Phân tích bài thơ Ánh trăng của tác giả Nguyễn Duy siêu hay

Ánh trăng mang vẻ đẹp bình yên bởi trăng có ánh sáng hài hòa mát mẻ chứ không chói chang như ánh sáng mặt trời. Trăng là đối tượng sáng tác trong rất nhiều những áng thơ ca từ xưa đến nay. Dưới đây là mẫu bài văn phân tích bải thơ Ánh trăng của tác giả Nguyễn Duy hay và chọn lọc nhất.

1. Hướng dẫn viết mở bài phân tích bài thơ Ánh trăng:

– Giới thiệu về tác phẩm Ánh trăng

Nguyễn Duy là một nhà thơ nổi tiếng và đi tiên phong trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ. Thơ văn của ông gần gũi với đời sống, mang hương vị thân quen, giản dị và đằm thắm. một trong các tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Duy là tác phẩm Ánh trăng, tác phẩm quá đỗi gần gũi và giản dị. tác phẩm đã mang đến cho ta cảm xúc chân thật và vô cùng sâu sắc.

2. Dàn ý Thân bài và Kết bài bài thơ Ánh trăng:

2.1 Thân bài phân tích bài thơ Ánh trăng:

 Vầng trăng trong ký ức:

Tác giả nhớ lại kỉ niệm của mình với trăng lúc nhỏ: gắn với đồng, với rừng, với biển, . ..

Tác giả nhớ lại hồi khi chiến tranh mình và trăng đã ở trong rừng cùng

Tình cảm gắn bó sâu sắc và chân thành

Trăng như bạn thân, người bạn tri kỷ của tác giả

Vầng trăng của hiện tại: Ở hiện tại thì trăng như một người dưng qua đường, không quen biết, không rõ trăng như kẻ xa lạ,không quen biết, không bao giờ thấy con người lạnh nhạt, hờ hững và không thân với nhau như xưa

Cảm xúc của tác giả về trăng với hiện tại: Đầy tâm trạng của tác giả nhớ trăng kỉ niệm, nhớ trăng khi tác giả cảm thấy cuộc sống thay đổi thì tình cảm cũng thay đổi theo hướng về một quá khứ đẹp, một kỉ niệm sâu sắc với trăng

2.3. Kết bài phần tích bài thơ Ánh Trăng:

Nêu cảm nghĩ của em đối với tác phẩm ánh trăng của Nguyễn Duy

Ví dụ:

Hình ảnh ánh trăng trong tác phẩm là một hình ảnh rất chân thực và sâu sắc. qua cách cảm nhận của em với trăng cùng những biểu hiện của nó giúp chúng ta biết được sự thật về con người, khi cuộc sống đầy đủ hơn người ta sẽ quên hết những cực khổ, khó khăn lúc trước.

3. Phân tích bài thơ Ánh trăng của tác giả Nguyễn Duy siêu hay:

Nguyễn Duy thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Sau giải phóng, Nguyễn Duy tiếp tục làm thơ và thơ ông càng trở nên đậm đặc với một phong cách, giọng điệu “quen thuộc mà không nhàm chán”.

Thơ Nguyễn Duy giản dị, gần gũi nhưng giàu suy ngẫm, nhiều triết lý sâu sắc về cuộc sống và con người. Bài thơ “Ánh trăng” là một bài thơ tiêu biểu cho tinh thần uống nước nhớ nguồn của Nguyễn Duy. Tác phẩm được viết vào khoảng năm 1978, ba năm sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Qua bài thơ, Nguyễn Duy muốn lời nhắc, giáo dục người đọc lối sống “uống nước nhớ nguồn”, son sắt, thuỷ chung cùng quá khứ và khơi dậy trong tâm hồn người chiến sĩ sự trung hiếu vô hạn với tổ quốc, với nhân dân sau bao năm tháng gắn bó với quê hương, với đất nước.

Bài thơ là một câu chuyện nhỏ được viết theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại. Dòng cảm xúc của nhà thơ cũng men theo dòng tự sự này mà thể hiện tâm tư, suy nghĩ trăn trở. Trước hết, bài thơ mở ra nhiều kí ức đẹp, tình cảm gắn kết giữa con người và vầng trăng của quá khứ xa xăm:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ

trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa

Với giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, tác giả đã gợi lại những kỷ niệm của một quãng thời gian dài từ khi còn bé cho tới lúc trưởng thành trở thành người lính trong cuộc chiến. Tất cả đều thấm đẫm ánh trăng. “Hồi nhỏ” gắn liền với thiên nhiên như với đồng ruộng, với dòng sông của quê hương. Lớn lên trở thành người lính xông pha chiến trận gắn mình với núi rừng mênh mông, bao la.

