Tình huống truyện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tác giả xây dựng hình tượng nhân vật để thể hiện nội dung tư tưởng và quan niệm của tác phẩm. Tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa” cũng là tình huống đầy nghịch lý, nghịch cảnh mà người nghệ sĩ Phùng đã phát hiện khi tác nghiệp trên bãi biển miền Trung.Tình huống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tác giả xây dựng hình tượng nhân vật để thể hiện nội dung tư tưởng và quan niệm của tác phẩm. Tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa” cũng là tình huống đầy nghịch lý, nghịch cảnh mà người nghệ sĩ Phùng đã phát hiện khi tác nghiệp trên bãi biển miền Trung.
1. Dàn ý phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa:
Mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm, tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa.
– Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn tài hoa nhất sau năm 1975. Các tác phẩm của ông luôn là những yếu tố đời thường kết hợp với tầm triết luận sâu sắc. Khi đọc những tác phẩm của ông thì người đọc sẽ thấy một cuộc đấu tranh, suy tư trăn trở về cuộc đời và con người.
– Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài được viết năm 1983 nhưng đến năm 1987 mới được ra mắt và được in trong tập truyện cùng tên. Truyện đã cho người đọc biết thêm nhiều về cuộc sống và con người.
– Tình huống truyện: vô cùng độc đáo và mang đầy tính bất ngờ qua hai phát hiện của nhân vật Phùng.
Thân bài
a) Khái niệm tình huống truyện
Là những sự việc, hành động, lời nói diễn ra trong khoảnh khắc để nhân vật xuất hiện và bộc lộ cá tính, phẩm chất và nhận thức của mình. Tình huống truyện có vai trò quan trọng trong việc tác giả xây dựng nhân vật và thể hiện tư tưởng và quan niệm của mình.
b) Tình huống truyện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa
– Phát hiện của nhân vật Phùng về vẻ đẹp của nghệ thuật.
– Nhân vật Phùng được giao nhiệm vụ là đi chụp một bộ ảnh cho bộ lịch năm mới với chủ đề về biển. Và anh đã đến với vùng biển nơi từng là chiến trường cũ của mình, để vừa thăm người bạn vừa canh để chụp cảnh biển đẹp. Qua nhiều ngày vất vả tìm kiếm, cuối cùng thì Phùng đã bắt được một cảnh đắt trời cho đó là hình ảnh của con thuyền ở ngoài xa.
– Anh có cảm giác là mình đã tìm được sự hoàn hảo trong vẻ đẹp của tự nhiên, cái đẹp ấy đã đạt tới tối đa của sự hoàn hảo trong tâm hồn con người. Để ghi lại cảnh của con thuyền ở ngoài xa ấy, anh đã nháy máy ảnh lia lịa không bỏ xót khoảnh khắc nào của con thuyền.
– Nhận thức của nhân vật Phùng về hoàn cảnh và cuộc đời bi thương.
– Phùng đã chứng kiến cảnh tượng bạo lực gia đình trên chính con thuyền, của những người trên con thuyền truyệt đẹp mà mình đã vừa chụp khi mà nó lại gần. Chứng kiến tận mắt cảnh đó anh thấy bất ngờ, ngỡ ngàng. Ở tòa án huyện, câu chuyện của người đàn bà hàng chài đã khiến cho cả Phùng và Đẩu đều có được những bài học quý giá về con người và cuộc đời. Bởi chính vì cuộc đời éo le và bất hạnh của mình mà người đàn bà hàng chài với vẻ ngoài xấu xí, thô kệch ấy đã cương quyết một mực không chịu bỏ chồng. Qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài, nhân vật Phùng đã phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn của con người, vẻ đẹp bên trong vẻ ngoài xấu xí.
