Phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu

“Việt Bắc” là một trong những bài thơ nổi bật của Tố Hữu sau thời kỳ kháng chiến chống Pháp oai hùng. Bài thơ chú trọng đến cuộc chia tay thắm đượm nghĩa tình giữa các cán bộ kháng chiến về xuôi và người dân Việt Bắc, đặc biệt trong 20 câu thơ đầu.

1. Ý nghĩa nhan đề bài thơ Việt Bắc:

Việt Bắc là một khu vực nằm ở phía Bắc của Hà Nội, tại đây bao gồm nhiều tỉnh ở khu vực Bắc Bộ. Trong quá khứ chống thực dân Pháp đây cũng là chiến khu cách mạng gắn liền với những chiến công oanh liệt. Đặt tên bài thơ là “Việt Bắc”, của nhà thơ Tố Hữu hàm ý muốn nhắc lại những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến nơi đây giữa các chiến sĩ vào sinh ra từ cũng những con người Tây Bắc thân thiện giàu tình người. Đồng thời qua đó ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Bắc. Như vậy, nhan đề bài thơ đã hé mở cảm hứng chủ đạo của toàn bài: ngợi ca cách mạng cũng như con người kháng chiến. Thông qua đó, Tố Hữu muốn nhắn nhủ: Hãy ghi nhớ, khắc sâu và phát huy truyền thống yêu nước quý báu, lối sống ân nghĩa thủy chung của con người Việt Nam.

2. Dàn ý phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu?

2.1. Mở bài:

– Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm

+ Tố Hữu là một nhà tiêu tiêu biểu thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông nổi tiếng với những tác phẩm trữ tình chính trị.

+ Tác phẩm “Việt Bắc” là một vang dội trong sự nghiệp Tố Hữu, được ví như bản hùng ca và tình ca của cách mạng.

– Giới thiệu đoạn trích: đoạn trích nằm trong đoạn đầu của bài thơ “Việt Bắc” ( 3 khổ thơ đầu – 20 câu thơ). Đoạn trích thể hiện tâm tình giữa kẻ ở và người đi trong buổi chia tay ở chiến khu Việt Bắc.

2.2. Thân bài:

a, Khái quát chung

– Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm:

Bài thơ “Việt Bắc” được sáng tác năm 1954, sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi và các cơ quan trung ương Đảng cũng như chính phủ dời Việt Bắc trở lại thủ đô. Tố Hữu với những kỷ niệm đã gắn bó cùng các cán bộ ở nơi đây với bà con Việt Nam, ông đã sáng tác “Việt Bắc” ghi lại buổi chia tay đầy tình cảm ấy.

– Ý nghĩa nhan đề:

“Việt Bắc”: một cái tên ngắn gọn nhưng súc tích. Việt Bắc không chỉ là một địa danh của Việt Nam gắn với tên gọi “cái nôi của cách mạng Việt Nam” mà còn là nơi lưu giữ những kỷ niệm giữa những cán bộ cách mạng và bà con vùng đất này.

b, Phân tích

– Tám câu thơ đầu:

Tám câu thơ đầu tiên đã thể hiện tâm trạng bịn rịn, luyến lưu của những người ở lại trong cuộc chia tay này.

+ Bốn câu thơ đầu:

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”

  • Điệp cấu trúc câu “mình về mình có nhớ…” → Một lời ướm hỏi, gợi về những kỷ niệm đã trải qua cùng nhau, về một thiên nhiên trữ tình Việt Bắc

  • Cách xưng hô “mình – ta”: cách xưng hô thường dùng của đôi lứa => giúp cuộc nói chuyện thân mật hơn và gợi đến những khúc hát giao duyên đầy sâu lắng.

+ Bốn câu thơ tiếp:

“Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

=> Đó là nỗi lòng, sự luyến tiếc của người ở lại và người ra đi, đặc biệt qua các từ ngữ như: da diết, bồn chồn, cầm tay nhau…

– Mười câu thơ tiếp theo:

“- Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già.

Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Mình về, còn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?”

+ Điệp từ “nhớ”

+ Hình thức lời nhắn nhủ dưới dạng câu hỏi tu từ

=> Nội dung:

+ Nhớ về thiên nhiên hùng vĩ của Việt Bắc của thời kỳ kháng chiến

+ Nhớ về những gian khổ, thách thức đã cùng nhau trải qua → Thấm đượm ân tình

+ Nhớ về những trận chiến, chiến thắng oai hùng

+ Đại từ xưng hô “mình”: sự gắn bó, thân thiết

c, Đánh giá

– Giá trị nghệ thuật: thể thơ lục bát, lối đối đáp dân gian, ngôn từ giản dị…

– Giá trị nội dung: bản hùng ca và tình ca

3.3. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề

3. Phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu hay nhất:

Tố Hữu được biết đến là một nhà thơ tiêu biểu của thời kỳ thi ca hiện đại. Ông được mệnh danh là “ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng, nhà thơ của lý tưởng cộng sản”. “Việt Bắc là một trong những tác phẩm nổi bật trong sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu, xứng đáng là một bản hùng ca và tình ca về kháng chiến chống Pháp. Đoạn trích nằm trong đoạn đầu của bài thơ “Việt Bắc” ( 3 khổ thơ đầu – 20 câu thơ). Đoạn trích thể hiện tâm tình giữa kẻ ở và người đi trong buổi chia tay ở chiến khu Việt Bắc.