Trong cuộc đó, con người sống chan hoà với thiên nhiên, giản dị, chất phác, hiền lành. Và vầng trăng “tri kỉ”, “tình nghĩa” đã minh chứng cho sự gắn bó của con người với thiên nhiên, trời đất. Ở đây, Trăng được nhân hoá như con người và trở thành người bạn thân thiết cùng với con người: Trăng san sẻ mọi buồn vui, khó khăn, góp phần xoa dịu những vết thương của chiến tranh bằng thứ ánh sáng ấm áp nên trở thành người bạn “tri kỉ”, tâm giao.

Con người sống “trần trụi với thiên nhiên”, “hồn nhiên như cây cỏ”, một cuộc sống thanh thản, nhẹ nhàng và thoả lòng. Còn trăng với người sống gần gũi, gắn bó đằm thắm “tình nghĩa” với thiên nhiên. Vì vậy, lòng đã tự hẹn với lòng mình một tấm lòng thuỷ chung, tình nghĩa, son sắt: “bao giờ quên”. Nhưng từ “ngỡ” lại vừa thể hiện niềm đau xót, nuối tiếc, hối hận; cũng như báo hiệu cho sự thay đổi một tình nghĩa lẽ ra cần được trân trọng.

Nếu ở hai khổ thơ đầu, tác giả đưa người đọc tìm về với ký ức xa xôi, thì sang với khổ ba, Nguyễn Duy lại đã dẫn người đọc quay về với thực tại do những tác động của hoàn cảnh lên con người, làm con người quên vầng trăng.

Hình ảnh vầng trăng được nhân hoá với thái độ “im phăng phắc” gợi cho ta liên tưởng tới ánh mắt gay gắt như trách móc, nhắc con người về thái độ “vô tình” lạnh nhạt, thờ ơ của bản thân mình. Nhưng đồng thời thái độ “im phăng phắc” ấy của trăng cũng chất chứa cả lòng vị tha, bao dung và ấm áp của người bạn thuỷ chung, son sắt. Ối khi lòng người thay đổi nhưng trăng vẫn dõi theo người, vẫn âm thầm toả sáng và cứ mãi “tròn vành vạnh”.

Dòng thơ cuối cùng dồn nén bao nhiêu là xúc cảm về sự “giật mình” của con người. Nhưng sự im lặng của trăng đã làm cho con người phải “giật mình” tỉnh dậy, thì đó cũng là cái “giật mình” của nhân cách, của đạo đức, là lời sám hối chân thành để xoá đi lỗi lầm, để tâm hồn trở nên trong sáng và sống tốt hơn.

Lời thơ chuyển từ “vầng trăng tròn vành vạnh” sang hình ảnh “ánh trăng” chất chứa đầy ý nghĩa nhân văn: nếu vầng trăng tròn là để nhắc lại quá khứ thuỷ chung, tình nghĩa vẹn toàn thì “ánh trăng” còn muốn nói về vầng hào quang của quá khứ, ánh sáng của lương tâm, của đạo lý đã xua đi những dấu vết của sự quên lãng, phản bội và làm con người tỉnh ngộ, tâm hồn trở nên trong sáng hơn, tốt đẹp hơn.

Vì thế, ánh trăng của Nguyễn Duy là một thứ vầng trăng mang đậm chất nhân văn và nhân bản sâu sắc. Nó trở thành một bài học không chỉ dành riêng cho những người lính mà có ý nghĩa với tất cả con người ở các thời đại để rồi sau chiến tranh, chính từng người trong số chúng ta sẽ phải tự vấn với bản thân mình, với quá khứ xem mình đã sống ra sao, thế nào. ..

Bài thơ kết hợp khéo léo, tự nhiên giữa đối thoại và tự sự, tạo nên thành một câu chuyện riêng, một lời tâm sự chân tình, một lời tự nhắc có giọng nhẹ nhàng mà sâu sắc. Kết cấu và giọng điệu làm nổi bật nội dung và tăng sức lan toả cho bài thơ.

Hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa cô đọng, mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa và chất chứa chiều sâu suy tư, triết lý. Các câu liền mạch, không sử dụng dấu chấm, không viết hoa đầu dòng (ngoại trừ chữ cái đầu mỗi bài thơ) để thể hiện dòng tâm tư miên man, tha thiết và lắng đọng.

Tóm lại,thông qua bài thơ, người đọc thấy được nhiều ẩn ý sâu xa cùng những điều mang tính nhân văn sâu sắc mà nhà thơ muốn gửi tới người trẻ, đó là thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, sự thuỷ chung trong quá khứ.

4. Phân tích bài thơ Ánh trăng của tác giả Nguyễn Duy siêu ý nghĩa: 

Là một trong những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nguyễn Duy được biết đến với các bài thơ mộc mạc, bình dị và giàu cảm xúc giống như Hơi ấm ổ rơm, Tre Việt Nam,… Một trong những bài thơ được nhiều người chú ý đến đó là bài thơ Ánh trăng. Bài thơ đã thể hiện được nét tài hoa của ông khi khắc hoạ rõ những tâm tư trong thơ của Nguyễn Duy .

