Mở bài về hình tượng cây xà nu của Nguyễn Trung Thành hay

“Rừng xà nu” là truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Trung Thành, đại diện cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học nước ta giai đoạn 1945-1975. Chủ đề tác phẩm được bộc lộ chân thành và sâu sắc nhờ những hình ảnh khái quát, giàu chất lãng mạn của rừng cây xà nu. 

1. Mở bài về hình tượng cây xà nu của Nguyễn Trung Thành hay nhất:

Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh đã từng dành lời nhận xét với nhà văn Nguyễn Trung Thành rằng “Nguyên Ngọc suốt đời đi tìm cái hùng cũng như Nguyễn Tuân suốt đời đi tìm cái đẹp.” ( Nguyên Ngọc là bút danh khác của Nguyễn Trung Thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước). Thật đúng như vậy trong các tác phẩm của Nguyễn Trung Thành các nhân vật đều mang những nét cá tính riêng và đặc biệt là đậm bản chất của người anh hùng muôn đời – là vẻ đẹp xuất phát phẩm chất và hành động của con người. Họ luôn mang vẻ dũng mãnh, cùng với đó là mang nét hoang dại của vùng núi rừng với một trái tim chất chứa nỗi căm thù giặc rực cháy nhưng tâm hồn không bao giờ mất đi vẻ trong sáng và hồn nhiên như những con người sống ở thời thơ ấu xa xăm vậy.  Trong kho tàng văn học đồ sộ của ông thì tác phẩm Rừng xà nu hẳn để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng người đọc. Tác phẩm “Rừng xà nu” được sáng tác vào năm 1965, khi đế quốc Mỹ đang dốc hết sức về binh lực hỏa lực và kéo quân vào miền Nam Việt Năm, đặc biệt trên mạng đất cao nguyên đồi núi ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên trong tạp chí “Văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ” và sau đó được đưa vào tập mang tên “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Tác phẩm không chỉ là những nét vẽ chân thực về con người Việt Nam đang ngày đêm chiến đấu anh dũng mà còn là hình ảnh cây xà nu luôn hiên ngang bao qua đợt bom đan anh dũng như những người lính cụ Hồ.

2. Mở bài về hình tượng cây xà nu của Nguyễn Trung Thành ấn tượng nhất:

Viết về mảnh đất đã từng gắn bó với một phần đời người không phải là chủ đề tài hiếm gặp trong các tác phẩm văn học Việt Nam. “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành là một tác phẩm tiêu biểu như thế được viết vào năm 1965 – những năm cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt của nhân dân ta. Đây có thể coi là một trong những kiệt tác hay nhất viết về thiên nhiên rừng núi Tây Nguyên. Qua câu chuyện đầy chân thực của những người dân trong một làng quê gắn liền với cánh rừng xa nù rợp xanh ngút ngàn và vô tận, tác giả Nguyễn Trung Thành đặt ra vấn đề có ý nghĩa mang tính dân tộc và thời đại: để giành lại cuộc sống yên bình của nhân dân và đất nước không còn gì khác ngoài cách nào cùng nhau đoàn kết đứng lên và cầm vũ khí chống lại kẻ thù xâm lược tàn ác. Đặc biệt trong tác phẩm này, cây xà nu mang ý nghĩa biểu vô cùng  quan trọng, còn bản thân cây xà nu được tác giả nhắc lại hai mươi lần trong cả tác phẩm. Cây xà nu gắn bó với đời sống người dân Tây Nguyên và cũng đã trở thành đặc trưng của người dân kiên cường bất khuất chân thành của mảnh đất Tây Nguyên.

3. Mở bài về hình tượng cây xà nu của Nguyễn Trung Thành ngắn gọn nhất:

Nguyễn Trung Thành là nhà văn tiêu biểu của cùng đất Tây Nguyên, các tác phẩm của ông hướng đến sự sâu sắc và chân thực về con người và thiên nhiên Tây Nguyên hùng vĩ. Truyện ngắn mang tên “Rừng xà nu” là tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Trung Thành khi ngợi ca mảnh đất Tây Nguyên hùng tráng. Đặc biệt, tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh cây xà nu đậm nét đặc trưng về bản chất, tính cách và phẩm chất cho con người sinh sống trên mảnh đất này. Xuyên suốt truyện ngắn “Rừng xà nu” là hình ảnh cây xà nu là hình ảnh trung tâm, là nền và cũng là nguồn cảm hứng vô tận để tác giả khắc họa thành công từng nhân vật, con người. Cây xà nu không chỉ là loài cây phổ biến ở núi rừng Tây Nguyên, với sức dẻo dai, kiên cường, bất khuất mà qua hình tượng Xà nu khiến người đọc phải có cái nhìn đầy ngưỡng mộ về vùng đất và người Tây Nguyên trong suốt chặng đường kháng chiến của dân tộc ta.

