Câu chuyện lịch sử “chuyện An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy” để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ sâu sa. Dưới đây là bài viết về Phân tích nhân vật An Dương Vương chọn lọc được điểm cao
1. Dàn ý Phân tích nhân vật An Dương Vương chọn lọc được điểm cao:
1.1. Mở bài:
Giới thiệu về nhân vật An Dương Vương
1.2. Thân bài:
An Dương Vương có công trong việc dựng nước và giữ nước:
Dời đô về đồng bằng:
– An Dương Vương là kế tục sự nghiệp của các vua Hùng rời đô về Cổ Loa
– Thể hiện trí tuệ sáng suốt của vị vua An Dương Vương.
Xây dựng thành Cổ Loa:
– Do gặp nhiều khó khăn, Nhà vua lập đàn trai giới, nhờ sự giúp đỡ của thần Kim Quy nên xây được tòa thành trong nửa tháng, giúp bảo vệ đất nước trước giặc ngoại xâm.
– Cho thấy đức tính của một vị vua với tầm nhìn xa trông rộng, quý trọng hiền tài, được thần giúp đỡ cho thấy việc làm hợp ý trời
c. Chế tạo nỏ thần:
– Nỏ thần theo sự giúp đỡ của thần Kim Quy được chế tạo do An Dương Vương là một vị vua người biết lo xa,
d. Công cuộc Đánh giặc:
– Nhờ thành Cổ Loa kiên cố và nỏ thần, nhà vua lãnh đạo quân dân đánh thắng quân xâm lược Triệu Đà.
An Dương Vương có những sai lầm:
– An Dương Vương mặc dù bằng lòng gả con gái cho giặc để duy trì hòa bình nhưng việc để Trọng Thủy ở rể, khiến giặc đạt được âm mưu đằng sau
– Ỷ vào nỏ thần, vẫn điềm nhiên khi quân giặc tiến vào.
– An Dương Vương tự mình sửa sai tự tay chém chết Mị Châu thể hiện sự dứt khoát của người làm việc lớn là sự thức tỉnh muộn màng.
Cái chết của An Dương Vương:
– Thần Kim Quy rẽ nước mở đường cho An Dương Vương đi xuống biển thể hiện sự bất tử của vị vua anh minh An Dương Vương dù có sai lầm nhưng vẫn được người dân biết ơn đời đời
1.3. Kết luận:
Nêu cảm nhận cá nhân về vị vua An Dương Vương
2. Phân tích nhân vật An Dương Vương chọn lọc được điểm cao:
Trong nền văn học Việt Nam ở thời kỳ sơ khai, văn học dân gian là cội nguồn nuôi dưỡng tâm hồn Lạc Việt tiêu biểu là thể loại truyền thuyết đã tác động đến đời sống của chúng ta. Câu chuyện lịch sử là “chuyện An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy” để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ. Nhân vật An Dương Vương nhân vật chủ chốt trong tác phẩm là để lại ấn tượng sâu sắc với hình ảnh một vị vua anh minh nhưng vì phút chủ quan đã dẫn đến nước mất nhà tan. Số phận của nhân vật để lại bài học ý nghĩa cho các thế hệ sau.
An Dương Vương là vị vua sáng suốt, anh minh, có tầm nhìn xa trông rộng. Ông đã nối nghiệp các vua Hùng dời đô về đồng bằng Cổ Loa để phát triển kinh tế, văn hóa. Quá trình dời đô phản ánh nguồn lực to lớn của nhà nước Âu Lạc, đồng thời là biểu hiện của bản lĩnh và trí tuệ của An Dương Vương. Sau khi dời đô về Cổ Loa, An Dương Vương cho xây dựng tòa thành để chống giặc ngoại xâm nhưng xây xong thì lại bị đổ xuống nên vua lập giới đàn xin trời đất. Chi tiết sự giúp đỡ của thần Kim Quy đã khẳng định sự đúng đắn của việc An Dương Vương quyết định xây dựng Loa Thành. Với sự trợ giúp của thần tòa thành đã hoàn thành vững chắc để bảo vệ nhân dân đất nước.
Không những thế, ông còn có tinh thần cảnh giác, khi bày tỏ nỗi lòng với thần rằng nếu có kẻ thù bên ngoài, có thể làm gì để chống lại. Nỗi trăn trở ấy là nỗi lo thường trực của đất nước khi luôn phải giặc ngoại xâm. Được thần chỉ bảo, An Dương Vương đã chế tạo nỏ thần để đánh thắng chống giặc ngoại xâm Triệu Đà. Điều đó khẳng định vai trò của An Dương Vương trong buổi đầu lịch sử dựng nước và giữ nước.
Nhưng vì một phút mất cảnh giác, An Dương Vương đã rơi vào thảm cảnh khi nhận lời cầu hôn Mỵ Châu của Trọng Thủy để con gái lấy con của kẻ thù và thậm chí là để Trọng Thủy ở rể. An Dương Vương đã tạo cơ hội cho gián điệp khám phá ra bí mật quân sự dân đến bi kịch nước mất nhà tan sau này. Nếu khi xưa ông luôn dè chừng giặc mà chuẩn bị thành cao và binh khí mạnh thì bây giờ An Dương Vương hoàn toàn không đề phòng, tự mãn không phòng bị. Thậm chí đến khi Quân Triệu Đà kéo đến vẫn điềm nhiên đánh cờ. Và vì sai lầm ấy sự nghiệp gây dựng bao năm bỗng tan thành mây khói để đất nước rơi vào tay giặc.
