Phân tích khổ 4 (đoạn 4) bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay

“Chiến tranh- người lính” là đề tài muôn thủa trong nhiều sáng tác văn học Việt Nam. Có thể nói “Tây Tiến” của Quang Dũng là tác phẩm tiên phong mang phong cách trữ tình, lãng mạn viết về đề tài này giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Mong rằng một số gợi ý dưới đây sẽ giúp các em hiểu sâu hơn về tác phẩm này.

1. Dàn ý phân tích khổ 4 (đoạn 4) bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

1.1. Mở bài: 

Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Quang Dũng là nhà thơ tiêu biểu trong giai đoạn văn học thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm đặc sắc và gây ấn tượng nhất của ông là bài thơ Tây Tiến viết năm 1948, khắc họa thành công bức tranh núi rừng Tây Bắc hiểm trở, hùng vĩ và hình ảnh đoàn quân Tây Tiến gian khổ, chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp.

Khái quát nội dung chính khổ cuối (khổ 4) của bài thơ và trích dẫn đoạn thơ: gói gọn cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ, đó là nỗi nhớ cùng lời thề gắn bó với Tây Tiền và miền Tây Bắc Bộ.

1.2. Thân bài:

Khái quát hoàn cảnh sáng tác và đoàn quân Tây Tiến:

Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, Quang Dũng gia nhập bộ đội. Năm 1947, ông tham gia đoàn quân Tây Tiến với chức vụ đại đội trưởng.

Tây Tiến là đơn vị bộ đội thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, địa bàn hoạt động suốt miền núi Tây Bắc từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa cho tới miền Tây Thanh Hoá. Những người lính trong đoàn quân Tây Tiến năm ấy chủ yếu là học sinh, trí thức ra đi từ những mái trường, từ phố phường Hà Nội.

Cuối năm 1948 Quang Dũng ông rời khỏi binh đoàn Tây Tiến, khi dự hội nghị toàn quân ở Phù Lưu Chanh tác giả nhớ lại những kỉ niệm kháng chiến cùng đồng đội ở đơn vị cũ viết nên bài thơ Nhớ Tây Tiến. Sau này bài thơ được đổi tên thành Tây Tiến.

Phân tích khổ thơ 4 (khổ cuối) bài thơ:

Hai câu thơ đầu, nhà thơ Quang Dũng đã thể hiện quyết tâm, lí tưởng chiến đấu cao đẹp và phẩm chất anh hùng của những người lính trong binh đoàn Tây Tiến.

– “Người đi không hẹn ước”: ra đi chiến đấu không một lời hới ngày trở về. Đó là tinh thần chiến đấu tự nguyện, quả cảm, quên mình vì nước “Ra chiến trường chẳng tiếc đời xanh” => Lí tưởng cứu nước, tinh thần xả thân ấy đẹp đẽ, thiêng liêng.

– “Đường lên thăm thẳm một chia phôi”: Mỗi bước hành quân lên cao, đèo dốc và những bản làng mù sương lùi dần ra phía sau => Hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt, thiếu thốn, gian khổ nên hành trình chiến đấu là nối tiếp hy sinh, càng khó hi vọng trở về. Giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp, tình thế cam go, căng thẳng thêm điều kiện sinh hoạt khó khăn, những bộ đội cụ Hồ ra trận chiến đấu với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

– Cách dùng từ “không hẹn ước”, “một chia phôi” hồn hậu cùng giọng thơ êm ái, nhẹ nhàng => câu thơ về đức hi sinh mang đậm chất lãng mạn, không gieo vào lòng người đọc sự bi quan mà là niềm lạc quan, hi vọng.

Hai câu thơ cuối: lời thề sắt son của người lính, tâm hồn và tình cảm của họ vẫn luôn gắn bó với con người, thiên nhiên vùng Tây Bắc:

– “Mùa xuân ấy” là mùa xuân năm 1947 khi binh đoàn Tây Tiến được thành lập, cũng có thể là mùa xuân sáng lạn của đất nước khi hòa bình => Thời điểm lịch sử khóa khăn gian khổ mà lãng mạn hào hùng. Nỗi nhớ đồng đội, nhớ những kỉ niệm chiến đấu từ mùa xuân năm ấy trào dâng.

– “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” lời thề gắn bó máu thịt với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây. những người lính dẫu hi sinh nhưng vẫn mang nguyện ước thật đẹp, hòa vào khí thiêng sông núi để mãi bảo vệ cho tổ quốc, non sông.

– Nhịp thơ chậm rãi, giọng điệu trữ tình nhưng vẫn toát lên vẻ hào hùng.

1.3. Kết bài:

Khái quát đặc sắc nghệ thuật, nội dung đoạn thơ.

Đoạn thơ sử dụng bút pháp lãng mạn nhấn mạnh tình thần hy sinh, lý tưởng cao đẹp cùng tình đồng đội đồng chí của người lính Tây Tiến và cũng là của Quang Dũng.