Bài thơ Ánh trăng được nhà thơ Nguyễn Duy viết năm 1978. Một lý do khiến bài thơ rất được yêu thích là bởi nội dung bài thơ chứa đựng những cảm xúc trong sáng, bình dị nhưng vô cùng sâu sắc. Ở hai khổ thơ đầu tiên, nhà thơ đã nhắc đến những kỉ niệm tươi đẹp của tuổi thơ nơi quê ngoại:

Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ

Từ những ngày còn nhỏ, vầng trăng đã gắn bó với con người. Nói đến trăng là nói về con sông, đồng ruộng và biển cả. Vậy cho nên dù có đi đến nơi nào thì vầng trăng vẫn luôn đồng hành với chúng ta. Con người đi một bước thì vầng trăng cũng đi theo một bước. Vốn dĩ ban đầu trăng là bạn, nhưng khi nhà thơ đi bộ đội, bước vào chiến trường gian khổ và khốc liệt thì vầng trăng mới thành tri kỷ của nhà thơ. Lúc này đối với nhà thơ, trăng trở thành người bạn không thể thiếu. Trăng cùng với nhà thơ chia sẻ những buồn vui cùng nhà thơ trải qua bao khó khăn của đời người lính. Cũng chính vì vậy mà nhà thơ hiểu vầng trăng hơn. Nhà thơ miêu tả về vẻ đẹp của vầng trăng với một cảm xúc trẻ trung, tươi mới:

Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa

Vẻ đẹp của trăng là một vẻ đẹp bình dị nên không phải khoác trên người bất kì điều gì thì trăng cũng đẹp một cách mộc mạc và hồn nhiên. Cũng chính vì tượng trưng cho vẻ đẹp hồn nhiên mà trăng hoà mình vào thiên nhiên cây cỏ. Trăng đẹp như vậy, gần gũi như vậy trăng vẫn chưa từng gắn bó với mình nên nhà thơ ngỡ rằng sẽ không bao giờ có thể quên đi vầng trăng nghĩa tình đó.

Nhưng đó là nhà thơ nghĩ thế chứ thực tế cho thấy nhà thơ đã có lúc quên vầng trăng:

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

Còn ở tuổi của mình tác giả sống chan hoà với thiên nhiên, với sông, với suối, với núi rừng thì giờ đây môi trường sống của ông đã thay đổi hoàn toàn. Ông sống ở thành phố, nơi có những ánh đèn điện soi sáng hết mọi ngóc ngách, mọi không gian. Cũng vì ánh sáng của đèn, của tấm gương nên người ta không còn nhớ đến ánh sáng của vầng trăng nữa. Dần dần, vầng trăng tình nghĩa ngày ấy bị đẩy lùi vào lãng quên. Vầng trăng tượng trưng cho kỷ niệm, cho ký ức về những năm tháng chiến đấu vất vả, cho những người bạn của tuổi thơ, cho những người lính đã từng cùng nhau sống chết. Vậy mà giờ đây, trăng trở thành người dưng qua đường. Khi cuộc sống thay đổi, nó kéo theo những thay đổi trong nhận thức của người dân. Vầng trăng có lẽ sẽ mãi trôi đi trong dĩ vãng như vậy nếu như không có việc thành phố bị cắt điện:

Phòng buyn đinh tối om

Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn

Nhớ khoảnh khắc đèn điện vụt tắt đó là ánh sáng của vầng trăng hiện lên thật kỳ diệu. Đi cùng với vầng trăng là bao kí ức ngày xưa ùa về trong tâm trí tác giả. Đó là sông, là biển, là núi, là những năm tháng nghèo đói, khó khăn nhưng cũng luôn đong đầy yêu thương. Chính bởi lẽ ấy đã khiến cho nhà thơ trở nên nghẹn ngào:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì dưng dưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

Trăng vẫn thế, tròn và nguyên vẹn. Thứ duy nhất đổi thay đó chính là lòng người. Chỉ vì đối diện với vầng trăng mà vầng trăng không nói gì làm cho nhà thơ thấy xấu hổ với chính bản thân mình. Quả là vầng trăng nghĩa tình đã quá bao dung và rộng lượng.

Với cách diễn đạt giản dị, bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy đã gây được nhiều cảm xúc cho bạn đọc. Giọng thơ sâu sắc với thể thơ 5 chữ cô đọng khiến cho bài thơ dạt dào cảm xúc. Thông qua bài thơ này, chúng ta nên nhìn lại lối sống của mình để làm tốt hơn nữa.

