Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ

Giới thiệu về tác giả Thạch Lam, tác phẩm Hai đứa trẻ? Mở bài phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ? Thân bài phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ? Kết bài phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ? Bài văn mẫu?

Hai đứa trẻ là một tác phẩm lãng mạn vô cùng đặc sắc của nhà văn Tham Lam với những ngôn từ uyển chuyển, nghệ thuật miêu tả khóe léo. Bài viết tham khảo dưới đây sẽ phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ.

1. Giới thiệu về tác giả Thạch Lam, tác phẩm Hai đứa trẻ:

Nhà văn Thạch Lam, tên thật là Nguyễn Tường Vinh (1910 – 1942), được biết đến bút danh là Thạch Lam. Ông sống trong gia đình công chức gốc quan lại trong thời kỳ đất nước sa sút.

Nhà văn Thạch Lam là một cây bút thiên về cảm xúc luôn lay động trước những số phận nghèo khổ nhất là người phụ nữ luôn sống vất vả, thầm lặng và sự hy sinh.

Một số tác phẩm tiêu biểu như: Nhà mẹ Lê, Gió lạnh đầu mùa, Hà Nội ba sáu phố phường, Quyển sách và Hạt ngọc… mang phong vị đậm đà của quê hương, nhưng lại vô cùng gợi cảm.

Hai đứa trẻ là tác phẩm được gợi lên từ câu chuyện cảnh đời nơi phố huyện tại Cẩm Giàng, Hải Dương- quê ngoại tác giả với những kỉ niệm tuổi thơ. Tác phẩm được in trong tập Nắng trong vườn.

Truyện kể về hai nhân vật trung tâm là hai đứa trẻ Liên và An. Chúng từng có cuộc sống sung túc, vui vẻ ở Hà Nội. Do hoàn cảnh sa sút, hai đứa trẻ có một cuộc sống nghèo khổ và đơn điệu. Trong bối cảnh một buổi chiều tà, nhìn những đứa trẻ đi nhặt đồ thừa, Liên thấy lòng có chút buồn. Bên cạnh chị em Liên là cuộc sống của chị Tí, bác Siêu, bác Sẩm…. Những con người ấy trong bóng tối luônhy vọng tươi sáng hơn. Mong ước ấy được thể hiện qua những ngày chờ chuyến tàu đêm chạy qua với tiếng ầm ầm lăn bánh rồi lại im tiếng trong trời đêm. Khi ấy người buôn bán mới dọn hàng sau buổi tối ế ẩm trở về nhà.

2. Mở bài phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ:

Trên cơ sở những thông tin trên giới thiệu tác giả và tác phẩm trong phần mở bài.

Giới thiệu về nội dung đề bài yêu cầu phân tích: bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ.

3. Thân bài phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ:

Khung cảnh chiều tàn được khắc họa thông qua những âm thanh, hình ảnh, màu sắc và con người sinh sống hoạt động ở đây.

3.1. Về âm thanh:

– Tiếng trống thu không khép lại một buổi chiều lặng lẽ trôi qua như bao ngày khác

– Tiếng của các loài ếch nhái kêu ở ngoài đồng ruộng.

– Tiếng vo ve của muỗi

– Chính những âm thanh thỉnh thoảng vọng lên càng làm cho sự tĩnh lặng của buổi chiều tàn hiện rõ hơn.

3.2. Hình ảnh, màu sắc:

Đó là những hình ảnh so sánh tuyệt đẹp: “Phương tây đỏ rực như lửa cháy”, “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”.

– Đó là những gam màu tuyệt đẹp nhưng lại khiến buổi chiều tàn trở nên lặng lẽ, ảm đạm.

– Những đường nét về cây cối: dãy tre làng rõ rệt trên nền trời.

– Bức tranh làng quê bình dị, thơ mộng, quen thuộc mang đậm chất Việt Nam.