Tố Hữu được nhớ đến như một người thơ hóa các vấn đề chính trị, vì thế văn thơ của ông men theo những sự kiện cách mạng. Bài thơ “Việt Bắc” lừng danh được sáng tác năm 1954, sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi và các cơ quan trung ương Đảng cũng như chính phủ dời Việt Bắc trở lại thủ đô. Tố Hữu với những kỷ niệm đã gắn bó cùng các cán bộ ở nơi đây với bà con Việt Nam, ông đã sáng tác “Việt Bắc” ghi lại buổi chia tay đầy tình cảm ấy. “Việt Bắc”: một cái tên ngắn gọn nhưng súc tích. Việt Bắc không chỉ là một địa danh của Việt Nam gắn với tên gọi “cái nôi của cách mạng Việt Nam” mà còn là nơi lưu giữ những kỷ niệm giữa những cán bộ cách mạng và bà con vùng đất này. Sự kiện chính trị này được chuyển hóa sang văn thơ rất sâu sắc đặc biệt qua 20 câu thơ đầu.

Bài thơ “Việt Bắc” mở đầu đầy tình cảm:

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”

Điệp cấu trúc câu “Mình về mình có nhớ… như một lời ướm hỏi của người ở lại dành cho người ra đi, mỗi lần “Mình về mình có nhớ…” được thốt lên là những khung cảnh quen thuộc lại hiện ra. Tố Hữu đã khéo léo khi vận dụng những lời lẽ giã biệt cổ truyền vào cuộc chia tay này. Hơn nữa, đây cũng là một phép ẩn dụ đặc sắc. Cuộc chia tay mang tính thời đại được Tố Hữu gói gọn trong cuộc chia tay của đôi lứa, giữa cô gái Việt Bắc (hay chiến khu Việt Bắc) với anh cán bộ về xuôi (các cán bộ kháng chiến), từ chuyện chung mà hóa chuyện riêng khiến câu chuyện càng thêm sâu lắng và bịn rịn:

“Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”

Thể thơ lục bát được Tố Hữu khai thác triệt để kết hợp với cách xưng hô “mình – ta” đậm chất dân gian – cách hô thường dùng cho đôi lứa, đã giúp cho tình cảm được thể hiện thân mật hơn “chưa xa đã nhớ”. Đến mức tình cảm ấy, nhìn đâu cũng thấy sự nhớ nhung:

“Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn”

Đến đây tình cảm riêng đôi lứa lại được khái quát lên tình cảm chung dân tộc, đó là ân nghĩa thủy chung của những người con Việt Nam với cội nguồn. Chỉ trong một câu thơ sáu chữ ngắn gọn nhưng từ “mình” được lặp lại tới hai lần, phảng phất tình thương mến không lỡ rời xa. Sự lo âu lớn nhất của những người ở lại và người ra đi lúc này là: liệu rằng sau cuộc chia ly này, người về xuôi còn nhớ đến những khung cảnh quen thuộc nơi chiến khu Việt Nam và cái nôi, cội nguồn của cách mạng Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Cái đặc sắc ở đây mà Tố Hữu đưa vào đây hai câu hỏi, một về thời gian, một về không gian. Câu thơ ngắn gọn gói trọn cả một khoảng trời cách mạng, một thời cách mạng từ khi “cách mạng còn trong trứng nước đến khi trưởng thành”.

Ngay sau đó, người ra đi cũng bộc bạch nỗi lòng:

“Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

Tâm trạng của người ra đi lúc này đầy bồn chồn, lưu luyến. Tâm trạng ấy được diễn tả sâu sắc qua nét đặc sắc của ngôn từ và nhạc điệu câu thơ. Câu thơ với nhịp điệu uyển chuyển, 3/3 và 3/3/2, làm cho cái xuyến xao cho lòng người ra đi thêm phần cồn cào, thể hiện sự ngập ngừng trong lòng người. Âm điệu kết hợp cùng ngôn từ khiến cho cảm xúc càng thêm dồn dập. Hơn nữa, biện pháp hoán dụ cũng được sử dụng đặc sắc, nét “áo chàm” là hoán dụ cho toàn bộ nhân dân Việt Bắc trong buổi chia ly.

Mười hai câu thơ còn lại:

“- Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già.

Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Mình về, còn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?”

Tiếp nối lời của các bộ về xuôi là lời của người ở lại, những câu hỏi xoáy sâu vào những kỷ niệm từng gắn bó, mỗi câu hỏi là một hình ảnh tiêu biểu ở chiến khu. Những hình ảnh thân thuộc như mưa nguồn, suối lũ, những mây cùng mù gợi về những khó khăn về thiên nhiên, vừa hoành tráng vừa thơ mộng. Chiến khu còn có những bữa ăn đạm bạc với miếng cơm chấm muối, trám rụng, măng già, cuộc sống tuy vất vả nhưng những con người nơi đây cùng chung chí hướng, đánh bại quân thù và đặc biệt thấm đượm sự sẻ chia: “Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”. Tình cảm của những người dân Việt Bắc bày tỏ sâu kín qua cả đoạn thơ. Người đi đã chuẩn bị đi và núi rừng từ đây trở lên hoang vắng, chẳng còn ai nhặt trám, hái măng. Ẩn sau trong đó là những trăn trở về sự cô đơn. Trên nền cảm xúc ấy những dòng kỷ niệm càng ùa về một cách mãnh liệt hơn bao giờ hết:

“Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”

Các từ ngữ xưng hô “mình” liên tục được lặp lại, lòng người ở lại và người ra đi giờ cùng hướng về một phương. Niềm tin thật giản dị làm cho ngôn từ cũng bối rồi theo lòng người: ra đi để gặp lại. Việt Bắc đã là quê hương thứ hai của những người cán bộ cách mạng nơi đây. Trong đoạn thơ này, biện pháp liệt kê mang lại giá trị cao.

“Việt Bắc” xứng đáng là một bản hùng ca và tình ca về kháng chiến với âm điệu ngọt ngào, thắm thiết và tình cảm gắn bó thiết tha.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com