Tấm Cám là câu chuyện cổ tích dân gian thân quen với hầu hết các thế hệ Việt Nam. Dưới đây là bài viết tham khảo về Phân tích nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám hay chọn lọc mời bạn đọc theo dõi.
1. Dàn ý Phân tích nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám hay nhất:
1.1. Mở bài:
Giới thiệu về chuyện cổ tích Tấm Cám
Dẫn dắt vào phân tích nhân vật Tấm
1.2. Thân bài:
Hoàn cảnh của Tấm.
– Mẹ chết khi Tấm còn nhỏ. Sau đó cha lấy vợ mới rồi cũng qua đời sớm. Tấm ở với dì ghẻ và Cám là em gái cùng cha khác mẹ
– Tấm phải chịu bao cay đắng, phải làm việc ngày đêm: cắt cỏ chăn trâu, mò cua bắt ốc, giã gạo, xay cám.
→ cảnh đáng thương, tội nghiệp
– Tính cách Tấm hiền lành, chịu khó. Mẹ con Cám lười biếng và độc ác tạo bao nỗi bất hạnh cho Tấm
→ Đối lập với cái ác, Tấm càng nổi bật với quá trình đấu tranh với cái ác để giành và giữ lấy hạnh phúc.
Tấm hiền lành, cam chịu.
– Đi bắt tép: chăm chỉ bắt đầy giỏ nhưng bị Cám lừa lấy hết sạch giỏ tép để chiếm lấy phần thưởng.
→ Tấm ngồi khóc thảm thương được ông Bụt giúp đỡ, tặng cho con cá bống
– Tấm bị mẹ con nhà Cám lừa đi cánh đồng xa để chăn trâu rồi ở nhà mẹ con họ làm thịt cá bống ăn
→ Tấm ngồi khóc và bụt hiện bảo Tấm đi tìm xương cá cho vào bốn cái lọ rồi chôn vào bốn chân giường.
-Tấm không được đi xem hội bị mẹ con Cám bắt ở nhà, không có quần áo mới
→ Tấm khóc, Bụt sai đàn chim sẻ xuống Tấm nhặt thóc, chỉ cho Tấm lấy quần áo, giày, xe ngựa đi trẩy hội ở bốn chân giường. Sau đó Tấm gặp vua, thành hoàng hậu
⇒ Tấm bị ức hiếp, trà đạp nhưng luôn trong thế bị động, không có ý chí phản kháng.
⇒ Sự xuất hiện của Bụt là sự hóa thân để bênh vực, đứng về phía cái thiện
Tấm trở nên mạnh mẽ chống lại cái ác
– Tấm về nhà ngày giỗ cha nhưng bị mẹ con Cám lừa leo lên cây cau rồi họ đọc ác chặt gốc cây làm Tấm ngã chết.
– Tấm biến thành chim vàng anh hót bên cạnh áo vua và cảnh báo Cám “Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch…chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao”. Mẹ con Cám tiếp tục tàn ác giết chim vàng anh.
– Tấm hóa làm cây xoan đào mẹ con Cám chặt cây
– Tấm hóa thành khung cửi, tuyên chiến với mẹ con Cám “Cót ca cót két, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt cho” khiến họ sợ hãi đem đốt khung cửi.
– Tấm lại tiếp tục háo thân thành quả thị sau đó trở về cung làm hoàng hậu.
⇒ Tấm luôn ở cạnh nhà vua với tình yêu.
⇒ Quá trình đấu tranh mạnh mẽ, không khoan nhượng của cho thấy Tấm không còn yếu đuối mà đã kiên cường chống lại.
⇒ Những lần hóa thân liên tiếp đến cùng của Tấm là minh chứng cho sức sống của cái thiện trước cái ác.
Tấm trừng trị cái ác.
– Tấm trở và trừng phạt mẹ con Cám phù hợp với quá trình đấu tranh của Tấm thể hiện quan niệm “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”.
1.3. Kết bài:
Khẳng định lại những phẩm chất tốt đẹp của Tấm và quá trình đấu tranh chiến đấu vì cái thiện.