2. Bài văn phân tích khổ 4 (đoạn 4) bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng chọn lọc:

Nhắc tới thơ văn trong kháng chiến, chúng ta không thể không nhắc tới những nhà văn nhà thơ như Tố Hữu, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Thi, … và có lẽ chúng ta không thể nào không nhắc tới nhà thơ Quang Dũng. Ông là nhà thơ tiêu biểu trong giai đoạn văn học thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm đặc sắc và gây ấn tượng nhất của ông là bài thơ Tây Tiến viết năm 1948. Bài thơ đã làm nổi bật lên một hồn thơ lãng mạn, sâu lắng, thấm đượm nghĩa tình, tinh thần dân tộc của Quang Dũng, đặc biệt đoạn thơ cuối của bài thơ đã gói gọn cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ, đó là nỗi nhớ cùng lời thề gắn bó với Tây Tiền và miền Tây Bắc Bộ.

“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.”

Tây Tiến là tên của một đoàn quân với đa số là những chàng trai sinh viên Hà thành, được thành lập đầu năm 1947. Quang Dũng tham gia đoàn quân Tây Tiến với chức vụ đại đội trưởng. Đoàn quân có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, địa bàn hoạt động suốt miền núi Tây Bắc từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa cho tới miền Tây Thanh Hoá.  Cuối năm 1948 Quang Dũng ông rời khỏi binh đoàn Tây Tiến, khi dự hội nghị toàn quân ở Phù Lưu Chanh tác giả nhớ lại những kỉ niệm kháng chiến cùng đồng đội ở đơn vị cũ viết nên bài thơ Nhớ Tây Tiến. Sau này bài thơ được đổi tên thành Tây Tiến. Đoạn thơ cuối đã thể hiện tấm lòng tha thiết của nhà thơ dành cho Tây Tiến.

Hai câu thơ đầu, nhà thơ Quang Dũng đã thể hiện quyết tâm, lí tưởng chiến đấu cao đẹp và phẩm chất anh hùng của những người lính trong binh đoàn Tây Tiến. “Người đi không hẹn ước”, người lính Tây Tiến ra đi chiến đấu không một lời hới ngày trở về. Đó là tinh thần chiến đấu tự nguyện, quả cảm, quên mình vì nước “Ra chiến trường chẳng tiếc đời xanh”. Lí tưởng cứu nước, tinh thần xả thân ấy thật đẹp đẽ, thiêng liêng biết bao. “Đường lên thăm thẳm một chia phôi”, ý thơ làm ta hình dung mỗi bước hành quân lên cao, đèo dốc và những bản làng mù sương lùi dần ra phía sau. Hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt, thiếu thốn, gian khổ nên hành trình chiến đấu là nối tiếp hy sinh, càng khó hi vọng trở về. Giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp, tình thế cam go, căng thẳng thêm điều kiện sinh hoạt khó khăn, những bộ đội cụ Hồ ra trận chiến đấu với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Cách dùng từ “không hẹn ước”, “một chia phôi” hồn hậu cùng giọng thơ êm ái, nhẹ nhàng giúp cho câu thơ về đức hi sinh không gieo vào lòng người đọc sự bi quan mà là niềm lạc quan, hi vọng, mang đậm chất lãng mạn.

Đến hai câu thơ cuối là lời thề sắt son của người lính, tâm hồn và tình cảm của họ vẫn luôn gắn bó với con người, thiên nhiên vùng Tây Bắc. “Mùa xuân ấy” được nói đến ở đât có thể là mùa xuân năm 1947 khi binh đoàn Tây Tiến được thành lập, thời điểm lịch sử khóa khăn gian khổ mà lãng mạn hào hùng, cũng có thể là mùa xuân sáng lạn của đất nước khi hòa bình. Nhớ mùa xuân là nhớ đồng đội, nhớ những kỉ niệm cùng đồng đội chia ngọt sẻ bùi, vượt qua khó khăn, cùng đấu tránh bảo vệ Tổ quốc, nhớ thiên nhiên núi rừng và con người Tây Bắc gần gũi, thân thương. “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” lời thề gắn bó máu thịt với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây. Nhà thơ dành trọn tất cả trái tim cho Tây Tiến, cho Sầm Nứa. “Chẳng” cách nói dứt khoát, dường như với Quang Dũng, ai đã từng có một thời Tây Tiến thì dù có đi đâu, đến chân trời nào, hồn vẫn gửi về nơi đó, vẫn quấn quyện với từng ngọn núi, từng bản làng thấp thoáng trong màn mưa xa khơi. Những người lính dẫu hi sinh nhưng vẫn mang nguyện ước thật đẹp, hòa vào khí thiêng sông núi để mãi bảo vệ cho tổ quốc, non sông. Nhịp thơ chậm rãi, giọng điệu trữ tình nhưng vẫn toát lên vẻ hào hùng.

