Mức hưởng chế độ đặt vòng tránh thai? Hồ sơ cần những gì?

Mức hưởng chế độ đặt vòng tránh thai? Hồ sơ để hưởng chế độ khi đặt vòng tránh thai? Một số chế độ thai sản khác?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người lao động đặt vòng tránh thai là trường hợp được hưởng chế độ thai sản. Vậy, Mức hưởng chế độ đặt vòng tránh thai? Hồ sơ cần những gì?

Cơ sở pháp lý:

– Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Dịch vụ LVN Group tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.0191      

1. Mức hưởng chế độ đặt vòng tránh thai:

Người lao động nữ khi đặt vòng tránh thai là một trong số những trường hợp được hưởng chế độ thai sản theo quy định hay nói cách khác là khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Theo đó, pháp luật cũng đã có những quy định liên quan đến vấn đề về thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai, cụ thể là tại tại điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó ta có thể xác định được thời gian nghi việc tối đa của người lao động nữ khi thực hiện các biện pháp tránh thai như sau:

– Đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai thì thời gian được nghỉ việc tối đa là 07 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

– Đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản thì thời gian được nghỉ việc tối đa là 15 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Như vậy, có thể khẳng định được rằng khi người lao động nữ đặt vòng tránh thai sẽ được nghỉ việc tối đa 07 ngày, tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Ngoài việc được nghỉ việc theo quy định thì khi người lao động đặt vòng tránh thai cũng được hưởng một khoản tiền nhất định mà ta thường hay gọi là mức hưởng chế độ thai sản. Khoản tiền mà người lao động đặt vòng tránh thai được hưởng theo chế độ thai sản được quy định rất cụ thể tại điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó về mức hưởng chế độ thai sản nữ đặt vòng tránh thai như sau:

– Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

– Đối với trường hợp người lao động đi khám thai hoặc lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

– Đối với trường hợp lao động  sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

Người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội nếu thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.

Tóm lại, khi đặt vòng tránh thai thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày. Trong đó mức trợ cấp theo tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Hay nói một cách đơn giản hơn đó là  mức hưởng khi đặt vòng tránh thai  = mức bình quân tiền lương của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc : 30 ngày x 7 ngày nghỉ đặt vòng tránh thai.

2. Hồ sơ để hưởng chế độ khi đặt vòng tránh thai:

Liên quan đến hồ sơ hưởng chế độ đặt vòng tránh thai, hiện tại pháp luật đã quy định rất cụ thể và chi tiết. Theo đó, khi bạn muốn làm chế độ đặt vòng tránh thai thì bạn cần chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu như sau:

Thứ nhất, trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; người lao động thực hiện biện pháp tránh thai mà điều trị nội trú thì cần chuẩn bị

– Bản sao giấy ra viện của người lao động;

– Bản sao giấy chuyển tuyến hoặc bản sao giấy chuyển viện nếu người lao động chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú

Thứ hai, trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; người lao động thực hiện biện pháp tránh thai mà điều trị ngoại trú thì cần chuẩn bị:

– Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH;

– Bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

Như vậy, tùy theo từng trường hợp là người lao động đi đặt vòng tránh thai phải nằm điều trị nội trú hay ngoại trú thì sẽ cần chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ khác nhau để được hưởng chế độ đặt vòng tránh thai theo quy định.

3. Một số chế độ thai sản khác:

Chế độ đặt vòng tránh thai là một phần của chế độ thai sản theo quy định của pháp luật. Theo đó, chế độ thai sản chỉ áp dụng cho một số đối tượng nhất định, cụ thể là các đối tượng được quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo quy định này ta có thể xác định được các đối tượng được hưởng chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; người lao động bao gồm cả làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc người làm việc theo công việc có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng có những quy định liên quan đến điều kiện hưởng chế đọ thai sản. Tất cả các đối tượng được áp dụng chế độ thai sản như đã nêu ở trên sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng được các điều kiện tại điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó, điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:

– Người lao động là lao động nữ mang thai hoặc sinh con; mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con sẽ là những trường hợp được hưởng chế độ thai sản.

– Đối với trường hợp người lao động là lao động nữ sinh con; lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu muốn được hưởng chế độ thai sản thì người đó phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

– Đối với trường hợp người lao động là lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu muốn được hưởng chế độ thai sản thì người đó phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

– Còn đối với trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc nhưng họ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên hoăc  đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản. Theo đó, có thể hiểu là:

Theo quy định thì chế độ thai sản của người lao động được hiểu là khi lao động nữ sinh con thì họ sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng và được nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng; sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ 05 ngày làm việc nếu vợ sinh thường

– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc là trường hợp vợ sinh con dưới 32 tuần tuổi;

– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ 10 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi, phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Nếu thuộc trường hợp vợ sinh ba trở lên thì lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

Tuy nhiên, đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nam sẽ được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Còn đối với những trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì người lao động đó sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Lưu ý: Khi cả vợ và chồng đều tham gia bảo hiểm xã hội và đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định  thì chỉ một trong hai vợ hoặc chồng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản chứ không thể cả hai cùng được hưởng. Nếu sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Tóm lại, người lao động đặt vòng tránh thai là trường hợp được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật. Theo đó, về mức hưởng và hồ sơ để hưởng cũng được quy định rất cụ thể trong luật bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn luật.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com