5. Phân tích bài thơ Ánh trăng của tác giả Nguyễn Duy siêu ngắn gọn:

Cuộc sống là những chuỗi biến động và thay đổi khiến con người không thể lường trước được. Khi chúng ta bị cuốn theo dòng chảy vô tận của cuộc sống mà vội vàng bỏ quên những kỷ niệm, những tình nghĩa nào cũng chưa xa trong quá khứ. Sau cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ vĩ đại của dân tộc – cuộc chiến mà biết bao nhiêu máu và nước mắt đã đổ xuống vì sự độc lập của dân tộc, cuộc chiến mà trong nó chứa đựng bao nhiêu chiến công hiển hách, bao nhiêu tấm gương hi sinh anh dũng, chúng ta thật xót xa khi phải chứng kiến thái độ thờ ơ, vô cảm của con người trước những mất mát tưởng chừng như không thể quên được. Văn học thời kì hiện đại nhận thức rõ điều đó. Nhiều tác phẩm đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đầy bất ngờ và đau xót cho những con người đang loanh quanh trong nỗi lo cơm áo. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một trong số ấy.

Tác giả đặt tên cho bài thơ là Vầng trăng. Quả thật xuyên suốt tác phẩm là hình tượng ánh trăng – vầng trăng của thiên nhiên, của núi vàng và biển bạc. vầng trăng đó đã theo chân tác giả thuở còn thơ cho đến những năm tháng trưởng thành của tâm hồn con người với một vẻ đẹp dù hoang dã mà thanh cao. Cao hơn, con người cùng ánh trăng đã trở thành tri kỷ. Sợi dây gắn kết mối quan hệ ấy bền chặt, vắt qua bao biến chuyển của thời gian đến độ nhà thơ phải thốt lên:

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa

Cuộc đời không phải sự dài ngắn của ngày hôm nay và không phải lúc nào cũng thay đổi theo ý muốn của con người. Cái gì hôm qua ta nâng niu quý trọng bao nhiêu thì hôm nay nó sẽ trở thành dư thừa, vô dụng, trống rỗng, lạnh lẽo, . .. bấy nhiêu. Quá khứ có đẹp đến mấy cũng chỉ là quá khứ, Tần sẽ bị che lấp bởi những kế hoạch và dự định với biết bao khao khát mơ ước của cuộc sống thường nhật. Ở đây tác giả đã kể lên câu chuyện đầy cay đắng của một vầng trăng bị quên lãng và bị che lấp bằng “ánh điện cửa gương”. Trong tâm trí con người, vầng trăng tri kỷ của những ngày chưa xa ấy, cay đắng thay, giờ đây cũng chỉ như “người dưng qua, đường”. Cái ngớ thân quen xưa nay trở nên lặng lẽ và lạ lẫm. Rồi ngay sau đó, nhà thơ đã tạo nên bước ngoặt của tác phẩm, khi mà tình huống bất ngờ “đèn điện tắt” diễn ra. Lúc ấy, con người đối diện với vầng trăng tròn đầy nghĩa tình trong quá khứ, để họ chợt nhận ra vẻ đẹp và giá trị nhân văn của những ngày xưa cũ đằng sau cái nhẹ nhàng, ấm áp của ánh trăng.

Trên cơ sở ấy, tác giả đã viết thành khổ thơ cuối cùng, khổ thơ mang đầy tính nhân văn sâu sắc của toàn bộ bài thơ:

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

Giọng thơ như một lời tâm sự, thủ thỉ đầy trải nghiệm, từ “giật mình” được tác giả vận dụng rất khéo, cùng với nhịp điệu thơ liền mạch giàu tính nghệ thuật làm bật lên ý nghĩa của bài thơ. Nó không chỉ thể hiện nỗi đau của con người mà ẩn chứa bên trong bao điều nhà thơ muốn nói với cả xã hội đang xoay quanh vòng xoáy của những lo toan và tính toán.

Không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại và cũng càng không có tương lai! Tới những gì chúng ta đang có chỉ dựa trên kết quả của những điều đã qua. Tất cả những gì chúng ta đang làm chỉ là kế thừa những việc cha ông mình và bản thân chúng ta đã làm trong quá khứ. Phải tôn trọng và gìn giữ quá khứ mới có thể hướng về tương lai. Phải chăng đó chính là thông điệp mà tác giả Nguyễn Duy mong muốn gửi đến người đọc trong từng bài thơ?

Mục đích của nghệ thuật là chạm vào trái tim con người để làm thay đổi con người và xã hội theo hướng tốt hơn. Bài thơ Ánh trăng, với những đặc sắc riêng trong hình thức và nội dung, đã hoàn thành tốt sứ mệnh ấy. Khổ thơ cuối bài là chút “giật mình” của tác giả, chứa đựng trong đó những triết lý về cuộc sống và cả sự thức tỉnh đến toàn xã hội này!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com