Đây thôn Vĩ Dạ là một bức tranh quê sông nước tươi đẹp, là tiếng nói của lòng người tha thiết yêu cuộc sống và con người. Dưới đây là bài viết về Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử chọn lọc siêu hay
1. Dàn ý phân tích Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử chọn lọc siêu hay:
1.1. Mở bài:
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ
Dẫn dắt vào vấn đề đề bài yêu cầu: Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
1.2. Thân bài:
Phân tích khổ 1: Bức tranh về cảnh vật và con người.
– Lời mời trách móc mà thân thiết:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
– Cảnh vật hiện lên nhẹ nhàng, đầy ấn tượng của màu xanh tinh khôi buổi ban mai.
– Nét chấm phá tương phản giữa khuôn mặt chữ điền và chiếc lá trúc gợi lên vẻ dịu dàng ở thôn quê.
Phân tích khổ 2: Cảnh buồn đầy nội tâm.
– Cảnh thơ mộng, nhưng buồn bã trong chia lìa: Gió theo lối gió / mây đường mây. Dòng sông ghi nhận hình ảnh chia lìa, buồn thiu, hình ảnh hoa bắp chia sẻ với tâm trạng nhà thơ.
– Hình ảnh trăng trong thơ Hàn Mặc Tử hiện lên khác thường:
Câu hỏi phiếm định: “thuyền ai?”, và “bến sông trăng” gợi ra hình ảnh bờ bến cô đơn, lạnh lẽo.
Phân tích khổ cuối: Khung Cảnh mộng ảo.
– Tấm lòng nhà thơ mộng tưởng với hình ảnh “mơ khách đường xa”. Khung hiển lên mờ ảo “nhìn không ra”, “mờ nhân ảnh” khiến con người cảnh vật nhòa mờ trong cô đơn.
– Trong cảnh ấy nhà thơ gởi đến một thông điệp như lời trần tình tội nghiệp:
Ai biết tình ai có đậm đà?
– Hồn thơ Hàn Mặc Tử đậm đà, chan chứa tình quê
1.3. Kết bài:
Khẳng định lại giá trị của bài thơ, là tấm lòng của con người yêu thương cuộc đời
2. Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử chọn lọc siêu hay:
Hàn Mặc Tử là tâm hồn tài hoa của văn học Việt Nam nhưng ông lại là một nghệ sĩ kém may mắn. Với bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ người đọc cảm nhận rõ hơn tài năng của ông với ngòi bút tinh tế của Hàn Mặc Tử.
Bài thơ viết về nơi xứ Huế mộng mơ, là tiếng lòng của một trái tim da diết với quê hương nhưng cũng mang nặng nỗi lòng u uất, man mác giống như con sông Hương thơ mộng với những lời thơ đậm tình Huế:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Bài thơ mở đầu với một câu hỏi tu từ, là một lời trách móc, chút giận hờn của một cô gái đối với chàng trai ở đây chính là tác giả. Câu thơ cũng là một lời mời gọi anh về thăm thôn Vĩ đầy ngọt ngào. Dưới ngòi bút tinh tế của tác giả, khung cảnh thôn Vĩ hiện lên với nét đưpj đẹp trữ tình, đúng chất xứ Huế mộng mơ
Vẻ đẹp được làng quê hiện lên trong ánh nắng ban mai dịu dàng, tinh khiết buổi sớm soi rọi xuống những “hàng cau” xanh mướt. Vạn vật như được đắm chìm bởi một thứ ánh sáng thuần khiết, khiến tất cả bừng lên sức sống căng tràn.
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Trong buổi sớm ấy khu vườn với vẻ “mướt quá”- sự miêu tả đầy sáng tạo, độc đáo về vẻ đẹp tươi mới và tràn đầy sức sống. Chỉ cần nhắm mắt lại trong khu vườn ấy cũng cảm nhận được màu xanh óng ả dưới ánh ban mai. Hàn Mặc Tử đã sử dụng hình ảnh so sánh “xanh như ngọc” để gợi tả nhựa sống của hàng cây đang đâm chồi nảy lộc. Giữa khung cảnh trữ tình ấy, hình ảnh con người thấp thoáng đâu đó sau chiếc “lá tre che ngang mặt chữ điền”. Trong các bài thơ thường nhắc đến những khuôn mặt tròn hay khuôn mặt trái xoan… hiếm người sử dụng hình ảnh “mặt chữ điền”. Ở đây là chỉ khuôn mặt đôn hậu, hiền lành của người dân xứ Huế. Con người thấp thoáng sau những chiếc lá trúc mộng mơ tạo nên hình ảnh hư ảo. Con người ấy cũng có thể là người con gái xứ Huế dịu dàng mà tác giả thầm thương trộm nhớ. Khung cảnh Thôn Vĩ bên dòng sông Hương xinh đẹp với những vườn cây xanh mướt hiện lên đượm vẻ e ấp:
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Câu thơ không chỉ là cảnh thiên nhiên làng quê mà còn chất chứa nỗi lòng của Hàn Mặc Tử. Người ta thường ví “gió cuốn mây bay”cùng một hướng nhưng trong thơ Hàn Mặc Tử gió lại theo gió, mây lại theo đường mây khiến người ta hình dung đến chia ly đến tận tim. Dòng sông Hương đượm buồn với “hoa bắp lay” chạm đến tận tân cam người đọc. Có thể nói tâm trạng con người ảnh hưởng đến cả khung cảnh thiên nhiên khiến nó cũng mang màu nỗi nhớ. Tác giả dành nỗi nhớ tha thiết cho người con gái mình yêu và là sự tiếc nuối khi không gặp được người ấy. Hình ảnh sóng đôi thuyền và trăng được Hàn Mặc Tử sử dụng như hình ảnh trữ tình để nói lên cảm xúc trong lòng mình.
