Mùng 1 Tết có nên gội đầu không? Tết có nên tắm gội không?

Người xưa có câu “có kiêng có lành” vì thế, với phong tục truyền thống Việt Nam vẫn còn nhiều ảnh hưởng từ xưa và lưu truyền đến ngày nay, sẽ có những điều cần phải tìm hiểu kĩ tránh tai ương vạ gió. Tắm gội vào mùng 1 Tết- ngày trọng đại- cũng cần tìm hiểu kĩ. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn.

1. Mùng 1 Tết có nên gội đầu?

Do một lý do, có kiêng có lành thì theo dân gian người đời vẫn truyền miệng nhau rằng mùng 1 không nên gội đầu, bởi:

– Nếu gội đầu vào mùng 1 đầu năm sẽ làm bổng lộc và may mắn của năm trôi hết. Năm mới không gặp điều lành tháng tốt, may mắn không đến đã thế còn gặp nhiều điều xui rủi.

– Nước được đại diện cho tiền tài và may mắn, nên nếu gội đầu vào mùng 1 giống như là đem tiền đi phung phí, tiêu hoang, vứt qua cửa sổ vì thế cả năm sẽ rất chật vật về mặt tài chính.

– Còn có nhiều người quan niệm rằng gội đầu thì kiến thức tích lũy của bản thân trong một năm sẽ bị rửa trôi, năm học mới sẽ thường xuyên đụng trước quên sau không hiệu quả.

– Nên gội đầu vào tối 30 để xóa bỏ hết xui rủi năm cũ, năm mới sạch sẽ chào đón. Mùng 1 bắt đầu cho một năm mới luôn đầy đủ, hưng thịnh nên tránh làm những việc tẩy rửa, gột rửa cái may.

Ở đây, tránh gội đầu mùng 1 là điều tối kị của các cụ cha xưa, nhưng ngày nay người ta cũng không có quan niệm nặng như vậy nữa. Vào dịp Tết có nhiều vùng địa phương mùa khí hậu dễ nắng nóng, khô hạn khiến cho cơ thể bốc mùi, tóc tai thì bết dính nên thường sẽ gội đầu tắm rửa sạch sẽ tươm tất.

2. Mùng 2 Tết có được gội đầu không?

Ngày xưa ông bà kiêng kị gội vào mùng 1 vì sợ bay hết tài lộc, may mắn. Thế nên đối với câu “Mùng 3 có nên gội đầu không?” thì từ mùng 2 mọi người đã có thể tự do thoải mái tắm rửa gội đầu. Nên trau chuốt chỉnh chu, sạch sẽ thơm tho gọn gàng đi chúc tết để có thể lấy hảo cảm hơn đối với chủ nhà!

Đất nước Việt Nam có đến 54 dân tộc khác nhau, mỗi sắc dân tộc lại có riêng những phong tục tập quán. Mỗi nơi một phong tục, có nơi kiêng gội đầu cả mùng 1 lẫn mùng 2.

Không nên gội đầu, tắm rửa trong ngày 1 Tết để tránh hao mòn bay mất thần tướng, rửa trôi các kiến thức, may mắn và tài lộc năm cũ. Vì thế trong năm mới người đó phải chịu khá nhiều vất vả, một năm đầy tai ương xui rủi, dễ nản, không may mắn khiến phải lao lực cố gắng hơn nhiều.

Đây cũng là tập tục đã khá lâu đời tuyên truyền và ngày nay thì không còn phổ biến nhiều như trước nữa. Vẫn còn nhiều gia đình còn giữ và duy trì tập tục không gội đầu trong ngày mùng 1 Tết. Nhưng mà cũng có nhiều gia đình khác đã thoáng hơn nhiều và không quan niệm nhiều nên học vẫn tắm gội bình thường.

Tắm là những hoạt động quan trọng nhất trong quá trình vệ sinh cá nhân, ngoài việc giữ cơ thể sạch sẽ còn duy trì rồi đảm bảo sức khỏe. Và cũng nhiều gia đình để đảm bảo lợi ích cho sức khỏe, họ vẫn tắm gội vào ngày 1 tết, sau cả năm đó họ vẫn làm ăn phát đạt, không gặp tai ương gì. Để tăng cường tối đa lợi ích sức khỏe, các chuyên gia đã khuyến cáo, người dân nên tắm 1 lần/ngày.