=> Cả hai tình huống của truyện ngắn đều là tình huống nhận thức. Với tình huống thứ nhất, thì Phùng đã nhận ra được vẻ đẹp hoàn hảo của tự nhiên. Hay nói cách khác là Phùng đã nhận ra được những giá trị đích thực mà nghệ thuật mang tới cho con người. Đối với tình huống thức hai, Phùng nhận ra được sự toàn diện của con người và cuộc đời. Cần phải nhìn con người và cuộc đời bằng con mắt thực tế, thật sâu xa, cần phải cảm nhận và thấu hiểu được được hoàn cảnh và số phận éo le của họ. Khi ở phía ngoài xa thì con thuyền hiện lên với vẻ đẹp hoàn hảo nhưng đối lập với vẻ đẹp tuyệt hảo đó lại là cuộc đời bất hạnh của một người đàn bà khi con thuyền tiến lại gần. Người đàn bà tuy bề ngoài có xấu xí, thô kệch ấy mang một vẻ đẹp ẩn giấu bên trong cái ngoại hình xấu xí đó là một người phụ nữ thấu hiểu, trải đời và giàu đức hi sinh.
Kết bài: Nêu cảm nhận và bài học rút ra cho bản thân.
Qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, tác giả Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm đến người đọc quan niệm và triết lí văn học của mình về con người và cuộc đời, đó là cần phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều để phát hiện ra bản chất thật sau vẻ bề ngoài của hiện tượng.
2. Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa hay nhất:
Tác giả Nguyễn Minh Châu được nhận xét là người mở đường tinh anh và tài hoa của nền văn học Việt Nam trong giai đổi mới sau năm 1975, trên con đường đổi mới ông cũng là người tiên phong đầu tiên gieo nhưng hạt giống mới ấy. Giai đoạn trước 1975, phong cách sáng tác của Nguyễn Minh Châu mang đậm cảm hứng sử thi thì đến sau năm 1975 ông chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề về đạo đức và triết lý nhân sinh. Nổi bật nhất trong số đó là tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, với những tình huống được tác giả xây dựng hết sức đặc sắc đã thể hiện được những tư tưởng triết lí mà tác giả muốn gửi gắm. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa kể về chuyến đi thực tế của nhân vật Phùng – một nghệ sĩ nhiếp ảnh gia. Qua hai tình huống mà Phùng bắt gặp ở chiếc thuyền trên biển, tác giả Nguyễn Minh Châu đã cho người đọc thấy được cái nhìn sâu sắc về cuộc sống cũng như sự trăn trở về số phận éo le, bất hạnh của con người.
Phùng nhận nhiệm vụ đến vùng biển – nơi chiến trường cũ của mình để chụp bộ ảnh làm bộ lịch năm mới. Sau nhiều ngày vất vả tìm kiếm, cuối cùng thì Phùng đã phát hiện ra khoảnh khắc trời cho, đó là hình ảnh của chiếc thuyền ngoài xa vô cùng thơ mộng với vẻ đẹp tuyệt hảo, anh đã bấm máy liên tục để ghi lại khoảnh khắc tuyệt đẹp này. Đối lập với vẻ đẹp thơ mộng ấy, anh đã chứng kiến một nghịch cảnh của cuộc sống, đó là cảnh bạo lực trong gia đình làng chài trên chính chiếc thuyền kia khi nó lại gần. Hình ảnh người chồng to lớn, thôi lỗ vừa đánh, vừa chửi người vợ- người đàn bà với vẻ ngoài xấu xí, thôi kệch, nhưng người đàn bà lại không hề phản kháng, không cầu xin mà chỉ im lặng chịu những trận đòn roi tàn nhẫn. Người đàn bà bất hạnh, dù thế nào cũng vẫn cam chịu sống với người đàn ông tàn nhẫn, vũ phu đó. Khi được Phùng và Đẩu giúp đỡ để thoát khỏi cuộc sống đọa đày này thì người đàn bà ấy đã cương quyết không chịu bỏ chồng, quỳ xuống van lạy, nói đỡ, bảo vệ người chồng vũ phu, bạo lực.
