Pháp luật quy định về gửi tiền từ nước ngoài như thế nào? Các hình thức chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam? Nhận tiền gửi từ nước ngoài về Việt Nam phải đóng thuế không?
Ngày nay, người dân Việt Nam ra nước ngoài đi khẩu lao động dần trở thành một xu thế, từ đó nhu cầu chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam ngày càng nhiều. Vậy, khi nhận tiền gửi từ nước ngoài về Việt Nam phải đóng thuế không?
Cơ sở pháp lý:
– Pháp lệnh ngoại hối 07/VBHN – VPQH
– Văn bản hợp nhất 06/VBHN-NHNN năm 2013 hợp nhất
– Thông tư 15/2011/TT-NHNN ngày 12/08/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh
Dịch vụ LVN Group tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.0191
1. Pháp luật quy định về gửi tiền từ nước ngoài như thế nào?
Về vấn đề gửi tiền nước ngoài về Việt Nam, hiện tại pháp luật đã có những quy định rất chi tiết và cụ thể. Theo đó:
Quy định về quyền chuyển tiền một chiều từ nước ngoài về Việt Nam theo Pháp lệnh ngoại hối 07/VBHN – VPQH và Thông tư 15/2011/TT-NHNN ngày 12/08/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về chuyển tiền một chiều ta có thể hiểu như sau:
Trường hợp các giao dịch chuyển tiền từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài qua ngân hàng, qua mạng bưu chính công cộng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích mang tính chất tài trợ, viện trợ hoặc giúp đỡ thân nhân gia đình, sử dụng chi tiêu cá nhân không có liên quan đến việc thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu về hàng hóa và dịch vụ thì:
Thứ nhất, ngoại tệ thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều của người cư trú là tổ chức ở Việt Nam phải được chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép.
Thứ hai, ngoại tệ thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều của người cư trú là cá nhân ở Việt Nam được sử dụng cho mục đích cất giữ, mang theo người, bán cho tổ chức tín dụng hợp pháp hoặc gửi vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng hợp pháp; được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép ( đối với công dân Việt Nam)
Thứ ba, đối với trường hợp người cư trú thì được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu hợp pháp.
Thứ tư, đối với người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ trên tài khoản thì được phép chuyển ra nước ngoài; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài.
Thứ năm, đối với người cư trú, người không cư trú không được gửi ngoại hối trong bưu gửi”.
Tóm lại với quy định này, ta có thể hiểu tiền tệ của các tổ chức cư trú Việt Nam có nguồn gốc từ các khoản tiền chuyển đến từ một chiều nước ngoài phải được chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại ngân hàng, các tổ chức tín dụng.
Các tổ chức, cá nhân cư trú và không cư trú được gửi tiền tệ nước ngoài thông qua hình thức bưu phẩm, bưu chính, bưu gửi trái với quy định của pháp luật. Nếu mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu hợp pháp như khám chữa bệnh, đầu tư kinh doanh thương mại phải thực hiện theo các thủ tục trình tự với ngân hàng nhà nước.
Bên cạnh đó pháp luật cũng có quy định rất cụ thể về vấn đề mang ngoại tệ, đồng Việt Nam và vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh như sau:
Người cư trú, người không cư trú là cá nhân khi nhập cảnh phải khai báo hải quan cửa khẩu khi mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt và vàng trên mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và xuất trình giấy tờ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản thì người cư trú là tổ chức tín dụng được phép thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt sau. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của tổ chức tín dụng được phép do ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.
Theo đó, khi một người nhập cảnh vào Việt Nam sẽ bị nhà nước khống chế mức tiền mặt và vàng, nếu vượt trên định mức mang tiền mặt, ngoại tệ tiền mặt phải khai báo với chi cục hải quan cửa khẩu. Tuy theo tính chất mức độ vi phạm có thể bị tạm giữ tiền mặt, ngoại tệ, xử phạt vi phạm hành chính và các hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật nếu có vi phạm. Phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước để các ngân hàng, các tổ chức tín dụng thực hiện kinh doanh hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt.