Rõ ràng, đoạn thơ cuối đã diễn tả cách thật cô đọng bao tình cảm nhớ thương mà các chiến sĩ Tây Tiến dành cho mảnh đất mình từng đi qua, từng sống, từng chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp cùng tình đồng đội đồng chí của người lính Tây Tiến và cũng là của Quang Dũng. Ta thầm cảm ơn những anh hùng ấy vì đã chiến đấu ngoan cường, đem về cho đất nước nền độc lập như ngày hôm nay. Bút pháp lãng mạn mang đậm phong cách thơ của Quang Dũng, mang lại nhiều giá trị cho tác phẩm giúp Tây Tiến xứng đáng là một trong những bài thơ trữ tình hay nhất thời kì kháng chiến.

3. Bài văn phân tích khổ 4 (đoạn 4) bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất:

Cuộc kháng chiến chống Pháp đi qua khắc sâu vào tiềm thức bao thế hệ dân tộc Việt Nam ta tinh thần yêu nước, sự chiến đấu và hy sinh cao cả, ý chí kiên cường, bất khuất vượt lên muôn vàn khó khăn, khắc nghiệt và thiếu thốn. Cuộc kháng chiến làm nảy sinh biết bao hình ảnh đẹp mà đẹp nhất là hình ảnh người lính. Trong đó, Đoàn quân Tây Tiến quy tụ một lực lượng đông đảo đủ mọi tầng lớp thanh niên từ khắp phố phường Hà Nội. Tất cả những con người ấy ra đi với lí tưởng chung của dân tộc là chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Cũng như những thanh niên Hà Nội lúc bấy giờ, Quang Dũng, chàng sinh viên hào hoa, thanh lịch, lãng mạn rời trang sách nhà trường lên đường cầm vũ khí chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Để rồi khi chuyển đơn vị, nhà thơ bồi hồi nhớ lại quãng thời gian khó khăn nhưng đầy ngoan cường, bất khuất ấy và viết lên bài thơ  “Tây Tiến”. Và đặc biệt ở khổ là cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ. Đó là nỗi nhớ cùng lời ước hẹn gắn bó sâu nặng với Tây Tiến và miền Tây Bắc:

“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.”

Ở hai câu thơ đầu đoạn thơ, cụm từ “người đi không hẹn ước” khẳng định lại một lần nữa cái ý chí bất khuất ra đi là không trở lại. Đã ra đi là không ước hẹn ngày về, đã ra đi là quyết tâm tới đích. Người lính gác lại tất cả chuyện riêng tư, một lòng chiến đấu cho nhiệm vụ cứu nước, cứu dân tộc. Cái tinh thần “một đi không trở lại” thấm nhuần trong tư tưởng và tình cảm của cả đoàn quân Tây Tiến. Đó cũng là ý chí quyết tâm của cả một thế hệ, của một thời đại. “Đường lên thăm thẳm một chia phôi”gợi lên cả một chặng đường gian lao của đoàn quân Tây Tiến. Hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt, thiếu thốn, gian khổ nên hành trình chiến đấu là nối tiếp hy sinh, càng khó hi vọng trở về. Giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp, tình thế cam go, căng thẳng thêm điều kiện sinh hoạt khó khăn, những bộ đội cụ Hồ ra trận chiến đấu với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Cách dùng từ “không hẹn ước”, “một chia phôi” hồn hậu cùng giọng thơ êm ái, nhẹ nhàng giúp cho câu thơ về đức hi sinh không gieo vào lòng người đọc sự bi quan mà là niềm lạc quan, hi vọng, mang đậm chất lãng mạn.

Tây Tiến mùa xuân ấy đã trở thành điểm hẹn cho mọi trái tim nhung nhớ luôn muốn trở về. Mùa xuân ấy, khi “Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông” (Hồ Chí Minh), đoàn binh Tây Tiến xuất quân hay cũng có thể là mùa xuân sáng lạn của đất nước khi hòa bình. Trở về vùng núi rừng Tây Bắc, về nơi có bạn bè, đồng đội thân yêu, những ai đó “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”. Những gian khổ, hi sinh của cuộc kháng chiến là những kỉ niệm không thể quên. Sẽ không bao giờ còn có lại thời kì gian khổ đến mức ấy và cũng hào hùng đến mức ấy. Nhưng quê hương vẫn đời đời ôm ấp bóng hình anh – người chiến sĩ trong binh đoàn Tây Tiến. Âm hưởng bốn câu thơ cuối làm cho hơi thơ cứ vọng dài thăm thẳm không dứt, hòa với bước đường của người chiến sĩ tình nguyện lên đường vì đất nước. Chất giọng thoáng buồn pha lẫn chút bâng khuâng, song chủ đạo vẫn là giọng hào hùng đầy khí phách.

Đoạn thơ khép lại nhưng những âm hưởng xúc động ấy vẫn vang vọng trong tâm hồn ta. Qua đoạn thơ, ta cảm nhận được nỗi nhớ tha thiết, sự gắn bó sâu sắc của nhà thơ Quang Dũng về những ngày tháng chiến đấu cùng đoàn quân Tây Tiến nơi núi rừng hùng vĩ, thơ mộng miền Tây- một thời mãi mãi để nhớ và tự hào.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com