Câu chuyện của người đàn bà hàng chài, đã giúp cho Phùng và Đẩu nhận ra được nhiều góc khuất tối tăm bên trong cái vẻ bề ngoài của cuộc sống, qua đó đã giúp Phùng có những nhận thức mơ vẻ và sâu sắc về nghệ thuật và cuộc sống. Bên trong cái vẻ đẹp thơ mộng, tuyệt hảocủa ngoại cảnh – con thuyền khi ở ngoài xa là những góc khuất tối tăm, khốn khổ của cuộc sống – cảnh bảo lực gia đình trên con thuyền khi lại gần. Dù cho vẻ bên ngoài có đẹp đến đâu cũng không thể che giấu đi được những tiềm ẩn trong nó. Cũng giống như con thuyền thì người đàn bà hàng chài tuy có ngoại hình xấu xí, thôi kệch nhưng ẩn chứa trong con người ấy là một người phụ nữ đáng thương, thấu hiểu, thương chồng, thương con và giàu đức hi sinh. Dù cho có bị đánh đập như nào đi chăng nữa thì người đàn bà vẫn cương quyết không chịu bỏ chồng vì muốn những đứa con có một gia đình hoàn chỉnh, được ăn no và cho rằng sự tàn nhẫn của người chồng hiện tại không phải là bản chất mà do người đàn ông ấy quá khổ.
Qua hai tình huống truyện, Phùng nhận ra rằng, để hiểu được sự thật của cuộc sống không chỉ nhìn nhận, đánh giá bên ngoài mà cần phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, có cái nhìn sâu sắc cảm nhận và hiểu được bản chất của cuộc sống. Sau khi đọc tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa tác giả Nguyễn Minh Châu đã thể hiện những quan điểm, triết lí nhân sinh sâu sắc của mình. Ngoài ra tác giả còn muốn gửi một thông điệp là nên có cái nhìn đa diện nhiều chiều để nhìn rõ, cảm nhận, thấu hiểu được bẻ đẹp tiềm ẩn bên trong vẻ bề ngoài của sự vật.
3. Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa ngắn gọn:
Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của nền văn học Việt nam hiện đại. Truyện ngắn”Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông sau năm 1975. Nguyễn Minh Châu xây dựng tình huống hết sức độc đáo, thu hút người đọc, mang ý nghĩa khám phá và phát hiện đời sống.
Câu chuyện xoay quanh đến chuyến đi của nhiếp ảnh Phùng tại vùng biển miền Trung sau khi nhận nhiệm vụ từ trưởng phòng. Tại nơi đây, Phùng đã nhận thức ra được rất nhiều điều sâu sắc. Tình huống truyện diễn ra với hai phát hiện của nhân vật Phùng nhưng lại trái ngược nhau hoàn toàn. Phát hiện thứ nhất chính là vẻ đẹp toàn bích của một chiếc thuyền ngoài khơi trong buổi sáng sớm phủ đầy sương. Phùng đã khám phá được vẻ đẹp của con thuyền ngoài xa ấy, là một cảnh đắt trời cho. Đối với Phùng khi đứng trước cảnh tuyệt đẹp đó anh đã vô cùng xúc động và hạnh phúc. Anh bấm máy liên tục để ghi lại khoảnh khắc hiếm có này. Tuy nhiên, khi con thuyền ấy vừa cập bến thì cũng chính là lúc anh phát hiện ra nghịch cảnh trái ngược hoàn toàn với lần phát hiện đầu tiên của mình. Trước mắt Phùng là cảnh bạo hành gia đình dã man từ một người đàn ông to lớn đánh đập và chửi rủa thậm tệ một người đàn bà. Ngạc nhiên hơn là hình ảnh thằng Phác lao vào đánh lại bố để bảo vệ mẹ nó. Sau hai phát hiện đầy bất ngờ của Phùng dường như trong nhận thức anh đã có sự chuyển biến.
