Phân tích bài thơ Cây tre Việt Nam của Nguyễn Duy siêu hay

Hình tượng cây tre trong văn học Việt Nam? Mở đầu bài phân tích bài thơ Cây tre Việt Nam của Nguyễn Duy? Thân bài phân tích bài thơ Cây tre Việt Nam của Nguyễn Duy? Liên hệ với bài thơ Tăm Tre của Tác Giả Minh Tuấn? Kết bài?

Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy là một bức tranh khắc hoạ hình ảnh thân thuộc của cây tre Việt Nam nhưng cũng là tình yêu quê hương, đất nước của ông. Hãy tham khảo bài viết dưới đây về phân tích bài thơ Cây tre Việt Nam nhé.

1. Hình tượng cây tre trong văn học Việt Nam:

Cây tre là một hình tượng bất tận, là chủ để cũ nhưng luôn được các tác giả làm mới với những sáng tạo biến tấu đa dạng. Cây tre xuất hiện trong các bài thơ bài văn, bài hát và gắn liền với tình yêu đất nước để mỗi khi gợi nhắc người ta lại thấy xao xuyến bồi hồi.

Với bài thơ Tre Việt Nam hình tượng cây tre Việt Nam được khắc họa với sự kiên cường bất khuất với những hình ảnh bên ngoài tuy khô khan nhưng bên trong luôn xanh tốt phát triển thành các lũy tre vững chãi. Ẩm sau hình ảnh ấy là bóng dân người dân lao động làng quê Việt Nam luôn mạnh mẽ, sáng tạo kiên cường dù cho gặp bao nhiêu khó khăn gian khổ.

2. Mở đầu bài phân tích bài thơ Cây tre Việt Nam của Nguyễn Duy:

Mượn đặc điểm của loài cây tre Việt Nam làm hình tượng thể hiện phẩm chất của một dân tộc là biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Đặc biệt với bài thơ Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy được viết vào những năm 1971-1972, trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vô cùng quyết liệt toàn dân tộc trung sức người, sức của để giành thắng lợi cuối cùng. Nguyễn Duy đã xác lập một tư tưởng nghệ thuật hiện đại lấy hình tượng cây tre làm đối tượng để phản ánh những phẩm chất quí báu của con người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử.

3. Thân bài phân tích bài thơ Cây tre Việt Nam của Nguyễn Duy:

Trong thế giới tự nhiên với muôn vàn động thực vật , nhưng chỉ có cây tre là hình ảnh thân thuộc nhất với đời sống con người Việt Nam. Cây tre trở thành biểu tượng thiêng liêng trong đời sống văn hóa Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Không có cuộc đời cô độc như loài tùng bách, không rực rỡ thơm ngát như các trăm vạn loài hoa thi nhau khoe hương sắc, và cũng không khiêm nhường, nhỏ bé như cây cỏ mà cây tre mộc mạc, thân thuộc mà tràn đầy sức sống, sức vươn lên mãnh liệt. Điều đó được lột tả qua câu thơ:

“Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Dù cho đất sỏi đất vôi bạc màu”

Cây tre Việt Nam xuất hiện ở đầu bài thơ với thân hình, vẻ ngoài gầy guộc và mong manh. Cây tre thanh cao, uyển chuyển và nhẹ nhàng trước ngọn gió. Những tính từ “gầy guộc, mong manh” khiến cho đọc giả liên tưởng đến bóng dáng những khóm tre xanh xanh, cao cao thẳng tắp luôn vươn cao đầy kiêu hãnh. Từng cây tre cùng nhau phát triển thành lũy, thành bờ xanh tốt trên nền đất khô cằn, đá vôi, bạc màu đất. Tại đây ta thấy được những phẩm chất cao đẹp của con người cũng như dân tộc Việt Nam chúng ta, trong cái xã hội đầy phức tạp ấy, thân phận con người trở nên thấp bé ví như củ sắn, củ khoai ngoài đồng. Dáng vẻ gầy guộc thẳng tắp và mong manh ấy cũng giống như đang thể hiện được sự sự cao quý trong phẩm chất của con người. Con người trong đất nước Việt Nam ta tuy nhỏ bé và cũng có lúc yếu đuối nhưng bản chất tâm hồn, lương tâm thì luôn ngay thẳng, thật thà, lời ăn tiếng nói thống nhất như cây tre. Cho dù sống ở bất kì đâu đi chăng nữa thì con người Việt Nam ấy vẫn cứ sống tốt, phát triển và trưởng thành rắn rỏi ngay cả trên mảnh đất khô cằn chỉ có đá và sỏi như sự vươn lên của cây tre. Họ luôn yêu thương đùm bọc lấy lau với phương châm “lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá tả tơi”, người có thì giúp người không có, người không có thì giúp đỡ nhau.