3. Một số điều kiêng kỵ tuyệt đối không được làm mùng 1 Tết:

Dân gian Việt Nam ngoài kiêng cử gội đầu vào mùng 1 Tết thì họ vẫn còn có rất nhiều điều cho là “có kiêng có lành” như sau:

Kiêng đi chúc Tết mọi người vào mùng 1

Người Việt thì thường sẽ tránh đi chúc Tết vào sáng đầu năm vì dễ sẽ trở thành người xông đất nhà họ vào đầu năm. Người xông đất rất là quan trọng đối với gia chủ vì ảnh hưởng lớn đến vận khí trong gia đình, vì thế họ thường chọn người sẵn trước đi xông đất cho nhà mình. Và vào mùng 1 ta cũng chỉ nên đi thăm bà con, dòng họ đôi bên.

Kiêng để tang sự vào đúng ngày mùng 1 đầu năm mới

Nếu gia đình không may có người mất đúng vào mùng 1 thì phải chuyển sang mùng 2 để phát tang. Nếu mà mất vào ngày 30 thì phải gấp rút phát khăn tang vào đúng ngày hôm đó luôn. Nếu mà chịu tang vào ngày đầu năm mới thì khả năng không khí trong nhà sẽ luôn u ám, ủ dột và con cháu trong nhà hay dễ gặp nạn.

Kiêng nói lung tung những điều xúi quẩy

Từ tối kỵ mà người khác không muốn nghe vào dịp Tết là những từ như : Thôi toang, xong phim, chết, tiêu, ngủm…

Không được quét nhà vào ngày mùng 1 năm mới

Quét nhà vào mùng 1 được cho là vô tình quét đi tài lộc đầu năm ra ngoài, xua đuổi vận may gia đình của cả năm ra đường.

Không nói chuyện lớn tiếng cãi nhau

Tránh cãi vã, tranh luận to tiếng tức giận với nhau để không khí đoàn viên của gia đình luôn vui.

Mùng 1 Tết thì vợ chồng không nên “quan hệ”

Quan niệm cổ xưa nói rằng, việc ân ái vào những ngày đầu tháng có thể dẫn đến những điều đen đủi, không may mắn, và thậm chí là đại hạn. Các ngày mùng 1, hay ngày rằm các gia đình người Việt vẫn thường hay thắp hương để tưởng nhớ những người đã khuất. Cũng chính những ngày này, nhiều người thường có ý niệm kiêng khem, tránh việc ân ái.

Lại có những quan niệm rằng phụ nữ là kém may mắn, nên mùng 1 mà mây mưa với phụ nữ sẽ khiến đàn ông giảm đi vận may, tài lộc bớt và dễ gặp xui. Tuy nhiên đây là do tục trọng nam khinh nữ của phong kiến áp đè đối với các thế hệ.

Kiêng cắt tóc, cắt móng tay móng chân 

Quan điểm tâm linh của người Việt, cắt tóc hay móng tay, móng chân vào đúng ngày mùng 1 đầu năm sẽ đem lại xui xẻo. Bởi tóc, móng tay, móng chân là gốc con người là những bộ phận của con người, nếu cắt bỏ những gì thuộc về cơ thể trong những ngày đầu tháng, đầu năm cũng đang tự cắt tài lộc của bản thân.

Mồng Một Tết kiêng để giày dép lộn xộn, phải để gọn gàng

Dân gian cho rằng, ở tiếng Hán giày dép đồng âm với từ “tà”, có nghĩa là tà khí. Vì thế, Mồng Một Tết nên kiêng để giày dép không đúng, để lung tung lộn xộn vì dễ chiêu dụ tà khí, phải để gọn gàng đúng chiều.

Kiêng khóc lóc vào mùng 1

Theo quan niệm, trong ngày Tết nếu ai khóc, buồn bã và bực tức thì cả năm sẽ phải khóc, có nhiều chuyện buồn, lo lắng, suy nghĩ. Vì thế Mồng Một Tết nên kiêng kỵ điều này để tránh gặp phải xui xẻo cả năm.

