Mẫu quyết định công nhận sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở

Mẫu quyết định công nhận sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở? Sáng kiến là gì? Quy trình công nhận sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở? Thẩm quyền công nhận sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở?

Công nhận sáng kiến kinh nghiệm là một quyền lợi được bảo vệ của các tác giả. Vậy, mẫu quyết định công nhận sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở như thế nào?

Dịch vụ LVN Group tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.0191     

1. Mẫu quyết định công nhận sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở:

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ…..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————

Số………… Tỉnh (thành phố), ngày….. tháng…… năm…

QUYẾT ĐỊNH

Công nhận sáng kiến

……..(1)……..

Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;

Căn cứ Thông tư số……. của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng;

Căn cứ Quy chế… của…. về việc xét, đánh giá hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến;

Căn cứ biên bản họp Hội đồng sáng kiến…..

Xét đề nghị của Hội đồng sáng kiến……

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Công nhận sáng kiến, hiệu quả, phạm vi ảnh hưởng cấp…(2)…. năm… cho…(3)… sáng kiến (danh sách đính kèm)

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Thành viên Hội đồng sáng kiến…, thủ trưởng các đơn vị có liên quan và tác giả (đồng tác giả) có sáng kiến được công nhận tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

– Như điều 2

– Lưu…

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Đóng dấu, ký ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Thủ trưởng đơn vị

(2) Cấp cơ sở, cấp Ngành hoặc cấp toàn quốc.

(3) Số lượng sáng kiến được công nhận

2. Sáng kiến là gì?

2.1. Định nghĩa sáng kiến:

Trước hết ta cần nắm được khái niệm sáng kiến là gì. Hiện tại, khái niệm sáng kiến được quy định rất cụ thể trong nghị định 13/2012/NĐ-CP. Theo quy định này thì ta có thể hiểu rằng sáng kiến là một giải pháp, theo đó nó có thể là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, được cơ sở công nhận nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện về việc có tính mới trong phạm vi cơ sở đó; phải được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở đó và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực; giai pháp đó phải không thuộc đối tượng không được công nhận là sáng kiến như là các giải pháp mà việc công bố, áp dụng giải pháp trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội hoặc là các giải pháp là đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm xét công nhận sáng kiến.

2.2. Các loại giải pháp được công nhận là sáng kiến:

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì không phải tất cả các giải pháp đều được công nhận là sáng kiến. Các giải pháp muốn được công nhận là sáng kiến nếu thuộc các đối tượng như là:

Một là, giải pháp đó là giải pháp kỹ thuật thể hiện dưới dạng là  sản phẩm, dưới dạng vật thể, vật liệu sinh học, chất hoặc giống cây trồng, giống vật nuôi hoặc là quy trình. Theo đó, có thể hiểu rằng giải pháp kỹ thuật là cách thức kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ  xác định

Hai là, giải pháp đó là giải pháp quản lý bao gồm phương pháp tổ chức công việc và phương pháp điều hành, kiểm tra, giám sát công việc.Theo đó có thể hiểu rằng phương pháp quản lý là cách thức tổ chức, điều hành công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào

Ba là, giải pháp đó là giải pháp tác nghiệp bao gồm các phương pháp thực hiện các thao tác kỹ thuật, nghiệp vụ trong công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, cụ thể như là các phương pháp thực hiện các thủ tục hành chính; phương pháp thẩm định, giám định, tư vấn, đánh giá; phương pháp tuyên truyền, đào tạo, giảng dạy, huấn luyện; phương pháp huấn luyện động vật; …

Bốn là, giải pháp đó phải là giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Đây được hiểu  là những phương pháp, cách thức hoặc biện pháp áp dụng một giải pháp kỹ thuật đã biết vào thực tiễn.

3. Quy trình công nhận sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở:

Việc về công nhận sáng kiến cũng được quy định rất rõ ràng và cụ thể. Theo đó việc công nhận sáng kiến được thực hiện theo trình tự thủ tục như sau:

Bước 1: Người có sáng kiến gửi đơn yêu cầu công nhận sáng kiến

Tại bước này thì người muốn được công nhận sáng kiến có thể yêu cầu công nhận sáng kiến tại cơ sở là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến;

Người muốn được công nhận sáng kiến có thể yêu cầu công nhận sáng kiến tại cơ sở được người có sáng kiến chuyển giao sáng kiến theo thỏa thuận giữa hai bên, với điều kiện chủ đầu tư tạo ra sáng kiến từ chối công nhận sáng kiến và không có thỏa thuận khác với tác giả sáng kiến.

