Giới thiệu về nhà văn Nguyễn Tuân? Giới thiệu về tác phẩm Người lái đò sông Đà? Mở bài phân tích hình tượng con sông Đà trong Người lái đò sông Đà? Thân bài phân tích hình tượng con sông Đà trong Người lái đò sông Đà? Kết luận?
Người lái đò sông Đà là một trong những bài học rất quan trọng trong chương trình ngữ văn lớp 12 nên các em học sinh phải chú ý để có thể hiểu thật chính xác các hình tượng ẩn dụ của nhà văn, Dưới đây là bài phân tích hình tượng con sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
1. Giới thiệu về nhà văn Nguyễn Tuân:
Nguyễn Tuân (sinh năm 1910 mất năm 1987) quê tại thành phố Hà Nội. Ông là một nhà văn tiêu biểu với biệt tài về các thể loại tùy bút và ký với các câu văn, lời bình sử dụng sáng tạo ngôn từ tiếng Việt.
Nguyễn Tuân sinh ra trong gia đình nhà Nho khi xã hội tôn sùng Hán học không còn nữa. Nguyễn Tuân đã chịu ảnh hưởng lớn từ người cha là một nhà nho tài hoa yêu nước. Thời trẻ tuổi cuộc sống của Nguyễn Tuân vất vả, gian khó nên phải đi lại nhiều và lâu nhất là tại Thanh Hóa.
Nguyễn Tuân được biết đến với phong cách sáng tác được thể hiện ở một chữ “ngông”, khi ông đi tìm những vẻ đẹp còn sót lại của quá khứ và biến tấu nó trong ba chủ đề là “chủ nghĩa xê dịch”, “Vang bóng một thời”,“Đời sống trụy lạc”.
Sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám, lời văn của ông lúc nào cũng vừa cổ kính, xưa cũ nhưng lại rất tươi trẻ, hiện đại.
Trong số các phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến: Chữ người tử tù; Vang bóng một thời, Ngọn đèn dầu lạc, Thiếu quê hương, Cảnh sắc và hương vị đất nước, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, Tùy bút sông Đà, Tàn đèn dầu lạc…
2. Giới thiệu về tác phẩm Người lái đò sông Đà:
Tác phẩm Người lái đò sông Đà là đoạn trích thuộc tùy bút Sông Đà của Nguyễn Tuân, là kết tinh được đúc rút từ chuyến đi ngược dòng cùng bộ đội quân cách mạng về vùng núi Tây Bắc. Đây là bức tranh về vẻ đẹp ủa thiên nhiên kỳ bí vùng núi Tây Bắc in dấu ấn sâu đậm trong tác giả. Bên cạnh đó tác giả đã lột tả vẻ đẹp của con người nơi đây và tấm lòng yêu quê hương đất nước của mình.
3. Mở bài phân tích hình tượng con sông Đà trong Người lái đò sông Đà:
Nguyễn Tuân là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam giai đoạn cách mạng anh hùng của dân tộc, tác phẩm của ông để lại ấn tượng vô cùng mạnh mẽ, bằng cách miêu tả đầy nhiệt huyết. Ông đã khắc họa nên hình tượng con sông Đà vùng núi Tây Bắc với những hình ảnh tươi trẻ và đầy thu hút, với cảm xúc kiên cường nhất của con người khi vượt qua dòng sông. Biết bao nhiêu giá trị nghệ thuật trong tác phẩm đã được thể hiện rõ nét qua hình tượng sông Đà với sự mạnh mẽ và đậm nét nét trữ tình.
4. Thân bài phân tích hình tượng con sông Đà trong Người lái đò sông Đà:
Hình ảnh sông Đà trước hết được biểu hiện qua cái mạnh bạo, có phần hung ác với chi tiết vách đá ngăn, cùng dòng nước cuốn cuồn cuộn, làm cho người đọc cảm nhận sâu sắc hơn bao giờ hết, khiến ta tưởng chừng như đang ngồi trên chiếc thuyền ấy và tận mắt chứng kiến dòng sông đang sôi sục. Bên bờ sông cũng như trong lòng sông là những vách đá ngăn gồ ghề to lớn, nó khiến cho lòng sông trở nên hẹp lại, những hồi ức và huyền thoại vĩ đại như đang sống dậy. Hình ảnh đôi bờ nổi lên những viên đá rồi thêm chi tiết hươu có thể nhảy từ bờ bên này sang bờ bên kia mang lại cho người đọc cảm giác về sự thuần khiết của tự nhiên mang nét nguy hiểm. Thông qua đó tất cả những cảm xúc cảm nhận sống động của tác giả tại khoảnh khắc ấy được truyền đạt trọn vọn vẹn tới người đọc với sự mới mẻ và toàn diện hơn.
Trong từng câu văn, tác giả Nguyễn Tuân đã miêu tả một cách chi tiết và chân thực nhất về những cung bậc cảm xúc đang cuộn trào trong tâm hồn của tác giả. Vách đá được miêu tả với hình ảnh “đá bờ sông dựng vách thành” cùng với đó là cái hẹp của lòng sông với chi tiết:“ Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”. Sự so sánh vừa chính xác vừa lạ lùng trong câu văn“Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một cái khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện” làm kinh động tâm hồn thần trí người đọc. Qua đó ta thấy được nỗi nhớ mong da diết và biết bao nhiêu giá trị cuộc sống và những cảm xúc sâu sắc đang ẩn hiện bên trong tác giả. Ông cảm thấy thực sự ấn tượng mạnh mẽ về hình ảnh :“ nước xô sóng, đá xô sóng, sóng xô, cuồn cuộn, luồng gió gùn ghè suốt năm như đòi nợ”…Với những câu văn truyền đạt theo kiểu móc xích gợi lên hình ảnh sông Đà dữ dằn như lúc nào cũng muốn nuốt trọn con người. Những chiếc hút nước tự nhiên ở quãng Tà Mường Vát được miêu tả với hình ảnh: “nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, “chỗ giếng nước sâu ặc ặc lên …” khiến con sông Đà như chính là loài thủy quái với những tiếng động ghê rợn khủng bố tinh thần con người.