Ánh trăng soi mình xuống sông Hương khiến cho “dòng sông trăng” trở nên lung linh, huyền ảo. Và hiện lên trên nền thiên nhiên ấy là hình ảnh còn người. “Thuyền ai” có thể thuyền trở một con người xa lạ, hay có thể là thuyền chở cô gái mà nhà thơ thầm thương trộm nhớ. Quả là hình ảnh vừa thân quen vừa xa lạ khiến cho nhà thơ day dứt, trăn trở
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?”.
Câu hỏi là sự nuối tiếc khi lỡ hẹn làm cho câu thơ trở nên gấp gáp hơn như đang cố chạy đua để gửi những yêu thương. Nhưng tất cả bây giờ đã trở thành ưu tư, mặc cảm ấy, quá khứ dễ dàng tan biến như ánh trăng trên mặt sông Hương. Tiếp theo không gian bao trùm trong khung cảnh mờ ảo:
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?
Tác giả tinh tế sử dụng phép điệp ngữ “khách phương xa… khách phương xa” làm cho câu thơ trở nên hoài niệm đầy nhớ nhung, buồn bã. Mọi cảnh vật, con người như mờ đi bởi màu áo trắng, đó có thể màu sương, màu áo dài của nữ sinh Huế. Và trong bức tranh hoài cổ ấy con người hiện lên mờ ảo lúc ẩn, lúc hiện, xa xăm khó nắm bắt. Câu thơ cuối làmột nỗi thất vọng của chính tác giả về một tình yêu không có lời đáp phảng phất nét u sầu. Bài thơ kết thúc trong nỗi buồn.
Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bức tranh kết hợp tuyệt đối giữa cảnh và tình, giữa tình yêu quê hương đất nước với tình yêu lỡ hẹn với cô gái thầm thương nhớ trộm. Qua đó, ta thêm khâm phục ý chí của tác giả một con người tài hoa, trữ tình sâu sắc.
3. Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử ngắn gọn nhất:
Hàn Mặc Tử là một tâm hồn lãng mạn trữ tình, những lời thơ của ông được chắt lọc từ nỗi đau tâm hồn. Và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một bản tình ca thắm thiết trong sáng hòa quyện với cảnh thiên nhiên tươi đẹp với nét đượm buồn, da diết.
Đoạn thơ mở đầu là lời trách móc của nhân vật trữ tình: Sao anh không về chơi thôn Vĩ. Câu hỏi được đặt dưới lời của người con gái đầy yêu thương, mong chờ. Câu thơ cũng là lời tiếc nuối của chính tác giả khi không thể ngắm nhìn vẻ đẹp nồng nàn, ấm áp của một vùng quê ngoại ô thôn Vĩ thân thương và thơ mộng. Vẻ đẹp của thôn Vĩ hiện lên tươi mới:
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Thôn Vĩ hiên lên với vẻ đẹp kì vĩ rộng lớn với hình ảnh nắng trên ngọn cau rực rỡ. Đó là những tia nắng đầu tiên chiếu xuống khiến những giọt sương đêm sáng lấp lánh như những viên ngọc. Đến với câu thơ tiếp theo, ta bắt gặp cái nhìn được hạ thấp với không gian xanh mướt trong khu vườn tràn đầy sức sống dịu dàng. Tiếp đó là hình ảnh con người xuất hiện: Lá trúc che mặt chữ điền. Hình ảnh lá trúc mảnh mai mảnh che mặt chữ điền một cách mơ màng, hư ảo.
Sau đó, tác giả chuyển sang tả cảnh sông nước với sự bâng khuâng và u sầu hư ảo như trong một giấc mơ. Gió và mây buồn hơn vì gió đi theo gió, mây đi theo lối mây, đầy cách biệt gợi sự chia ly của nhà thơ với người thầm thương nhớ có thể là vĩnh viễn. Phải chăng đây là nỗi niềm mặc cảm của những cố nhân với cuộc đời. Không còn thấy giọng văn sôi nổi ở đoạn trước, ta gặp lại một tâm hồn u buồn, đa sầu Hàn Mặc Tử. Buồn làm sao, sông Hương hiện ra với cánh đồng ngô đồng hiu hắt như sương khói gợi cảm giác man mác, cô đơn. Ý thơ thật buồn ở hai câu sau:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mọi thứ như tan biến trong dòng sông trăng quen thuộc tràn ngập ánh sáng vàng rực rỡ soi bóng xuống bãi bồi. Cảnh sao mà thơ và trở nên lung linh, huyền ảo đến thế! Tác giả đã gửi gắm niềm nhớ nhung, nhớ nhung đến thuyền trăng và cả con người. Vầng trăng trở nên vô hình mê hoặc. Câu hỏi cuối khổ thơ là lo lắng về một cuộc đời không có tương lai. Tất cả cảnh vật cũng trở nên mơ ảo:
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?
Màu trắng là màu nắng của Vĩ Dạ khiến tác giả choáng ngợp, ngây ngất trước sự trong sáng của con người và cảnh vật. Trong sương khói ấy con người cũng phai và tình yêu cũng phai? Tác giả không dám khẳng định tình cảm của cô gái Huế ông yêu, ông chỉ nói: Ai biết tình ai có đậm đà? Những lời thơ cuối là nỗi thất vọng của trái tim khao khát tình yêu trọn vẹn.
“Đây thôn Vĩ Dạ” là một bức tranh tươi đẹp về con người và cảnh vật thông qua tâm hồn yêu đời nhưng sâu lắng của nhà thơ với giọng thơ trữ tình, lay động và day dứt trong lòng người đọc.