Pháp luật Việt Nam quy định mọi công dân được bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ mà không bị phân biệt bởi dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giới tính,…. Vậy người theo đạo Tin Lành có được phép ly hôn (ly dị) không?
1. Nguồn gốc về Đạo Tin Lành:
Ở Việt Nam, Đạo Tin Lành là một thuật ngữ thường được gọi để chỉ một nhánh của Kitô giáo giáo nằm trong phong trào kháng chiến, Đạo Tin Lành là một nhánh phân biệt với Công giáo. “Tin Lành” hay còn có thể được gọi là “Phúc âm” hay “Tin Mừng.
Khoảng cuối thế kỷ XIX, cụ thể là năm 1884 một nhóm tín đồ tại châu Âu đã đến Việt Nam thành lập một nhà thờ ở Hải Phòng. Sau đó nhiều giáo đoàn khác được thành lập ở Hà Nội và Sài Gòn vào đầu thế kỉ XX. Bắt đầu từ năm 1902, nhưng năm 1911 được coi là thời điểm đạo Tin lành du nhập vào Việt Nam sâu sắc, khi các giáo sĩ thuộc Hiệp hội Truyền giáo Tin lành Thống nhất (CandMA) đến Tourane (nay là Đà Nẵng) để thành lập những trung tâm truyền giáo tại đây.
Cho đến năm 1927, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam chính thức được thành lập (do Hội Truyền Giáo Phúc Âm Thống Nhất hỗ trợ). Là tổ chức Tin lành ra đời sớm nhất ở Việt Nam, thuật ngữ “Tin lành” thường dùng để chỉ các nhóm, hệ phái Tin lành. Sau đó, các hệ phái Tin lành khác nối gót Hội thánh Tin lành Việt Nam thành lập tổ chức riêng, ra sức rao giảng Tin lành và tham gia các hoạt động xã hội tại đất nước Việt Nam.
Theo nhiều thông kê, có từ 1 triệu đến gần 1,5 triệu tín đồ nằm trong cộng đồng Tin lành ở Việt Nam. Đạo Tin lành được coi là một trong những tôn giáo phát triển nhanh và ổn định nhất ở Việt Nam, số lượng tín đồ Tin lành ở miền Bắc cũng đang tăng lên một cách đáng kể.
2. Quá trình hình thành và phát triển của Đạo Tin Lành:
Quá trình hình thành và phát triển của Đạo Tin Lành có thể được chia thành 6 giai đoạn như sau:
Trước năm 1911:
Những tu sĩ truyền giáo của Đạo Tin Lành đã xuất hiện tại Việt Nam từ những cuối thế kỉ XX. Nhưng vào thời điểm đó quá trình truyền đạo không mang lại thành quả.
Mãi đến cuối thế kỉ XIX những giáo lý về Đạo Tin Lành mới bắt đầu được truyền bá một cách có hiệu quả vào Việt Nam.
Từ năm 1911 đến năm 1927:
Đây được xem là quá trình mở đường và bước đầu thành lập những cơ sở truyền giáo đầu tiên ở Việt Nam.
Trải qua nhiều năm chờ đợi và kiên nhẫn chờ đợi cơ hội truyền đạo Việt Nam thì vào mùa xuân năm 1911, Jaffray và Paul M. Hosler và G. Loyde Hughes đã vào Tourane (Đà Nẵng) và được Bonnet, đại diện thi ca của Thánh bộ hỗ trợ. Do cái chết của Hughes, Hosler là người duy nhất dẫn đầu nhiệm vụ đầu tiên tại Việt Nam. Trong 3 năm tiếp theo, cơ sở này được hoàn thành bởi 9 nhà truyền giáo, và một cơ sở mới được thành lập tại Hội An.Từ đầu năm 1915, có thêm hai cơ sở ở Hải Phòng và Hà Nội.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, 12/1915, thực dân Pháp ra lệnh “cấm tiếp tục công việc truyền giáo cho người bản xứ”, đóng cửa tất cả các nhà nguyện và các cơ quan truyền giáo nước ngoài, ngoại trừ căn cứ ở Đà Nẵng và cưỡng bức các nhà truyền giáo mang tên với nguồn gốc từ Đức rời khỏi Việt Nam. Sau khi gặp R A. Jaffray tiếp Toàn quyền Pháp tại Hà Nội năm 1916, mối nghi ngờ của người Pháp tan biến, các giáo sĩ mới được phép mở rộng việc truyền đạo vào Nam Kỳ. Vào năm 1927, số lượng người truyền giáo đã tăng gấp ba lần.
