Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu chọn lọc siêu hay

Dàn ý Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu siêu hay? Dàn ý Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu chọn lọc và ngắn gọn nhất? Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu chọn lọc siêu hay? Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu ngắn gọn nhất?

Làm thơ xuân là truyền thống của thơ ca Việt Nam, nét xuân nào đi vào thơ ca cũng đều mang dấu ấn cảm xúc riêng. Quả đúng là như vậy bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người đọc. Dưới đây là bài Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu chọn lọc siêu hay.

1. Dàn ý Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu siêu hay:

Mở bài:

Giới thiệu tác giả tác phẩm

Thân bài:

Phân tích tình yêu thiên nhiên của tác giả.

– Niềm khát khao sống ấy cũng cháy bỏng ngay từ những câu mở đầu: muốn tắt nắng, buộc gió

– Rồi với những câu thơ tiếp theo, ông đã vẽ nên cả một thiên đường ngập tràn âm thanh và màu sắc: màu xanh của cây cối, tiếng chim,…

– Hình ảnh so sánh: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần, Đôi môi căng tràn nhựa sống ấy khiến du khách thêm yêu và trân trọng cuộc sống, trân trọng tuổi trẻ của mình.

– Người nghệ sĩ càng lao vào sống, không muốn bỏ lỡ một giây phút nào của kiếp người ngắn ngủi và không biết ngày mai sẽ ra sao “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”

Tâm trạng và cảm nhận về thời gian của tác giả

Hiểu được quy luật của cuộc đời ngắn ngủi ấy, người nghệ sĩ vừa mừng vừa lo, vui vì được cảm nhận và tận hưởng vẻ đẹp của đất trời nhưng cuối cùng con người cũng sẽ có lúc

Khát vọng sống của tác giả.

Nhưng khát khao của con người thì không bao giờ có điểm dừng, và rồi đỉnh cao của khát vọng ấy là được “cắn” vào mùa xuân căng tràn nhựa sống.

Kết bài:

Khẳng định lại giá trị của bài thơ

2. Dàn ý Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu chọn lọc:

Mở bài:

Khái quát về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ.

Thân bài:

– Thiên nhiên trong “Vội vàng” tươi mới, căng tràn sức sống khiến nhà thơ có những ngông cuồng để lưu giữ lại tất cả hương sắc mùa xuân.

Bức tranh hiện lên sinh động với âm thanh, ánh sáng, màu sắc.

Vẻ đẹp của thiên nhiên so sánh với “cặp môi gần” của thiếu nữ thể hiện sự hấp dẫn của thiên nhiên.

– Vẻ đẹp của mùa xuân khiến Xuân Diệu muốn cản bước đi của thời gian:

Tác giả “sung sướng” nhưng “vội vàng”, thương nhớ mùa xuân bởi thời gian không quay trở lại.

Muốn “ôm”, “riết”, “say”, “thâu”, “cắn” để níu giữ mùa xuân ở lại mãi bên mình.

Kết bài:

Nêu cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên.

3. Dàn ý Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu ngắn gọn nhất:

Mở bài: 

Giới thiệu về tác giả và bài thơ “Vội vàng”

Thân bài:

– Xuân Diệu đã giãi bày một ước muốn ngự trị thiên nhiên, đất trời, từ niềm say mê và tình yêu thiên nhiên tha thiết,

– Bức tranh thiên nhiêntừ các loài ong, bướm rồi hoa lá và cả ánh bình minh thể hiện sự đắm say, lãng mạn và ngây ngất của nhà thơ trước thiên nhiên mùa xuân.

– Tác giả say mê với mùa xuân như là tuổi trẻ.

– Cảm nhận về thời gian tinh tế vừa mang triết lí nhân sinh.

– Tác giả lo lắng và xót xa trước sự trôi chảy của thời gian

– Tác giả cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan của mình, muốn lưu giữ và níu kéo thời gian ở mãi tuổi thanh xuân,

– Điệp từ “Ta muốn” kết hợp với những động từ mạnh như “ôm, riết, cắn…” thể hiện khát vọng sống mãnh liệt của tác giả..