Mồng Một Tết nên kiêng kỵ vay mượn, trả nợ

Vào những dịp Tết thì không nên vay hoặc cho ai mượn tiền bạc, đồ đạc vì dễ khiến cho gia đình rơi vào cảnh túng thiếu, bập bênh tài chính cả năm. Điều kiêng kỵ này cũng xuất phát từ quan niệm ngày đầu xuân thì con người nên mở cửa để đón lộc vào nhà, nếu cho mượn hay trả sẽ gần như “dâng” “ném” tài lộc vào tay khác.

Kiêng đổ vỡ đồ đạc

Việt Nam quan niệm rằng đổ vỡ đồ dùng trong nhà như bát đĩa, bình hoa, ấm chén, gương trong ngày đầu năm là báo hiệu cho sự chia lìa, đổ vỡ rất kiêng kỵ vì vậy nên cẩn thận.

Kiêng mặc quần áo màu với các tông màu trắng, đen

Quan niệm người xưa rằng, mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở, vận may vào cửa, mọi người sẽ nên mặc những bộ trang phục màu sắc sặc sỡ (hồng, đỏ, vàng, xanh…), tạo nên sự mới mẻ, tươi vui. Các màu tẻ nhạt, u trầm kiêng kỵ, nhất là hai màu trắng và đen – được ví giống màu của tang lễ, chết chóc.

4. Những thời điểm không nên gội đầu, tắm gội:

Tắm là hoạt động quan trọng làm sạch cơ thể, giúp tinh thần thoải mái hơn và còn duy trì bảo vệ sức khỏe. Thế nhưng, những thời điểm thì lại không nên tắm hay gội đầu để tránh đối mặt với nguy cơ đột tử.

– Không nên tắm ngay sau khi vừa uống rượu bia, sử dụng chất kích thích: Rượu bia ức chế một số bộ phận trong cơ thể. Khi  tắm lượng đường tiêu thụ sẽ tăng lên, nhất là tắm sau khi uống rượu, lượng đường trong máu bổ sung không kịp thời, dễ gây ra trạng thái hoa mắt, chóng mặt, suy nhược toàn thân, dễ bị hôn mê do đường huyết thấp.

– Khi mà huyết áp thấp: không nên tắm khi huyết áp thấp. Nhiệt độ nước mà quá cao, thì các mạch máu sẽ bị giãn ra, người có huyết áp thấp này đường không cung cấp đủ dễ gây ra ngất xỉu.

– Sau khi sốt thì không nên tắm ngay: Khi thân nhiệt đang quá cao, nhiệt lượng tiêu hao sẽ tăng đến 20%, cơ thể dễ mềm yếu. Ngoài ra, nếu có bệnh cấp tính thì tốt nhất không nên tắm hoặc là người bị nhồi máu cơ tim, bệnh tim nặng, thiếu máu, huyết áp cao, viêm gan cấp cũng vậy.

– Ngay sau khi ăn xong: Trước khi đi ngủ có thể tắm bằng nước ấm. Nhưng không nên tắm sau khi ăn, nhất là vừa ăn no, do nước sẽ kích thích khiến tốc độ lưu thông máu cơ thể được cải thiện hoạt động năng suất sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của hệ tiêu hóa, dễ dẫn đến khó tiêu.

– Khi làm việc quá sức: Tắm nước lạnh mạch máu sẽ co lại và có nguy cơ cảm lạnh và đột quỵ. Tắm nước nóng khi mệt cơ thể dễ bị nóng lên, mạch máu mở rộng dẫn tới suy tim. Điều này dễ xảy ra đột quỵ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng con người.

– Tắm muộn: Tuyệt đối không được tắm đêm (đặc biệt sau 23h). Đêm là lúc nhiệt độ xuống thấp nhất cơ thể cũng mệ mỏi nhất, hạ nhiệt bất ngờ dễ ảnh hưởng đến  lưu thông máu lên não dẫn đến bệnh về phổi, tai biến, thậm chí là đột quỵ.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(2
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com