Để xác định người cư trú và người không cư trú là gì thì ta dựa theo quy định tại điều 4 Văn bản hợp nhất pháp lệnh ngoại hối Số: 07/VBHN-VPQH2 quy định người cư trú là tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây:
Một là, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
Hai là, các tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam
Ba là, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam; cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;
Bốn là, văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản này;
Năm là, Cơ quan đại diện lãnh sự , cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế của Việt Nam ở nước ngoài;
Sáu là, Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định và cá nhân đi theo họ;
Bảy là, Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài;
Tám là, Chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức kinh tế nước ngoài, các hình thức hiện diện tại Việt Nam của bên nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.
Chín là, Người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 12 tháng trở lên.
Người không cư trú là các đối tượng không thuộc vào các trường hợp nêu trên.
2. Các hình thức chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam?
Các hình thức chuyển tiền từ nước ngoài vào Việt Nam hợp pháp theo quy định của pháp luật là các hình thức được quy định tại Khoản 1 Điều 4,văn bản hợp nhất 06/VBHN-NHNN năm 2013 hợp nhất như sau: “Người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài được chuyển ngoại tệ từ nước ngoài vào Việt Nam dưới hình thức chuyển ngoại tệ thông qua các tổ chức tín dụng được phép”.
Căn cứ theo quy định trên thì có thể xác định được rằng người Việt Nam hoàn toàn có quyền gửi tiền về tài khoản cá nhân thông qua các tổ chức tín dụng hoặc trường hợp pháp luật quy định người Việt Nam ở nước ngoài được chuyển ngoại tệ về nước. Pháp luật hiện hành không có quy định hạn chế số lượng tiền chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam với các mục đích trên Để thực hiện theo các cách thức đó thì người gửi tiền về và người nhận có thể liên hệ với một ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, tại văn bản hợp nhất 06/VBHN-NHNN năm 2013 hợp nhất cũng nêu rõ quan điểm của nhà nước Việt Nam là khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước. Đồng thời các ngân hàng nhà nước cũng tạo điều kiện để Người Việt Nam ở nước ngoài được chuyển ngoại tệ về nước phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật của các nước mà người Việt Nam sinh sống và có nhu cầu gửi tiền về nước. Ngoài ra nhà nước ta cũng khuyến khích người nước ngoài chuyển tiền từ nước ngoài vào Việt Nam với mục đích giúp đỡ gia đình, thân nhân, hay vì mục đích từ thiện khác theo đúng quy định của pháp luật.
3. Nhận tiền gửi từ nước ngoài về Việt Nam phải đóng thuế không?
Để xác định vấn đề người nước ngoài gửi tiền vào Việt Nam có phải đóng thuế hay không thì ta căn cứ theo các quy định tại nghị định 65/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và thông tư 111/2013 hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.
Theo các quy định này thì có thể hiểu rằng khoản tiền cá nhân nhận được từ nước ngoài do thân nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người Việt Nam đi lao động, công tác, học tập tại nước ngoài gửi tiền về cho thân nhân ở trong nước là thu nhập từ kiều hối thuộc diện được miễn thuế
Bên cạnh đó, tại Điều 6 Văn bản hợp nhất 06/VBHN-NHNN năm 2013 hợp nhất cũng có quy định rằng khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước:
“Điều 6. Quyền của Người thụ hưởng
1.Nhận bằng ngoại tệ hoặc Đồng Việt Nam theo yêu cầu.
2.Trong trường hợp nhận bằng ngoại tệ, người thụ hưởng có thể bán cho các tổ chức tín dụng được phép, chuyển khoản vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ cá nhân và được sử dụng theo các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối, gửi tiết kiệm ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép hoặc sử dụng vào các mục đích khác theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
3.Không phải đóng thuế thu nhập đối với các khoản ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về”.
Cụ thể theo quy định này là người thụ hưởng số tiền từ người nước ngoài chuyển tiền từ nước ngoài vào Việt Nam với mục đích giúp đỡ gia đình, thân nhân, hay vì mục đích từ thiện khác cũng không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Tóm lại, khi nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam trong trường hợp người nước ngoài gửi tiền từ nước ngoài vào tài khoản ngân hàng cá nhân tại Việt Nam là hoàn toàn được phép theo quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, khi gửi khoản tiền này về Việt Nam cho thân nhân thì người được nhận được miễn thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, người thân để nhận tiền từ nước ngoài gửi về, thì sẽ phải trả cho ngân hàng một khoản phí dịch vụ. Mức phí này do các Ngân hàng quy định cụ thể .