Âm thanh thác nước sông Đà khiến nhà văn Nguyễn Tuân cảm giác mình như một nhạc trưởng của dàn giao hưởng đang chơi bài ca của thiên nhiên với nội dung chính về thác đá. Ban đầu là khúc “oán trách”, “khiêu khích” rồi lại “van xin” và cứ thế “giọng gằn mà chế nhạo”. Rồi đột ngột âm thanh đó được phóng to với không khí bừng bừng lên đến ở đỉnh điểm của sự phấn khích: “nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa … rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng…” Đọc đến đây người ta vô cùng khâm phục trí liên tưởng phong phú của nhà văn Nguyễn Tuân như đang miêu tả âm thanh của trận động đất haytai hoạc núi lửa phun trào. Cái cách lấy lửa để diễn tả nước, lấy rừng để diễn tả sông của Nguyễn Tuân thật đúng là phù hợp với chất ngông trong nghệ thuật lắm.
Với biện pháp nghệ thuật nhân hóa, đọc giả cảm nhận được những hình thù đá vô tri kia lại cũng giống như con người. Nguyễn Tuân đã điêu khắc bằng ngôn từ của mình để thổi hồn vào các thớ đá: “mặt hòn nào” cũng trông thật “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm” và “méo mó” -> Những hòn đá vô tri tưởng chùng lại mấy tên du côn của tự nhiên đang đứng ra bảo vệ địa bàn của mình và bầy bố ra ba trùng vi thạch trận. Ở trận trùng vi thạch thứ nhất: Đứa thì “hất hàm” đứa thì lại “thách thức” cộng với đó là “mặt nước hò la ùa vào bẻ gãy cán chèo”, các con sóng nước “đá trái, thúc gối vào bụng vào hông thuyền” Đến trùng vi thạch trận thứ hai thì chúng bài trận ở khắp nơi, thêm nhiều cửa tử, cửa sinh nằm ngay tại phía hữu ngạn và cuối cùng là trùng vi thạch trận thứ ba, chúng sắp đặt bên phải bên trái đều là luồng chết chỉ có luồng sống đặt ngay ở giữa. Sông Đà hiện lên như “kẻ thù số một của con người”.
Những thác nước cuồn cuộn ấy là sức mạnh khổng lồ nhưng cũng da diết lắm. Đúng như thế, dòng sông Đà vẫn mang trong mình tình cảm da diết và sâu sắc thậm chí là mang dáng vẻ trữ tình, đầy thư mộng, duyên dáng. Độ dài của dòng sông được miêu tả giống như mái tóc dài thướt tha của một cô gái, nó cũng rất mềm mại và thướt tha, chan chứa bao nhiêu cảm xúc cùng với đó là vẻ đẹp có chút huyền bí, đang tồn tại trong dòng kí ức xa xôi của con người. Những hình ảnh thể hiện sự trữ tình và sắc màu trong chính lời văn là những dẫn chứng một cách chi tiết về cảnh vật trong tác phẩm. Sự nhớ mong về ấn tượng mạnh mẽ trong cái ánh nhìn của chính nhà văn về con sông này – một sông Đà để lại nhiều tầng bậc suy nghĩ cho lòng người.
Dòng sông Đà từ trên tàu bay nhìn xuống “tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo …” Màu sắc của dòng sông được chuyển đổi theo dòng thời gian, cụ thể là theo từng mùa “Mùa xuân xanh màu ngọc bích”, khác hẳn với hai dòng sông Gâm và sông Lô với “màu xanh canh hến”. Đến mùa thu thì nước sông “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa …” Có thể thấy dòng sông Đà vào mỗi mùa lại mang một dáng vẻ với quyến rũ đầy tình tứ.
Sự cuốn hút của sông Đà, khiến tác giả say mê đến nỗi như thấy mình đang “sắp đổ ra sông Đà”. Nhà văn Nguyễn Tuân trầm lắng nhìn sông Đà tựa như nhìn lại một cố nhân với cảnh quan hai bên bờ gợi cảm: lá cây non nhú lên trên nương ngô, những con hươu đang bình thản “ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương” … Dòng sông Đà cũng gợi nhớ đến nỗi niềm sâu sắc trong chiều dài lịch sử dân tộc: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa… lặng tờ “như từ Lí, đời Trần, đời Lê”.
5. Kết luận:
Con sông Đà trong những dòng văn của nhà văn tài ba Nguyễn Tuân không chỉ là một cảnh thiên nhiên tuyệt mĩ, sắc sảo mà còn là nơi tác giả thể hiện tình yêu thương về quê hương của mình. Đồng thời cũng cho thấy cái tài tình khéo léo của ông nhận thấy vẻ đẹp trong cuộc sống ở nơi chỉ có rừng và núi mà thôi.