Tiếp theo hình ảnh cây tre Việt Nam được khắc họa với sức sống mãnh liệt và con người Việt Nam cũng vậy:

“Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”

Sức sống của cây tre xanh được miêu tả thông qua môi trường sống của loài cây này. Dù có lớn lên trên đất đá bạc màu thiếu dưỡng chất nhưng cây tre vẫn tươi xanh vì gốc rễ của nó đang siêng tìm nguồn dinh dưỡng. Thế nên đất dù có nghèo thì tre vẫn phát triển mà thôi. Cây tre vẫn đang vươn mình đánh đu theo những cơn gió, tre in dấu mình vào những khoảng trời xanh bao la để tôn lên vẻ đẹp thoáng mát, thanh bình của làng quê đất nước Việt Nam. Và cứ như thế cây tre xanh cao vút trên bầu trời và không bao giờ khuất bóng râm trước bất kì một loài cây nào khác bởi lẽ chính cây tre cũng đã cao lắm rồi. Trước mắt đọc giả nhà thơ Nguyễn Duy đã vẽ lên một bức họa tre xanh cao vút, thẳng tắp trên nền trời xanh, cái màu xanh tưới trẻ của cây tre ấy hòa quyện với màu xanh nước biểu rộng lớn của bầu trời, tre nghiêng mình theo gió tạo nên cảnh sắc yên bình vốn có của làng quê đất nước ta. Và qua những hình tượng ấy nhà thơ Nguyễn Duy muốn gửi đến phẩm chất cao quý của con người. Đó là con người luôn ngẩng cao đầy, chúng ta tuy có phần nhỏ bé hiền lành thế thôi nhưng cho dù có khó khăn, nghèo đói cũng không chịu đứng khuất bóng râm của ai, không thể luồn cúi mà mãi sống ngay thẳng vững bước đôi chân còn đôi tay kia thoan thoắt làm việc để lo cho đời sống. Sự cần cù, chăm chỉ đối với người dân ta là một đức tính đáng quý không thể thiếu.

Một nét tính cách đặc trưng khác của người dân Việt Nam là lòng nhân văn, trái tìm bao la vị tha, tình yêu thương quý trọng đùm bọc, đoàn kết cưu mang, giúp đỡ chia sẻ trong đời sống lao động, đấu tranh cũng như khi khó khăn hoạn nạn luôn có nhau luôn có gắng vì một thế hệ tương lai:

“Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre không ở riêng

Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người

Chẳng may thân gãy cành rơi

Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre  nhường cho con”

Truyền thống giữ gìn “nguyên cái gốc truyền đời”,  cùng hình ảnh biểu trưng tre già thì măng mọc, cái nhận thức về gây dựng, phát huy những đạo đức văn hóa tốt đẹp của dân tộc  đất nước đã được các thế hệ người Việt Nam đi trước vun đắp và truyền lại,  từ đó làm nên sức mạnh ngàn năm lịch sử. Vì thế mà con người Việt Nam luôn mạnh mẽ chiến thắng, không quì gối, luôn kiên cường trước kẻ thù ngoại lai, đi qua bao thử thách, khó khăn với ý chí tự lực, tự cường, như cây tre “Không đứng khuất mình bóng râm” và “Không chịu mọc cong”, từ khi sinh ra đã “nhọn như chông lạ thường”.

Khổ thơ cuối Nguyễn Duy miêu tả hình ảnh măng non là biểu tượng của thế hệ trẻ:

“Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre

Năm qua đi, tháng qua đi

Tre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau,

Mai sau,

Mai sau. . .

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”

Sự nối tiếp sinh trưởng của tự nhiên với hình ảnh tre già măng mọc giống như con người Việt Nam khi những thế hệ cha ông nghỉ ngơi là lúc thế hệ tương lai vươn lên để đưa đất nước phát triển. Điệp từ “mai sau” cùng câu thơ cuối với điệp từ “xanh” là bức tranh cảnh vật nước ta luôn xanh mãi. Đất nước sẽ phát triển để cùng sánh vai với các cường quốc năm châu.

4. Liên hệ với bài thơ Tăm Tre của Tác Giả Minh Tuấn:

“Sinh ra từ một cây tre

Quanh năm rủ bóng làng quê hiền hòa

Suốt ngày cùng gió hát ca

Chiều về vẫy gọi thiết tha cánh cò”

Cùng giống như trong bài thơ Tre Việt Nam hình ảnh cây tre trong tác phẩm trên gắn liền với tuổi thơ của mỗi người dân Việt Nam. Từ khi sinh ra người ta nhìn thấy cây tre, khi lớn lên thì vui chơi, đùa hát và thả diều dưới bóng râm của lũy tre làng.

5. Kết bài: 

Như vậy có thể thấy con người dân tộc Việt Nam mang những phẩm chất cao đẹp như loài tre kiên cường vững chãi. Cây tre mang linh hồn văn hóa lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc ta, hãy trân quý những bóng tre thẳng tắp ấy cũng như trân trọng vẻ đẹp của mỗi con người chân chất nồng thắm để các thế hệ biết rằng dù có đi đâu xa vẫn phải hướng về quê hương đất nước.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com