Tình huống truyện kế tiếp là cuộc trò chuyện ở Toà án huyện giữa chánh án Đẩu, Phùng và người đàn bà hàng chài. Từ người đàn ấy cả Phùng và Đẩu đều được thay đổi nhận thức và có được nhiều bài học từ cuộc sống. Đẩu đã khuyên người đàn bà hàng chài là bỏ chồng. Nhưng không, người phụ nữ ấy lại cầu xin không ly hôn với người đàn ông vũ phu thậm chí là quỳ xuống để xin được ở cùng chồng. Sau khi nghe người đàn bà kể về người chồng và lí do phải ở với người đàn ông đấy tất cả chỉ vì cuộc sống mưu sinh trên biển phải cần đến bàn tay của người đàn ông. Cả Đẩu và Phùng đã nhận thấy trong cuộc sống còn rất nhiều góc khuất qua đó giúp họ nhận ra được nhiều chân lý của cuộc sống.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã thể hiện nhiều thông điệp có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, tô đậm giá trị nhân đạo thông qua tình huống truyện của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”. Qua đó, khi nhìn nhận đánh giá một hiện tượng nào đó cần phải có cái nhìn đa diện, đa chiều.
4. Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa chọn lọc:
Nhà văn Nguyễn Minh Châu là một cây bút rất độc đáo trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Mỗi sáng tác của mình ông đều gửi gắm một thông điệp sống vô cùng sâu sắc tới cho người đọc. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” kể về số phận của một người đàn bà hàng chài tại một vùng biển nghèo khổ luôn hy sinh cho chồng con mà không một lời oán trách, than thở. Người đàn bà ấy luôn nhẫn nhịn và cam chịu những trận đánh dã man từ người chồng vũ phu của mình đã làm lay động tới trái tim người đọc sâu sắc.
Nguyễn Minh Châu đã tạo ra tình huống truyện vô cùng độc đáo và đầy bất ngờ. Câu chuyện bắt đầu từ một anh nhiếp ảnh gia tên là Phùng nhận nhiệm vụ từ trưởng phòng đi thực tế tại vùng biển miền Trung xa xôi để chụp bộ ảnh về biển đẹp hoàn mỹ trong cuộc sống để làm lịch đón năm mới. Tình cờ Phùng gặp phát hiện ra một bức tranh tuyệt bích đó chính là hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện trong sương sớm, khiến cho anh vô cùng xúc động hạnh phúc vì tìm được tuyệt phẩm của đời mình mà rất khó có thể gặp lại được lần thứ hai.
Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa đẹp động lòng người, với anh đây chính là cảnh đắt trời cho. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ thì anh phải chứng kiến một sự cảnh tượng thật sự đau lòng, đó là hình ảnh của những người ngư dân lao động lam lũ, nghèo khổ. Họ làm việc cực khổ nhưng lại không hề hạnh phúc. Một người đàn ông đang chửi mắng thậm tệ một người đàn bà với lời lẽ vô cùng căm phẫn, tức giận. Người người đàn ông đã lấy chiếc thắt lưng da ngày xưa đánh tới tấp dã man vào người phụ nữ hàng chài. Hình ảnh người đàn bà ấy nhẫn nhịn, chịu đựng trận đánh của chồng mà không một lời oán trách hay cãi lại, chính điều ấy khiến cho Phùng vô cùng kinh ngạc lặng người. Sau đó, có người con trai lao tới chỗ người đàn ông vũ phu giật lấy chiếc dây da uất ức vụt mạnh vào ngực của ông ta và cũng chính là bố của mình. Trước mắt Phùng bây giờ là một một tình huống đầy nghịch lý.
