần lớn các học sinh nhận thức đúng về nhiệm vụ phải thực hiện.

– Mức 2: Câu hỏi rõ ràng về các mục tiêu, về nội dung, về sản phẩm học tập, về phương thức hoạt động mà gắn với thiết bị dạy học và học liệu đã được sử dụng; sẽ đảm bảo cho hầu hết các học sinh nhận thức đúng về nhiệm vụ và hăng hái thực hiện.

– Mức 3: Câu hỏi rõ ràng về các mục tiêu, các nội dung, sản phẩm học tập, các phương thức hoạt động gắn với các thiết bị dạy học và học liệu mà được sử dụng; đảm bảo cho 100% học sinh nhận thức đúng nhiệm vụ và hăng hái thực hiện.

Khả năng theo dõi, quan sát, và phát hiện kịp thời những khó khăn của các học sinh

– Mức 1: Theo dõi và bao quát cả quá trình hoạt động của học sinh; phát hiện được những học sinh mà có yêu cầu được giúp đỡ hoặc là có biểu hiện đang gặp khó khăn.

– Mức 2: Quan sát cụ thể cả quá trình hoạt động của từng học sinh; phát hiện được những khó khăn cụ thể mà các học sinh gặp phải ở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

– Mức 3: Quan sát được một cách chi tiết cả quá trình thực hiện các nhiệm vụ đến từng học sinh; chủ động phát hiện được những khó khăn cụ thể và các nguyên nhân mà từng học sinh đang gặp phải ở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh

– Mức 1: Có câu hỏi đã định hướng để các học sinh tích cực tham gia nhận xét, đánh giá và bổ sung, hoàn thiện sản phẩm học tập ở trong nhóm hoặc trong toàn lớp; các nhận xét, đánh giá về sản phẩm học tập đã được đông đảo các học sinh tiếp thu, ghi nhận.

– Mức 2: Lựa chọn được một số sản phẩm học tập của các học sinh để tổ chức cho các học sinh trình bày, báo cáo, nhận xét và đánh giá, bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau; các câu hỏi định hướng của các giáo viên giúp hầu hết các học sinh tích cực tham gia thảo luận; tham gia nhận xét, đánh giá về sản phẩm học tập đã được đông đảo các học sinh tiếp thu, ghi nhận.

– Mức 3: Lựa chọn được một số về sản phẩm học tập điển hình của các học sinh để tổ chức cho các học sinh trình bày, báo cáo nhận xét, hay đánh giá, bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau, các câu hỏi định hướng của các giáo viên giúp hầu hết các học sinh tích cực tham gia vào thảo luận, tự đánh giá và hoàn thiện được các sản phẩm học tập của mình và của các bạn học.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com