2. Phân tích nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám hay chọn lọc:
Bên cạnh những câu chuyện cổ tích như Thạch Sanh, Sọ Dừa, Thánh Gióng…, Tấm Cám cũng là tác phẩm chuyện dân gian hấp dẫn nhiều độc giả với những bài học triết lí sâu sa. Đặc biệt trong đó hình tượng nhân vật cô Tấm với vẻ đẹp đại diện cho người phụ nữ trong xã hội cũ hiền lành, xinh đẹp và có quá trình đấu tranh để giành lại hạnh phúc là nhân vật được người đọc yêu thích nhất.
Mẹ Tấm mất khi Tấm còn nhỏ, mấy năm sau cha Tấm cũng mất, Tấm ở với dì ghẻ. Tấm và Cám là chị em cùng cha khác mẹ. Ở với dì ghẻ, Tấm làm việc vất vả ngày đêm, từ chăn trâu, gánh nước đến băm khoai, xay lúa, giã gạo. Mẹ con Cám Tấm không chỉ về thể xác mà về cả tinh thần. Cám hết rổ tôm cả Tấm để giành được phần thưởng là chiếc yếm đỏ. Đối với Tấm nghèo, mồ côi, chiếc yếm đỏ đó là niềm ước ao nên càng quý hơn. Không những thế chú cá bống để nuôi trong giếng cũng bị hai mẹ Cám giết chết. Việc mẹ con Cám giết cá bống đã xóa đi chỗ dựa tình cảm và niềm hi vọng vừa được nhen nhóm trong lòng Tấm. Tiếp đó Tấm bị mẹ con Cám không là cho đi chơi hội làng đã tước đi cơ hội được gặp gỡ, chia sẻ niềm vui với mọi người. Cuộc đời Tấm là một cuộc sống bị hành hạ, là hình tượng điển hình của những người dân thiệt thòi trong một xã hội phân chia giai cấp.
Tuy nhiên giống như đặc điểm của những câu chuyện cổ tích khác thường giải quyết xung đột thiện – ác theo hướng thiện sẽ chiến thắng ác với sự trợ giúp của các vị thần. Tấm hiền lành, tốt bụng nên được ông Bụt giúp đỡ khi mất yếm đào, Tấm được gieo hy vọng bằng cá bống. Khi mất con cá bống, ông Bụt giúp Tấm bằng việc dạy cho chôn xương cá vào góc giường để chuẩn bị cho tương lai. Khi Tấm không được đi trẩy hội Bụt sai chim sẻ xuống giúp Tấm, cho Tấm quần áo đẹp, giúp Tấm trở thành Hoàng hậu. Việc trở thành hoàng hậu là hạnh phúc cao cả mà người ta có thể mơ ước với một cô gái nghèo khổ trong xã hội cũ từ đó phản ánh triết lý “Ở hiền gặp lành” và ước mơ đổi đời.
Nhưng dù Tấm trở thành Hoàng hậu nàng vẫn bị cái ác làm hại. Nàng hiếu thảo trèo lên cây hái cau cúng cha nhưng bị mẹ con Cám chặt cây hại chết. Nhưng khi Tấm hiền lành đã phát triển trở thành cô Tấm mạnh mẽ sống lại và chiến đấu với cái ác. Các hình ảnh con chim vàng anh, cây xoan, khung cửi và quả thị là nơi Tấm gửi gắm tâm hồn, cũng là những hình ảnh bình dị, thân thương gắn liền với cuộc sống dân dã. Nếu như ở đầu truyện, trước cái ácc Tấm chỉ khóc và được Bụt giúp đỡ thì về sau Tấm không còn khóc, cũng không có sự giúp đỡ của mà chỉ có Tấm liên tiếp hành động đâu tranh. Sau nhiều kiếp luân hồi, Tấm trở lại dũng mãnh qua miếng trầu têm hình con phượng để nhà vua nhận ra và đưa Tấm vào cung.Từ đây Tấm hiểu rằng không thể có hạnh phúc khi cái ác vẫn còn tồn tại vì vậy nàng đã đích thân trừng trị mẹ con Cám với cái kết “ác giả ác báo”.