Nguyễn Minh Châu đã xây dựng tình huống truyện vô cùng bi thương, éo le để lại dấu ấn trong lòng người đọc: giữa một bên là sự say đắm của vẻ đẹp nghệ thuật là hình ảnh chiếc thuyền đánh cá ngoài xa trong sương sớm, với sự thật phũ phàng ẩn sâu bên trong vẻ đẹp ấy là về số phận của những con người ngư dân lam lũ, nghèo khổ tại vùng biển. Qua đó, thể hiện quan điểm của nhà văn là nghệ thuật trước hết phải gắn liền với cuộc sống thực của con người. Bên cạnh tình huống đó tác giả đã xây dựng lên một tình huống độc đáo khiến người đọc không khỏi nghĩ suy: Đó là người đàn bà hàng chài được mời đến Toà án huyện. Tại đây chánh án Đẩu và Phùng đã khuyên người đàn bà hãy bỏ người chồng vũ phu kia đi, nhưng người đàn bà đã cầu xin để không chồng và giải thích lí do là sống vì con vì hoàn cảnh của mình. Những lời lẽ chân thành ấy đã giúp cho chánh án Đẩu và Phùng hiểu ra được nghịch lý của cuộc đời. Họ mong muốn những con người có hoàn cảnh tăm tối có những giải pháp phù hợp và nếu như không được thoả đáng thì lòng tốt cũng sẽ trở thành một thứ lý thuyết xa vời với thực tế.
Thông qua tình huống truyện tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” đã khiến cho nhân vật Phùng nhận thức được bản chất của cuộc sống, không thể nhìn nhận đánh giá hiện tượng từ bên ngoài mà phải nhìn nhận từ bên trong trên nhiều phương diện khác nhau.
5. Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa chi tiết:
Nguyễn Minh Châu là một trong số nhà văn tiên phong của thời kỳ đổi mới sau năm 1975. “Chiếc thuyền ngoài xa” không chỉ thay đổi về quan niệm nhân sinh mà còn thay đổi cả về quan niệm nghệ thuật. Quan niệm nghệ thuật và văn học của ông được thể hiện rõ nhất qua tình huống truyện trong Chiếc thuyền ngoài xa. Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn tiêu biểu của ông trong giai đoạn sáng tác thứ hai cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự.
Tình huống truyện đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung và tư tưởng của tác phẩm. Đây cũng cơ sở để Nguyễn Minh Châu xây dựng một câu chuyện vô cùng độc đáo cũng như thu hút sự chú ý của người đọc. Tình huống truyện trong truyện ngắn tạo nên các sự kiện đặc biệt tác động đến đời sống nhân vật và ở đó quan niệm nhân sinh của nhà văn cũng hiện lên rõ nét. Tình huống truyện trong Chiếc thuyền ngoài xa là một hoàn cảnh đầy éo le. Từ tình huống nhận thức của nhân vật Phùng cho đến những giây phút giác ngộ sau này. Tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa nằm ở hai phát hiện của nhân vật Phùng.
Phùng là một nghệ sĩ nhiếp ảnh được trưởng phòng phân công nhiệm vụ đến một vùng biển miền Trung xa xôi để chụp ảnh chuẩn bị cho bộ lịch năm mới. Sau gần một tuần lễ tìm kiếm, phục kích để tìm được bức ảnh ưng ý thì Phùng đã nhìn thấy cảnh con thuyền đánh cá ngoài xa thấp thoáng trong sương sớm. Đây cũng chính là lúc Phùng phát hiện vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa, anh đánh giá đây là cảnh đắt trời cho, rất quý và hiếm gặp. Người đọc có thể thấy được nhân vật Phùng đang đứng trước một bức tranh thiên nhiên tuyệt bích là một vẻ đẹp không thể gặp lại lần thứ hai. Điểm thêm vẻ đẹp trong bức tranh ấy là vài bóng người lớn, trẻ con ngồi trên chiếc mui khum khum. Chiếc thuyền đánh cá đang chuyển động và cập bến xuất hiện đứng yên ngay trước mắt anh nhiếp ảnh Phùng. Đối diện với vẻ đẹp tuyệt bích ấy anh cảm thấy bối rối, “trái tim như có gì bóp thắt”. Người đọc có thể nhận ra cái đẹp hướng về con người đến những giá trị đạo đức, những điều thanh cao trong sạch, có thể thanh lọc tâm hồn con người. Phùng ý thức được cái đẹp có vai trò quan trọng của với đời sống con người, anh đã cố gắng thu giữ hết lấy mọi khoảnh khắc ấy, nên anh bấm lia lịa máy ảnh hết một phần tư cuốn phim.
