Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Chiếc thuyền ngoài xa

Các nhân vật trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu đều đươc xây dựng với nét tính cách riêng biệt. Dưới đây là bài viết về Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Chiếc thuyền ngoài xa

1. Dàn ý Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Chiếc thuyền ngoài xa:

1.1. Mở bài:

Giới thiệu về tác giả và tác phẩm, sau đó dẫn dắt người đọc đến với yêu cầu của bài phân tích về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Chiếc thuyền ngoài xa.

1.2. Thân bài:

– Tấm lòng tốt muốn giải phóng con người của Phùng và chánh án Đẩu là tốt nhưng lòng tốt ấy chưa đủ, bởi họ thiếu cái nhìn hiện thực đa chiều, về con người và cuộc sống

– Người đàn bà làng chài chịu đựng đòn roi không chịu ly hôn chồng khi có người giúp đỡ thật đáng trách nhưng lại là con người thấu hiểu đạo lý, có những lí do và triết lí sâu sắc về cuộc đời

– Nhân vật người chồng trong con mắt của đứa con Phác và Phùng  cùng chánh án Đẩu chỉ là là tên thủ phạm hèn hạ, gã đàn ông tàn nhẫn với hành động đánh vợ như trút lửa là người “cả nước này mới có một người chồng như hắn”, nhưng tấm lòng đầy vị tha của người đàn bà thì ông chồng ấy chỉ là nạn nhân của cái cuộc sống nghèo đói, cái hành vi bạo lực ấy chứ không phải bản chất .

– Nhân vật đứa con trai là Phác với hành động đánh lại bố mình xuất phát điểm là tình thương dành cho mẹ đáng thương đập vô bờ bến, và là con đường cùng cực khi phải sống trong cái cảnh bị chửi rủa nhưng cũng lại là hành vi đáng lên án bởi trái với luân thường đạo lí, như vậy là bất hiếu,…

1.3. Kết bài:

Khẳng định lại giá trị Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Chiếc thuyền ngoài xa.

2. Phân tích Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Chiếc thuyền ngoài xa:

Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút mở đường của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Trong đó tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa mang đậm phong cách tự sự – triết luận của Nguyễn Minh Châu với ngôn ngữ giản dị câu chuyện kể lại chuyến đi thực tế của nhiếp ảnh gia tên Phùng và những suy ngẫm sâu sắc về nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật xây dựng nhân vật là một trong những nhân tố tạo nên thành công của tác phẩm.

Đã có nhiều ý kiến cho rằng phong cách văn chương của tác giả Nguyễn Minh Châu chịu ảnh hưởng sâu sắc từ phong cách của nhà văn làng quê nông thôn là Nam Cao. Đó là cái nhìn khách quan về hiện thực cuộc sống đến cái lạnh lùng có chút thản nhiên của một cây bút tài hoa trong trường phái chủ nghĩa hiện thực nhưng manh tính triết lí sâu sắc. Nếu như tác giả Nam Cao xây dựng kiểu nhân vật bên bờ vực của cái đói khổ với trạng thái lưỡng cực: nửa tỉnh nửa say, nửa đáng trách nửa đáng thương, nửa đúng nửa sai khi miêu tả đời sống nội tâm ngóc ngách sâu kín trong tâm hồn và phẩm chất con người… thì tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu người đọc cũng mường tượng được cái nhìn có chút tương đồng ấy. Trong hệ thống nhân vật của mình, tác giả Nguyễn Minh Châu khắc hoạ con người luôn trên hai phương diện có phần đối lập nhau mà chính ông một lần đã khẳng định, con người  trong Chiếc thuyền ngoài ra có cả phần rồng phượng và phần rắn rết hay nói cách khác là có cả thiên thần và ác quỷ, cả cái xấu và cái tốt, cái đáng thương và đánh trách.