4. Mở bài về hình tượng cây xà nu của Nguyễn Trung Thành trực tiếp hay nhất:

Truyện ngắn mang tên Rừng xa nu của Nguyễn Trung Thành là một thành công lớn, tiêu biểu cho khuynh hướng văn học sử thi và cảm hứng lãng mạn của thi ca Việt Nam khi viết về chủ đề chiến tranh trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Truyện ngắn “Rừng xà nu” được sáng tác vào năm 1965, khi đế quốc Mỹ đang đẩy mạnh chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới, bắt đầu đổ quân vào miền Nam Việt Nam, và là câu chuyện về cuộc nổi dậy của dân làng trên mảnh đất đồi núi Tây Nguyên. Và trong truyện ngắn này xuất hiện hình ảnh cây xà nu là hình ảnh nổi bật xuyên suốt cả tác phẩm. Hình ảnh cây xà nu là một hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng bao trùm toàn truyện ngắn. Cây Xà nu là cây sinh lực, là mạch hồn, là nhựa sống của người dân Tây Nguyên. Những chiến công vang dội của người dân làng Xô man cùng những tấm gương với lẽ sống cao đẹp sáng ngời ngay trong cuộc chiến đấu  tàn khốc ác liệt với kẻ thù xâm lược đều gắn liền vơi sự xuất hiện của rừng cây xà nu bát ngát. Sự kiên cường dẻo dai bất khuất của rừng cây xà nu cũng chính là tượng trưng cho vóc dáng, khí thế cùng phẩm chất đáng quý của mỗi người dân Tây Nguyên.

5. Mở bài về hình tượng cây xà nu của Nguyễn Trung Thành gián tiếp hay nhất:

Tác giả Nguyễn Trung Thành là nhà văn có duyên gắn liền với mảnh đất Tây Nguyên. Trải qua hai cuộc kháng chiến ác liệt và tàn khốc, cùng với người dân bản địa nơi đây đã cho văn  Nguyễn Trung Thành những hiểu biết vô cùng chân thành, sâu sắc về mảnh đất không chỉ vang vọng tiếng cồng chiêng vào mỗi mùa lễ hội, mà nơi còn có tiếng những người dũng cảm, ngoan cường cùng kêu gọi nhau đoàn kết đứng lên đánh giắc bảo vệ làng xóm quê hương đất nước. Nếu như trong thời kì kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Trung Thành được biết đến với bút danh Nguyên Ngọc với tác phẩm nổi tiếng mang tên“Đất nước đứng lên”; thì trong những năm kháng của cuộc chiến chiến chống Mỹ, đặc biệt là trong những năm 1965 khi cuộc kháng chiến trường kì của nhân dân miền Nam nước ta đang diễn ra vô cùng ác liệt, thì Nguyễn Trung Thành đã sáng tac ra truyện ngắn “Rừng xà nu”. Tác phẩm này là một bản anh hùng ca vẻ vang, ca ngợi cuộc sống và con người Tây Nguyên trong cuộc chiến tranh vĩ đại. Trong đó không thể không kể đến hình ảnh cây xà nu được nhắc đến xuyên suốt trong tác phẩm tượng trưng cho vẻ đẹp kiêu hùng, tràn đầy sức sống của thiên nhiên và con người Tây Nguyên. Nguyễn Trung Thành đã miêu tả xuất sắc và thành công hình ảnh rừng xà nu xanh rợp bóng. Cây xà nu đã trở thành linh hồn của tác phẩm, là hình ảnh đại diện cho tinh thần đấu tranh bất khuất của dân làng Xô man nói riêng và người dân Tây Nguyên nói chung. Nhà văn đã thổi hồn cho loài cây ấy  khiến nó cùng trường tồn mãi mãi, không gục ngã trước mưa bom đạn, khiến kẻ xâm lược phải cúi đầu khiếp sợ.

6. Mở bài về hình tượng cây xà nu của Nguyễn Trung Thành điểm cao nhất:

“Rừng xà nu” là truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Trung Thành, đại diện cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975. Truyện ngắn “Rừng Sa Nu” được tác giả viết  vào giữa năm 1965, khi cuộc chiến tranh giữa quân dân miền Nam với đế quốc Mỹ và quân đội tay sai bước vào giai đoạn cam go, ác liệt. Xuyên suốt chiều dài của tác phẩm, cây xà nu là hình ảnh bao trùm, là mạch sống xuát hiện hơn hai mươi lần. Hình ảnh thiên nhiên ấy đã trở thành chủ đề chính của tác phẩm, nó chiếm những vị trí quan trọng nhất như : nhan đề, hình ảnh mở đầu và kết thúc. Hình ảnh cây xà nu cứ lặp đi lặp lại nhiều lần đưa người đọc lạc vào một không gian đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên. Vẻ đẹp kiên cường bất khuất của cây xà nu là hình tượng ẩn dụ cho vẻ đẹp của người dân làng Xô man cũng như những người dân Tây Nguyên luôn đoàn kết không gục ngã kể cả khi phải đối mặt với kẻ thù.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com