Từ năm 1927 đến năm 1941:
Từ năm 1927 đến năm 1941 là quá trình mà giáo hội được thành lập. Trong những năm này giáo hội được tự trị, tự lập và tự truyền bá đạo vào Việt Nam.
Từ năm 1942 đến năm 1954:
Do ảnh hưởng từ chiến tranh cùng với sự non trẻ của cộng đồng Tin Lành nên giai đoạn năm 1942 đến năm 1954 quá trình hoạt động và truyền đạo phải gánh chịu nhiều tác động tiêu cực. Nhiều nhà thờ buộc phải đóng cửa để phục vụ kháng chiến, đồng thời những hoạt động truyền đạo chịu nhiều hạn chế và không còn được tự do như giai đoạn trước.
Mãi đến những năm 1948 phong trào truyền đạo Tin Lành mới có những dấu hiệu phục hồi và bắt đồng được củng cố. Từ đó cộng đồng những người theo đạo Tin Lành được mở rộng và phát triển mạnh mẽ.
Từ năm 1954 đến năm 1975:
Cùng với sự chia cắt của đất nước, Hội thánh Tin Lành cũng bị chia cắt ở mỗi miền. Từ đó Hội thánh có những sự hoạt động độc lập ở mỗi miền nam bắc khác nhau. Trong giai đoạn này Đạo Tin Lành đã có nhiều đóng góp cho phong trào kháng chiến cũng như những hoạt động xã hội và kinh tế của đất nước.
Từ năm 1975 đến nay:
Từ những năm 1975 cho đến nay số lượng tín đồ theo Đạo Tin Lành tăng nhanh về số lượng. Cho đến ngày nay, đây được xem là một trong những tôn giáo quan trọng ở Việt Nam.
3. Người theo đạo Tin Lành có được phép ly hôn (ly dị) không?
3.1. Cơ sở giáo lý:
Đạo giáo và cụ thể là Đạo Tin Lành quy định những người trong đạo đã kết hôn thì không được phép ly hôn (ly dị). Trong giáo lý được truyền dạy thì coi rằng hôn nhất là mãi mãi và trường tồn giữa vợ và chồng. Do đó việc ly hôn là trái lại với những gì quy định trong giáo lý.
Đạo Tin Lành vốn là một nhánh xuất phát từ Kitô giáo, mà theo Đức Kitô răn dạy rằng: “Ai bỏ vợ mình mà lấy vợ khác, thì phạm tội ngoại tình đối với người vợ trước. Và người nữ bỏ chồng mà lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình”.
Vì vậy người theo đạo Tin Lành không được phép ly hôn.
3.2. Cơ sở pháp luật:
Tại Khoản 2, Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
“Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi”.
Theo đó một trong những hành vi bị cấm là cản trở ly hôn. Vì vậy, trên cơ sở pháp lý không ai có quyền cản trở ly hôn giữa vợ và chồng vì bất cứ lý do gì. Như vậy có thể khẳng định, theo phương diện pháp luật thì những người theo đạo Tin Lành hoàn toàn vẫn có thể tiến hành làm thủ tục ly hôn theo đúng quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình.
4. Khi nào người bên đạo được ly hôn?
Nhiều người theo đạo Tin Lành thường hỏi, người theo đạo được ly hôn hợp pháp trong những trường hợp nào?
Luật hôn nhân và gia đình hiện nay quy định, những theo đạo có thể ly hôn theo yêu cầu của đơn phương, hoặc cả hai vợ chồng thuận tình ly hôn, nếu có đủ lý do thuận tình.
Trong trường hợp ly hôn thuận tình, cả hai vợ chồng phải thực sự tự nguyện ly hôn, cả hai đã thỏa thuận và thống nhất về vấn đề con cái và phân chia tài sản.
Song song với đó, yêu cầu sự thỏa thuận này phải đảm bảo quyền lợi chính đáng của hai bên và con.
Theo điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình, yêu cầu của bên kia khi ly hôn phải có đủ căn cứ trong trường hợp đơn phương nộp đơn ly hôn.
Bất kể trong mọi trường hợp của bạn, kể cả khi vợ hoặc chồng bạn không đồng ý ly hôn, bạn vẫn có thể yêu cầu ly hôn với những lý do sau:
– Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
– Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Vì vậy, dù bạn theo đạo, bạn vẫn có thể nộp đơn ly hôn nếu bạn có đủ các lý do trên.
Việc ly dị của người có đạo cũng được xử lý y như thủ tục ly dị bình thường theo quy định của pháp luật.