Trước hết là người đàn bà làng chài  xuất hiện không được giới thiệu tên là giới thiệu bằng cái tên gọi chung gây ấn tượng về số phận của cô: một người phụ nữa xấu xí 40 tuổi, mặt sần sùi, rỗ, xuất hiện với “gương mặt mệt mỏi”. Người phụ nữ mang đến ấn tượng về một cuộc đời khó khăn, vất vả, lam lũ, khổ cực nhiều cay đắng. Người đàn bà ấy luôn âm thầm chịu đựng mọi đau đớn khi bị chồng đánh mà không giãy giụa, không bỏ chạy không kêu một tiếng. Cô cam chịu vì tình thương con cũng như nỗi đau, sự thấu hiểu chân lí đời sâu sắc mà chỉ có thể cảm nhận qua những năm tháng trải đời mà không thể nhìn qua ngoài. Đó là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh thấu hiểu kẻ gây bạo lực cho mình, tìm thấy niềm vui trong đời thường, một người đàn bà ít học nhưng mang lại cái nhìn đa chiều cho cả nhiếp ảnh gia Phùng và chánh án Đẩu. Người đàn bà hàng chài thấu hiểu cho người chồng vì với cô hồi còn trẻ ông chỉ là một người con trai cục cằn nhưng lại rất hiền lành, không biết uống rượu. Người đàn ông từ. Chỉ sau này khi cuộc sống dài quá thiếu thốn khổ cực đã khiến ông trở nên hung bạo. Ông ta chỉ là nạn nhân của hiện thực giải tỏa sự căng thẳng bằng cách đánh vợ. Đây cũng là người đàn bà có sĩ diện nên sau khi biết cảnh bạo lực của chồng bị con trai và một người lạ chứng kiến, nên người đàn bà vừa đau đớn, vừa xấu hổ, nhục nhã. Bên trong vẻ cam chịu, nhẫn nhịn ấy là con người can đảm với một khát vọng hạnh phúc nhỏ nhoi nhưng cảm động.

Nhân vật những đứa con của người đàn bà hàng chài bị đẩy vào tình thế cùng cực. Em gái Phác tuy yếu ớt nhưng dũng cảm, vùng vẫy giật con dao ngăn cản anh trai làm điều trái đạo đức, biết quan tâm lo lắng khi mẹ phải ra tòa án huyện. Đứa  con trai lớn là Phác yêu mẹ no “lặng lẽ đặt những ngón tay lên mặt mẹ, như muốn lấy đi những giọt nước mắt đầy rỗ”; nó tuyên bố với người bố vũ phu rằng sẽ không để cho mẹ nó bị đánh. Nhân vật đứa con trai là Phác với hành động đánh lại bố mình xuất phát điểm là tình thương dành cho mẹ đáng thương đập vô bờ bến, và là con đường cùng cực khi phải sống trong cái cảnh bị chửi rủa nhưng cũng lại là hành vi đáng lên án bởi trái với luân thường đạo lí, như vậy là bất hiếu.

Nhiếp gia từng là người lính vào sinh ra tử ghét mọi bất công, sẵn sàng làm tất cả vì công lý. Anh xúc động trước vẻ đẹp của thuyền và biển lúc bình minh và tức giận khi phát hiện ra sự hung bạo của người chồng và muốn giúp đỡ người phụ nữ. Cùng với chánh án Đẩu Phùng là người có học muốn đứng lên bảo vệ cái đúng nhưng lại ít kinh nghiệm cuộc đời. Tấm lòng tốt muốn giải phóng con người của Phùng và chánh án Đẩu là tốt nhưng lòng tốt ấy chưa đủ, bởi họ thiếu cái nhìn hiện thực đa chiều, về con người và cuộc sống.

Như vậy nghệ thuật xây dựng nhân vật kiểu của Nguyễn Minh Châu đã tiên phong trong cuộc đổi mới của văn học Việt Nam thời điểm lúc bấy giờ. Đó là khác hoạ các nhân vật đa chiều phù hợp với đổi mới của văn học nghệ thuật sau khi đã giải phóng nước nhà.

