Quy định của pháp luật về viên chức, công chức? Mức lương khi chuyển xếp lương từ viên chức sang công chức?
Trong quá trình hoạt động, công tác và làm việc tại các đơn vị, cơ quan nhà nước sẽ có những trường hợp viên chức chuyển sang công chức theo quy định của pháp luật. Vậy, mức lương khi chuyển xếp lương từ viên chức sang công chức được tính như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
– Luật Cán bộ, công chức sửa đổi 2019
– Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
– Thông tư 02/2007/TT-BNV hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển công chức, viên chức
Dịch vụ LVN Group tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.0191
1. Quy định của pháp luật về viên chức, công chức:
Theo quy định của luật cán bộ, công chức, viên chức ta có thể hiểu rằng:
Viên chức là một công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc.
Công chức là công dân Việt Nam, các cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; Công chức là những người thuộc trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.Công chức còn ở trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.
Như vậy, từ quy định trên có thể thấy viên chức và công chức là hai khái niệm, hai chức danh hoàn toàn khác nhau mặc dù đều là làm việc trong các cơ quan nhà nước. Tiêu chí tuyển dụng công chức bao giờ cũng khắt khe hơn viên chức và vì vậy chế độ làm việc cũng như mức lương của công chức sẽ tốt hơn viên chức.
Việc chuyển từ viên chức sang công chức vừa là nhu cầu của công dân cũng là nghĩa vụ phải thực hiện. Tuy nhiên việc chuyển từ viên chức sang công chức buộc phải đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.Cụ thể, viên chức muốn chuyển sang công chức phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Luật Cán bộ, công chức sửa đổi 2019 và Nghị định 138/2020/NĐ-CP. Theo các quy định này thì viên chức cần đáp ứng những điều kiện như sau:
Một là, viên chức muốn chuyển sang công chức phải là người có đủ 05 năm công tác trở lên không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc thuộc các trường hợp quy .
Hai là, viên chức phải là người làm công việc có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển.
Ba là, viên chức muốn chuyển sang công chức phải là những trường hợp không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật.
Tóm lại, theo quy định này thì một viên chức phải có thời gian 05 năm công tác trở lên làm công việc có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển được tính kể từ khi có được tuyển dụng và được bổ nhiệm vào ngạch, chức danh nghề nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
Khi viên chức đáp ứng được những điều kiện, tiêu chuẩn nhất định để được chuyển từ viên chức sang công chức theo quy định của pháp luật thì lúc này viên chức cần chuẩn bị bộ hồ sơ đề nghị tiếp nhận viên chức vào sang công chức theo quy định của pháp luật. Cụ thể là theo Nghị định 138/2020/NĐ-CP. Theo đó,hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào làm công chức gồm:
Một là, bản sơ yếu lý lịch công chức theo quy định hiện hành có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác được lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận,
Hai là, Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
Viên chức không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.trong trường hợp người được đề nghị tiếp nhận có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển
Cũng như việc viên chức không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong trường hợp người được đề nghị tiếp nhận đáp ứng yêu cầu miễn phần thi ngoại ngữ hoặc tin học
Ba là, Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận;
Bốn là, Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.
Viên chức chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ như đã nêu trên và nộp cho cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết vấn đề chuyển từ viên chức sang công chức theo trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định.
2. Mức lương khi chuyển xếp lương từ viên chức sang công chức:
Một vấn đề rất quan trọng và được hầu hết mọi người quan tâm đó chính là mức lương của viên chức khi chuyển từ viên chức sang công chức được tính như thế nào?
Về vấn đề này, ta căn cứ theo Nghị định 138/2020/NĐ-CP, theo quy định này ta có thể xác định được cách xếp ngạch, bậc lương đối với người được tiếp nhận vào làm công chức đã có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc như sau:
Trường hợp người được tiếp nhận vào làm công chức, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì: Thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc trước ngày tuyển dụng, tiếp nhận vào làm công chức ở trình độ đào tạo tương ứng với trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận được tính để làm căn cứ xếp ngạch, bậc lương phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận. Nếu viên chức có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì được cộng dồn theo quy định của pháp luật.
Việc xếp lương ở ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận thực hiện theo quy định hiện hành.
Bên cạnh đó tại khoản 2 thông tư 02/2007/TT-BNV cũng có quy định về việc hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức. Theo quy định này ta có thể xác định như sau:
Đối với việc xếp lương khi chuyển ngạch trong cùng loại công chức, viên chức thì cách xếp sẽ là:
Xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ sang ngạch mới trong trường hợp viên chức được bổ nhiệm vào ngạch mới trong cùng nhóm ngạch với ngạch cũ ,ngạch cũ và ngạch mới có cùng hệ số bậc lương. Cách xếp này tính kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ
Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại Khoản 1 mục II Thông tư này.
Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc thấp hơn ngạch cũ thì thực hiện như cách xếp lương hướng dẫn tại điểm a Khoản 2 này và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được thực hiện như hướng dẫn tại điểm c Khoản 1 mục II Thông tư này.
Đối với việc xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức thì cách xếp như sau
Căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới trong trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ.
Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới trong trường hợp chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ. Được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ trong trường hợp nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì
Như vậy, theo quy định trên thì khi chuyển từ viên chức sang công chức bạn sẽ được xếp lương vào vị trí công việc tương ứng. Nếu ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ thì khi chuyển ngạch bạn sẽ được xếp vào bậc lương theo quy định trên.
Tóm lại, từ những lập luận, phân tích cùng những căn cứ pháp lý nêu trên có thể thấy rằng hiện tại pháp luật đã có rất nhiều văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể liên quan đến vấn đề về mức lương khi chuyển xếp lương từ viên chức sang công chức. Việc quy định chi tiết, cụ thể như này nhằm đảm bảo trong quá trình thực hiện việc chuyển ngạch các cơ quan có thẩm quyền sẽ nắm được các quy định, từ đó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các viên chức khi chuyển ngạch công chức.