Qua hình tượng Tấm, ta thấy được vẻ đẹp của người con gái lương thiện, hiền lành xưa. Đồng thời, câu chuyện là nơi gửi gắm quan niệm ngàn đời của dân tộc ta ở hiền thì gặp lành và sẽ có cuộc sống hạnh phúc, còn cái xấu thì sẽ bị diệt trừ. Dù trải qua khó khăn vất vả nhưng cái thiện bao giờ cũng chiến thắng và không bao giờ khuất phục.
3. Phân tích nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám ngắn gọn nhất:
Truyện cổ tích Tấm Cám nổi bật với hình ảnh cô Tấm hiếu thảo, dịu dàng và nhân hậu là nhân vật để ông cha ta gửi gắm biết bao ước mơ, lí tưởng về cái thiện và cái ác. Quá trình từ nhẫn nhịn đến đứng lên đấu tranh để giành lại hạnh phúc là quá trình điển hình trong các câu chuyện dân gian Việt Nam.
“Tấm Cám” là truyện cổ tích đặc sắc và tiêu biểu phản ánh số phận của một cô gái mồ côi với một ước mơ về hạnh phúc và công bằng xã hội đại diện cho những người lao động lương thiện trong xã hội xưa. Nhân vật cô Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, luôn bị mẹ con Cám chà đạp, hãm hại khiến người ta thương xót ngay từ đầu chuyện. Khi dì ghẻ sai Tấm và Cám đi bắt tôm cá với phần thưởng một chiếc yếm đỏ là mở đầu của hành trình bị đày đọa của Tấm. Tấm chăm chỉ bắt đầy giỏ tôm, nhưng Cám đã lừa Tấm lấy hết số tép trong giỏ rồi lấy phần thưởng của mẹ. Tấm vô cùng bất lực và chỉ biết khóc. Khi này Bụt hiện ra và khuyên Tấm đem con cá bống về nuôi với tiếng gọi mà Bụt đã dậy. Nhưng chẳng được bao lâu thì cá bống bị hai mẹ con Cám bắt ăn. Lúc này Tấm về thấy cá bống bị thịt và khóc, Bụt lại hiện lên giúp đỡ Tấm. Tiếp đến là khi biết tin nhà vua mở hội, Tấm bị dì ghẻ ngăn cản không cho đi chơi. Và đây là lần thứ ba bị bắt nạt nhưng Tấm chỉ biết khóc. Hành động chỉ biết khóc của Tấm cho thấy thái độ phản kháng thụ động, mềm mỏng. Nhưng cuối cùng Tấm được Bụt giúp đỡ và trở thành Hoàng Hậu.
Tưởng chừng hạnh phúc đã nằm trong tầm tay nhưng Tấm lại tiếp tục bị phá hoại, và đỉnh điểm là việc mẹ con Cám hại chết Tấm khi nàng chèo lên cây hái câu cúng cha. Lúc này Tấm không còn là người chỉ biết khóc nàng đã hồi sinh nhiều lần để đòi hạnh phúc cho mình và ngày càng cương quyết hơn. cTấm biến chim vàng anh sau đó biến thành cây xoăn rồi khung cửi. Kể cả khi bị thiêu cháy Tấm vẫn tiếp tục hồi sinh. Và cuối cùng sự cố gắng nỗ lực đã thành công khi qua hình ảnh miếng trầu hình phượng nhà vua đã nhận ra nàng Tấm và đưa nàng về lại cung. Nhưng không dừng ở đo Tấm cũng hiểu hạnh phúc không thể trọn vẹn khi cái ác vẫn tồn tại. Vì thế nàng lừa Cám dội nước sôi lên khiến Cám chết rồi làm mắm gửi cho dì ghẻ. Chỉ khi cái ác bị tiêu diệt hoàn toàn thì người tốt mới được sống trọn vẹn. Đó là triết lí “ở hiền gặp lành” và “ác giả ác báo” thực sự phù hợp với niềm tin, sự hi vọng của ông cha ta.
Hình ảnh cô Tấm lương thiện luôn bị cái ác chèn ép và khiến nàng phải tự mình đứng lên đấu tranh đã truyền tải với ước mơ, hoài bão đổi đời của người lao động nghèo và cũng đã tái hiện về một xã hội lý tưởng thánh thiện và kẻ ác cũng sẽ luôn bị trừng trị thỏa đáng.