– Nhịp các câu văn chậm, giàu gợi tả và nhạc điệu

– Khung cảnh thiên nhiên buồn, được khắc họa tinh tế.

– Cảnh buổi chợ tàn và những con người nơi phố huyện cộng hưởng với hình ảnh thiên nhiên ngày tàn, Chợ tàn, người tan và tiếng ồn ào cũng hết

– Chỉ còn lại rác, vỏ bưởi, thị, lá nhãn rồi lá mía. Đó bức tranh buồn, tàn tạ, quạnh hiu.

3.3. Về con người nơi đây:

– Những đứa trẻ nhà nghèo cố nhặt nhạnh những gì sót lại ở chợ

– Mẹ con chị Tí: với hàng nước vắng khách.

– Bà cụ Thi: có chút không bình thường mua rượu lúc muộn rồi bỏ đi vào bóng tối.

– Bác Siêu với một thứ quà xa xỉ là gánh hàng phở

– Gia đình bác Xẩm mù với lời ca tiếng đàn mong có được lòng thương của khách qua đường.

– Đó là sự tàn lụi, cái nghèo đói của phố huyện nghèo.

– Về Tâm trạng của Liên trước khoảng khắc ngày tàn: nhận thấy “mùi riêng của đất, của quê hương này” , đồng thời cũng gợi cho Liên nỗi buồn man mác nhớ về ngày xưa; lay động với hoàn cảnh của những đứa trẻ nhưng lại chẳng có tiền mà cho chúng; thương xót mẹ con chị Tí. Có thể thấy Liên là một cô bé có tâm hồn rất nhạy cảm, có lòng trắc ẩn, yêu thương mọi người- người được tác giả gửi gắm tâm tư của mình.

3.4. Về nghệ thuật:

– Nghệ thuật miêu tả ấn tượng, đậm chất trữ tình

– Ngôn ngữ miêu tả khóe léo

– Bút pháp trữ tình kết hợp nhuần nhuyễn với chất hiện thực

– Giọng điệu nhẹ nhàng mà thấm đượm nỗi buồn trong sâu thẳm

4. Kết bài phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ:

Khái quát lại về bức tranh phố huyện thời điểm chiều tà. Nêu cảm nhận của bản thân về giá trị của bức tranh ấy.

5. Bài văn mẫu:

Những nhân vật trong các tác phẩm của nhà văn Thạch Lam dù trong bất cứ hoàn cảnh nào trong tâm hồn của họ vẫn ánh lòng nhân ái của con người Việt Nam. Đọc truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam ta thấy  sự yêu thương và quý trọng con người và cũng chính là sự thương cảm của tác giả với họ. Đặc biệt nỗi trăn trở về tình người tình đời trong dòng tâm tưởng của nhân vật Liên và An vào trong bức tranh phố huyện lúc chiều tà để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Buổi chiều tàn được xây dựng mở đầu bằng âm thanh và hình ảnh ới “Tiếng trống thu không trên cái chợ của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.” Tiếng trống thu ấy đủ sức làm náo động cảnh vật và nó chứa chan những nỗi niềm riêng của mỗi con người Những thanh âm ấy như rời rạc, mệt mỏi chứ không náo động, thúc giục, lặp đi lặp lại như đó là việc phải làm. Đây rõ ràng là một nhịp thở nặng nề, chìm lấp trong bóng tối không chút hăng say. Đến cả gam màu rực rỡ nhất là cảnh mặt trời lặn cũng là nỗi buồn khó tả của một ngày chiều tàn. Bức tranh đồng quê tiếp tục với tiếng “văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve”. Những sinh vật này khiến buổi chiều càng thêm heo hắt khiến lòng người u sầu.