An Dương Vương đưa con gái Mỵ Châu bỏ chạy và khi bị đẩy đến bước đường cùng cầu cứu thần Rùa Vàng và thần chỉ con gái của ông là kẻ thù. An Dương dù đau khổ nhưng đã rút kiếm giết chết con gái thể hiện sự quyết tâm, khi đứng trên lập trường công lý và lợi ích của đất nước để trừng trị kẻ có tội. An Dương Vương phải đối mặt với bi kịch mất nước và mất đi người thân. Giết Mỵ Châu xong, An Dương Vương được thần Kim Quy rẽ đường xuống biển bất tử hóa cuộc đời. Chi tiết kì ảo thể hiện thái độ của nhân dân thương tiếc cho vị anh hùng dân tộc.
Để xây dựng nhân vật An Dương Vương, các khi ngợi ca vinh quang, khi ngợi ca, chua xót tiếc thương cảnh nước mất nhà tan.
Qua văn bản tác giả đã sử dụng những yếu tố thần kì cùng giọng điệu phong phú để khắc họa nên chân dung một vị vua có công lớn nhưng cũng vừa có tội. Kết cục của nhân vật là bài học sâu sắc để cho các thế hệ mai luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
3. Phân tích nhân vật An Dương Vương ngắn gọn nhất:
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyền thuyết là thể loại chứa đựng những giá trị lịch sử sâu sắc của ông ta gửi gắm. Trong đó, truyền thuyết mang tên Chuyện An Dương Vương – Mỵ Châu – Trọng Thủy đã phản ánh bi kịch mất nước, nhà tan với bài học lịch sử đáng quý. Trong đó nhân vật An Dương Vương là vị vua có công dựng nước và giữ nước, có tầm nhìn xa của một nhà lãnh đạo cùng với tấm lòng yêu nước, thương dân.
Trước hết, vua An Dương Vương xuất hiện tấm lòng yêu nước, thương dân với tinh thần trách nhiệm cao cả với vận mệnh của dân tộc. Sau khi lên ngôi, ông cho dời đô về Cổ Loa và lập đàn cầu xin thần phù hộ xây thành để lo an nguy cho xã tắc, đất nước, mong cho người dân được yên bình hạnh phúc. Ý thức nhìn xa trong rộng muốn xây thành lũy kiên cường bảo vệ đất nước là trí tuệ của một đấng minh quân, và đây cũng là điều thế hệ trước chưa ai nghĩ tới. An Dương Vương còn là người biết trân quý và trọng dụng người tài.
Khi một ông lão báo tin sẽ giúp xây thành, ông đã mừng rỡ dùng cỗ xe bằng vàng đưa người tài vào thành và đón tiếp cung kính. Sự anh minh của vị vua thể hiện trong chính sách coi hiền tài là nguyên khí quốc gia, trân quý người tài là biểu hiện của tài trí, biết xây dựng biện pháp có ích cho việc xây dựng và phát triển đất nước. Sau đó, được sự giúp đỡ của thần Kim Quy, nhà vua đã xây dựng 9 vòng thành vững trãi và chế tạo thành công chiếc nỏ thần để bảo vệ đất nước trước giặc ngoại xâm.
Với tấm lòng nhìn xa trông rộng và cảnh giác nhà vua đã dùng nỏ thần đánh thắng quân Triệu Đà khiến chúng phải hòa hoãn dùng kế cho Trọng Thủy trở thành con rể để dò la bí mật đất nước. Việc vua An Dương Vương nhận lời cầu thân trước hết vì lợi ích của dân tộc muốn tránh xung đột. Đó cũng là truyền thống của dân tộc ta không muốn chiến tranh, yêu chuộng hòa bình. Hành vi của ông cũng là vì lo cho nước, cho dân, với tinh thần trách của vị vua có tấm lòng bao dung, độ lượng. Nhưng An Dương Vương lại mất đi sự cảnh giác và mù quáng tin kẻ thù khiến Trong Thủy biết được bí mật quốc gia đánh tráo nỏ thần.
Hơn nữa khi thấy Triệu Đà xâm lược lần thứ hai, ông vẫn thản nhiên đánh cờ vì quá tự tin, thiếu cảnh giác, không nhận ra sự hiểm độc, tham vọng cố hữu của quân xâm lược nên không đề phòng dẫn đến mất nước. Đến khi cùng Mị Châu chạy trốn khi biết được con gái chính là kẻ tiếp tay cho kẻ thù ông dù đau xót nhưng thẳng tay trừng trị chém đầu Mị Châu.
Sự tin tưởng sai lầm của An Dương Vương, là bài học gửi gắm đến đời sau về công cuộc giữ nước, đặc biệt là những người lãnh đạo và nó còn nguyên giá trị sâu sắc cho đến ngày nay. Thông qua nhân vật An Dương Vương, tác giả dân gian đã gửi gắm những thông điệp triết lý sâu sắc luôn đề cao cảnh giác với kẻ thù không ỷ thế tự tin thái quá đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình xây dựng đất nước tự chủ, hùng cường.