3. Phân tích Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Chiếc thuyền ngoài xa ngắn gọn nhất:

Bên cạnh việc xây dựng cốt truyện nhân văn và hiện thực, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu còn để lại trong người đọc ấn tượng sâu sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc với tình cách và phẩm chất đa chiều, vừa chân thực vừa chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc.

Tác giả Nguyễn Minh Châu khắc hoạ con người trên hai phương diện có phần đối lập nhau họ có cả cái xấu và cái tốt, cái đáng quý và đánh trách. Về người đàn bà vùng biển được tác giả gọi một “người đàn bà hàng chài” với dáng vẻ thô kệch, xuất hiện với “gương mặt mệt mỏi” với một cuộc đời vất vả, lam lũ, nhiều cay đắng. Người đàn bà ấy chồng bạo hành trong thời gian dài nhưng vẫn van xin tòa đừng ép mình bỏ chồng. Cô kể lại cuộc đời nhiều thiệt thòi, đau khổ của mình với những niềm vui, hạnh phúc nho nhỏ khi nhìn đàn con. Câu chuyện bi kịch về gia đình của người phụ nữ là một thực tế khó khăn phải đối mặt hàng ngày, hàng giờ không thơ mộng ngọt ngào như vẻ đẹp thuần khiết mà Phùng đã trải qua. Người phụ nữ tưởng như khờ khạo, cam chịu, nhu nhược nhưng lại là một người phụ nữ dũng cảm, giàu đức hi sinh, hiểu lẽ ​​đời, sống vì con chứ không vì mình. Đó là vẻ đẹp tiềm ẩn sâu xa sau sự xù xì, thô kệch.

Về người đàn ông đánh vợ độc ác có cuộc sống nghèo khổ biến người chồng hiền lành thành một người kẻ hung bạo xuất hiện với hình ảnh “tóc tổ quạ”, “chân vòng kiềng”, “hai mắt độc ác”. Nhân vật người chồng trong con mắt của đứa con Phác và Phùng  cùng chánh án Đẩu chỉ là là tên thủ phạm hèn hạ, gã đàn ông tàn nhẫn với hành động đánh vợ như trút lửa là người “cả nước này mới có một người chồng như hắn”, nhưng tấm lòng đầy vị tha của người đàn bà thì ông chồng ấy chỉ là nạn nhân của cái cuộc sống nghèo đói, cái hành vi bạo lực ấy chứ không phải bản chất .

Nhân vật anh em Phác bị đẩy vào tình thế khó xử nhưng dũng cảm ngăn cản anh làm điều trái đạo đức như đứa em gái hay mạnh mẽ đứng lên bảo vệ mẹ khỏi người bố tàn ác. Nhưng cái đáng trách là đứa con dám đánh lại bố của mình, dù đó chỉ hành động bị dồn vào đường cung.

Còn hai nhân vật chánh án Đẩu và nhiếp ảnh gia Phùng là hai con người khác nhau nhưng đều có tấm lòng không chịu bỏ qua cái bất công, vô lý muốn giúp người khác. Lòng tốt của họ dều xuất phát từ mục đích tốt đẹp thiện ý nhưng lại là sự thiếu trải đời rồi khi đã vỡ ra họ mới thấy cuộc đời này có những góc khuất mà ánh mắt đời thường chưa thể vươn tới; clí thuyết sách vở cùng chưa thể soi tỏ.

Nguyễn Minh Châu đã xây dựng những nhân vật đa chiều đặt trong những mối quan hệ và thử thách cuộc sống từ đó phát hiện ra trong họ những nét đẹp trong tầm hồn và những điều còn thiếu trong suy nghĩ và tấm lòng để từ đó tạo ra những ý nghĩa và sự khám phá về  cuộc sống.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com