Tiếp đến nhà văn Thạch Lam miêu tả cảnh chợ tàn dưới cái nhìn của nhân vật Liên: “Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”. Cái buổi chợ đông đúc, nhộn nhịp nhất với kẻ bán người mua thế mà đến khi tan chỉ còn là tàn tích của cuộc sống thiếu thốn với hình ảnh “mấy đứa trẻ con nhà nghèo…đi lại nhặt nhạnh bất cứ cái gì đó có thể dùng được..” Thời điểm và không gian được khéo léo kết hợp làm cho phố huyện trở nên tiêu điều, xơ xác. Đó là nơi sịnh sống của những con người không nhìn thấy tương lại, những đứa bé không biết ngày mai thế nào. Những thứ như rác rưởi, vỏ thị lại trở thành thức ăn để những đứa trẻ bám víu vào sự sống dai dẳng này.

Bức tranh nơi phố huyện buổi chiều tàn cho thấy thủ pháp tả cảnh giàu chất nhạc, chất thơ và tấm lòng thấu hiểu tâm lý các nhân vật của tác giả. Khung cảnh ấy vừa có chút gì mơ mộng nhưng vẫn chan chứa nỗi buồn mơ hồ. Cảnh và con người hòa hợp vào nhau tạo thành bức họa: ngày tàn, chợ tan, những con người tàn tạ.

Tác phẩm được miêu tả theo sự dịch chuyển của thời gian từ chiều tàn đến nửa đêm, cùng với đó cảnh phố huyện cũng chuyển mình vào tâm trạng của những con người túng cùng, bế tắc ấy. Chút ánh sáng cuối của hoàng hôn tắt lịm, bóng tối choáng ngợp khắp phố huyện. “Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối. Các nhà đã đóng im ỉm, trừ một vài cửa hàng còn thức, nhưng cửa chỉ để hé ra một khe ánh sáng…Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại sẫm đen hơn nữa…Trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn, khô khan, không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối…”

Cảnh phố huyện được đặc tả bởi thứ bóng tối bao trùm khắp mọi nơi, từ tiếng trống thu không đến lũy tre làng, từ con đường đến mọi hang cùng ngõ hẹp.Nhà văn Thạch Lam đã mượn bóng tối để nói về suy nghĩ, sự sống của con người. Bởi khi lòng không có ánh sáng, thì con người nhìn thấy đâu cũng toàn là bóng tối. Ánh sáng để hé ra một “khe ánh sáng” hay “vệt sáng của những con đom đóm”. Nhìn ngọn đèn của chị em Liên, An như đong đếm vừa đầu ngón tay “từng hột sáng lọt qua phên nứa”, nhiều nhất nhất là “chiếu sáng một vùng cát” của nhà bác Siêu là một món quà xa xỉ nhất.

Trong nền bóng tối ấy là những con người hẩm hiu đi tìm chút hy vọng. Mẹ con chị Tí với một hàng nước vắng khách. Gia đình bác Xẩm trước Cách mạng là một người nghệ nhân hát dân ca Trù nay lại rơi vào cảnh nghèo phải hát rong sống qua ngày. Đó là cái dáng “lảo đảo” cùng tiếng cười “khánh khách” của bà cụ Thi đã hoá điên vì đời. Trong những số phận ấy, hai chị em Liên, An có thể nói là khá hơn với một cửa hiệu bán vài thứ lặt vặt. Nhưng cả tuổi thơ bị bào mòn của hai chị em lại mang nhiều nỗi hụt hẫng với chị Liên có đôi mắt nhạy cảm và tấm lòng  nhân văn mong ước về tương lại vượt qua giông bão khó khăn.

Thạch Lam với một phong cách sáng tác riêng biệt, nhẹ nhàng nhưng lại sâu sắc, để lại những suy nghĩ với người đọc. “Hai đứa trẻ” là câu chuyện với một bức tranh phố huyện có những mảnh đời nghèo khó trong xã hội. Thông qua hai nhân vật tác giả gửi gắm đến người đọc thông điệp về khó khăn mà con người phải trải qua và hãy trân trọng những hiện tại đang có.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com