 Kết bài: 

Tổng kết nội dung và nghệ thuật của bài thơ

4. Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu chọn lọc siêu hay:

Trong thơ lãng mạn Việt Nam 1932 – 1945, mùa xuân còn gắn liền với những cái tôi cá nhân giàu cảm xúc của các nhà thơ mới như Hàn Mặc Tử với “Khách xa gặp chín suối…”, một Nguyễn Bính với “mùa xuân là cả một mùa xanh…” Nhưng có lẽ Xuân Diệu là người đã đem vào mùa xuân với tất cả những cảm xúc nồng nàn say đắm của tình yêu. “Vội vàng” là lời tâm sự với tuổi xuân của trái tim tuổi đôi mươi căng tràn nhựa sống, khao khát được sống, được sống vội vàng.

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.”

Tắt nắng, buộc gió là những ham muốn phi lý, là điều mà con người không làm đượcnhưng nó lại có lý với trái tim đầy khát khao mãnh liệt, sống cho trọn vẹn muốn lưu giữ hương sắc của cuộc đời của tác giả. Nhà thơ thấy rằng mọi thứ đều kỳ diệu, dù nhỏ bé đến đâu mọi vật cũng cống hiến cho đời những tinh túy nhất của nó:

“Của ong bướm này đây tuần trăng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si.

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”

Bướm ong mang lại mật ngọt ngào hấp dẫn, quê hương thì có sắc hoa, chồi non rung rinh, ánh nắng như cái chớp mắt của người đẹp… Những câu thơ với nhịp điệu nhanh, gấp gáp, cùng phép liệt kê, điệp ngữ, liên tưởng đa tình khiến sự sống hiện lên qua sống động, tươi tốtđáng sống, đầy màu sắc âm thanh,, mở ra một thiên đường của trên cõi trần này. Với nhà thơ Xuân Diệu, cuộc sống, mỗi ngày mới mang niềm vui gõ cửa: “Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa”. Xuân Diệu không biến thiên nhiên thành chuẩn mực của cái đẹp mà lấy con người làm chuẩn mực để sánh với vẻ đẹp của thiên nhiên. Xuân Diệu lại nghĩ “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” sự so sánh rất táo bạo, rất riêng, tràn đầy tình yêu. Tác giả thấy mùa xuân rực rỡ như đôi môi đỏ của cô gái trẻ đang đến gần. Có được một cuộc đời như vậy để sống, với những hương vị tuyệt vời như vậy thì con người sẽ hạnh phúc biết bao: “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa” .

Xưa nay người ta tiếc kỷ niệm khi đã trở thành quá khứ, khi nó đã vụt mất còn Xuân Diệu – một nhà thơ yêu đời ông luyến tiếc ngày xuân còn nở. Vì nhà thơ biết thời gian còn tàn nhẫn, trẻ và tươi sẽ sớm thành già và khô héo. Bài thơ phát hiện ra một mỗi buồn: mùa xuân và tuổi trẻ rồi sẽ qua. Con người muốn cái đẹp vĩnh cửu, nhưng có những quy luật tàn nhẫn: “ Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật/ Không cho dài thời trẻ của nhân gian,”. Thời gian thì vô hạn nhưng đời người thì hữu hạn, tội nghiệp và mong manh. Mùa xuân của đất trời rất đẹp và quý chỉ khi con người biết thưởng thức. Khi con người không còn trẻ thì mùa xuân cũng mất hết ý nghĩa.

Nỗi đau của Xuân Diệu phải sâu lắm, thấm thía lắm mới bùng lên thành tiếng kêu thê lương như vậy. Con người chỉ có một con đường, là vội vàng, yêu mãnh liệt hơn những vẻ đẹp, những điều quý giá của cuộc sống, tuổi trẻ và mùa xuân. Xuân Diệu giục: “Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều/ Và non nước, và cây, và cỏ rạng”. Hạnh phúc của cuộc đời là tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất. Xuân Diệu muốn tận hưởng cuộc sống cho đến khi “đầy”, “choáng”, trọn vẹn như trái chín đỏ để nhà thơ thưởng thức trong đời.

 Bài thơ là đỉnh cao của khát vọng sống và tình yêu sống cháy bỏng trong trái tim Xuân Diệu. Bài thơ Vội vàng thể hiện tâm trạng say đắm của một niềm khao khát sống mãnh liệt. Bài thơ cũng thể hiện một quan niệm sống vội vàng, một quan niệm sống lành mạnh, tích cực tiêu biểu cho phong cách thơ trẻ trung, tươi mới tự do của tác giả. Qua Vội vàng ta nhận thấy quan niệm sống đầy tình nghĩa của Xuân Diệu trong tuổi trẻ, thanh xuân.

5. Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu ngắn gọn nhất:

Xuân Diệu được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình” với những bài thơ tình yêu. Nhưng có lẽ với Vội vàng, bài thơ viết năm 1938, in trong tập Thơ, ta mới hiểu tại sao ông là một nhà thơ nổi tiếng trong mảnh trữ tình này. Vội vàng là tiếng nói của cuộc sống với nhiều cảm xúc và triết lý sâu sắc về quan niệm sống rất ý nghĩa – sống vội.

Ngay đầu bài thơ, tác giả đã vội vàng với hai ước nguyện: tắt nắng, buộc gió. Bởi nếu thời gian không ngừng trôi, hương vị của cuộc đời sẽ phai theo và con người không thể níu kéo. Vậy chỉ còn cách sống vội là để thỏa mãn đắm mình và tận hưởng hương sắc của cuộc đời. Quan niệm sống vội vàng được thể hiện ngay qua khát vọng yêu đời một cách mãnh liệt một cách kiêu kỳ và khác thường. Nhà thơ hạnh phúc vì được đắm mình trong vẻ đẹp của mùa xuân: ong bướm bay bướm, hoa đồng nội xanh mướt, lá lụa rung rinh, khúc tình ca, hàng mi khẽ chớp, mỗi sớm tinh mơ. Cái đẹp của nhà thơ là cho con người thưởng thức cái đẹp đó ngay xung quanh mình. Xuân Diệu cho rằng sống vội là yêu thiên nhiên, yêu đời gần gũi, thân thuộc nhất. Nhưng tác giả chợt nhận ra rằng không có gì là mãi mãi, ham muốn bao nhiêu thì nó cũng tan biến. Vì thế, lời ca tha thiết nhưng bỗng chùng xuống, vì vội. Tận hưởng và vội vàng là cuộc chạy đua với thời gian để tận hưởng trọn vẹn hương vị cuộc sống.

“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,”

Xuân Diệu nhạy cảm lạ lùng với dòng chảy của thời gian, ông cảm nhận rõ bước đi của thời gian: xuân tới, xuân qua, trẻ tức là già, có khi sắp tàn… Bài thơ có giọng điệu rất sôi nổi như chứng minh rằng cuộc sống tuy tươi đẹp nhưng mỗi phút trôi qua là mất đi. Vì vậy, bạn nên sống vội vàng, nếu không tất cả những gì còn lại là hối tiếc.

Nhà thơ còn đưa vào những hình ảnh về sự mất mát, chia ly: tháng năm đắng cay chia ly, núi sông rì rào tiễn biệt, gió đẹp hơn vì phải bay đi, chim ngừng hót vì tàn sắp… tàn chứng minh điều đó. Nhà thơ muốn sống vội vàng để chạy đua với thời gian, để không còn ân hận. Quan niệm sống vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu chính là lời nhắn nhủ hãy trân trọng từng phút từng giây để không bao giờ hối tiếc. Nhà thơ chỉ ra và giục giã ta thế nào là sống vội:

“Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

Hãy sống vội khi mùa chưa tàn, khi ta còn trẻ. Đừng ngần ngại, ôm, siết, say, những khoảnh khắc tuyệt vời của cuộc đời thậm chí đến ngây ngất, choáng váng, no nê, no đến thực sự vội vàng. Lời thơ dạt dào cảm xúc, khiến ai đọc cũng mở lòng và nhận ra ý nghĩa cao quý của cuộc sống là sống đúng thời điểm. Không phải là sống vội, chỉ là vội vàng, mà phải sống sao cho xứng đáng từng giây phút mình bỏ ra.

Xuân Diệu viết bài thơ này vơi những luận cứ, triết lí sâu sắc từ một thái độ sống nghiêm túc, tình yêu cuộc sống mãnh liệt. Bài thơ Vội vàng và quan niệm sống vội vàng Xuân Diệu đã thực sự trở thành bài học quý cho nhiều thế hệ trẻ sau này.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com