Người muốn được công nhận sáng kiến có thể yêu cầu công nhận sáng kiến tại cơ sở được người có sáng kiến chuyển giao sáng kiến theo thỏa thuận giữa hai bên, trong trường hợp tác giả sáng kiến đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu công nhận sáng kiến là 01 năm kể từ ngày sáng kiến được đưa vào áp dụng lần đầu đối với giải pháp đã được áp dụng.

Người muốn được công nhận sáng kiến phải làm đơn yêu cầu công nhận sáng kiến. Theo đó, nội dung đơn yêu cầu công nhận sáng kiến phải đảm bảo bao gồm:  Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến;Tác giả sáng kiến, hoặc các đồng tác giả sáng kiến và tỷ lệ đóng góp của từng đồng tác giả;Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến;Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến, trong đó chỉ rõ những thông tin cần được bảo mật;Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu;Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến và theo ý kiến của tác giả sáng kiến.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét đơn yêu cầu công nhận sáng kiến.

Khi tiếp nhận, xem xét đơn yêu cầu công nhận sáng kiến cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến theo quy định có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét đơn yêu cầu công nhận sáng kiến, hỗ trợ tác giả sáng kiến hoàn thiện đơn và có trách nhiệm xét công nhận sáng kiến theo quy định

Theo đó, kể từ ngày tiếp nhận đơn yêu cầu công nhận sáng kiến trong thời hạn 01 tháng cơ sở có trách nhiệm xem xét đơn về nội dung và sau đó phải thực hiện việc thông báo cho tác giả sáng kiến về thiếu sót của đơn và ấn định thời hạn 01 tháng để tác giả sửa chữa bổ sung, gửi lại; Bên cạnh đó cũng cần phải thông báo cho tác giả sáng kiến về việc chấp nhận đơn, ghi nhận các thông tin liên quan của đơn và lưu giữ hồ sơ đơn phù hợp với quy định; Trường hợp nếu từ chối chấp nhận đơn thì phải thông báo cho tác giả rõ lý do

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền xem xét công nhận sáng kiến

trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn yêu cầu công nhận sáng kiến theo quy định hoặc từ ngày hoàn thành việc áp dụng lần đầu, nếu sáng kiến được áp dụng lần đầu sau khi đơn được chấp nhận thì phải thực hiện việc xét công nhận sáng kiến

Cơ sở xét công nhận sáng kiến đánh giá đối tượng nêu trong đơn theo quy định  sau đó tiến hành công nhận sáng kiến và cấp giấy chứng nhận sáng kiến cho tác giả sáng kiến. Theo đó, Giấy chứng nhận sáng kiến phải đảm bảo có các thông tin về: tên cơ sở công nhận sáng kiến; Tên sáng kiến được công nhận;Tác giả sáng kiến hoặc các đồng tác giả sáng kiến; Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến; Tóm tắt nội dung sáng kiến; lợi ích kinh tế – xã hội có thể thu được do việc áp dụng sáng kiến; Những thông tin thích hợp khác do cơ sở công nhận sáng kiến quyết định

Hoặc thực hiện việc thông báo từ chối công nhận sáng kiến trong trường hợp đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng các điều kiện quy định. Trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho tác giả sáng kiến, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

4. Thẩm quyền công nhận sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở:

Theo quy định thì có thể thấy rằng việc xét công nhận sáng kiến do người đứng đầu cơ sở xét công nhận sáng kiến quyết định.

Việc công nhận sáng kiến phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý trong trường hợp sáng kiến được tạo ra do Nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật, nếu người đứng đầu cơ sở công nhận sáng kiến chính là tác giả sáng kiến

Việc công nhận sáng kiến phải được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ sở đó chấp thuận nếu cơ sở xét công nhận sáng kiến là cơ quan, tổ chức của Nhà nước.

Việc công nhận sáng kiến phải được Sở Khoa học và Công nghệ tại địa phương nơi cơ sở đó đóng trụ sở hoặc cơ quan, tổ chức nhà nước trực tiếp thực hiện việc đầu tư tạo ra sáng kiến chấp thuận nếu cơ sở xét công nhận sáng kiến không phải là cơ quan, tổ chức của Nhà nước.

Tóm lại, từ những lập luận và phân tích như trên thì có thể thấy rằng khi tác giả sáng kiến muốn được công nhận sáng kiến đó của mình thì phải làm đơn yêu cầu công nhận sáng kiến, sau đó các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành tiếp nhận và xem xét công nhận sáng kiến nếu đáp ứng được điều kiện theo quy định của pháp luật và ra quyết định công nhận sáng kiến, cấp giấy chứng nhận sáng kiến cho tác giả.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com