Tình huống truyện chiếc thuyền ngoài xa còn thể hiện ở sự éo le người đàn bà làng chài. Khi chiếc thuyền cập bến, Phùng lại phát hiện ra bao điều bất ngờ từ một gia đình ngư dân trái ngược lại hoàn toàn với phát hiện thứ nhất của anh. Trong chiếc thuyền hình ảnh một người đàn ông to lớn với những đường nét thô kệch và một người đàn bà rỗ mặt, mệt mỏi. Không chỉ sự xuất hiện của những con người với vẻ ngoài xấu xí mà còn xuất hiện cảnh bạo lực gia đình dã man, đảo lộn luân thường đạo lý. Người đàn ông dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào người đàn bà một cách dã man. Lão ta vừa đánh vừa chửi rủa thậm tệ, và sau đó là hình ảnh thằng con tên Phác đã lao đến đánh trả bố để bảo vệ người mẹ của mình. Phùng bất ngờ chính sự cam chịu của người đàn ấy khi bị đánh không lời oán trách, không chống trả hay chạy trốn. Trước cảnh tượng đấy, nhân vật Phùng trải qua biết bao cảm xúc khác nhau.
Nếu như khi đứng trước cảnh chiếc thuyền đánh cá ngoài xa trong sương sớm Phùng cảm thấy xúc động và vui sướng trước cái đẹp, thì giờ đây anh chỉ có thể kinh ngạc bởi sự thật quá nghiệt ngã, trớ trêu khi anh chứng kiến chiếc thuyền ngoài xa ấy ở cự ly gần mình. Qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, người đọc thấy được vẻ đẹp hoàn hảo tuyệt bích khi con thuyền ở ngoài xa ra nếu chiếc thuyền ở ngoài xa. Nhưng khi lại gần thì đối lập với vẻ đẹp ấy là sự hiện thân của nghèo đói, bạo hành, là cảnh bạo lực gia đình, chồng đánh vợ, con đánh cha. Chứng kiến cảnh tượng ấy, Phùng đã vứt chiếc máy ảnh để chạy lại cứu người đàn bà. Hành động này của Phùng đã nói lên điều quan trọng nhất đối với Phùng chính là cứu người đàn bà kia chứ không phải là những bức ảnh kia. Hai hình ảnh đối lập nhau khi chiếc thuyền lúc ở ngoài xa và lúc lại gần. Cảnh tượng đẹp và xấu, cái thiện và cái ác, hòa lẫn với tâm hồn trong sáng cùng những đớn đau, dằn vặt đã tạo nên một khung cảnh.
Tác giả muốn đặt Phùng trong tình huống éo le ấy, để muốn đặt ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, nghệ thuật phải vì cuộc sống. Qua hai tình huống truyện của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, ta thấy nhà văn có cái nhìn đa diện nhiều chiều, xa và gần, từ bên ngoài đến bên trong. Qua đó mới có thể thấy và đánh giá đúng được bản chất của hiện tượng đó. Bên cạnh hai cảnh đối lập khi con thuyền ở ngoài xa và gần thì Phùng còn có ấn tượng về người đàn bà hàng chài. Ấn tượng ban đầu là vẻ ngoài xấu xí, thô kệch, nghèo khổ, đáng thương và cam chịu khi bị chồng đánh đập mắng chửi thậm tệ mà không có chút phản kháng nào lại.
Theo lời mời của Đẩu thì người đàn bà hàng chài đã đến tòa án huyện để bàn công việc gia đình, giúp bà bỏ người chồng bạo lực. Người đàn bà có vẻ sợ sệt, lưng túng, đôi mắt lúc thì ngước lên nhìn Đẩu, lúc thì nhìn xuống đất. Khi nghe chánh án Đẩu nói về việc ly hôn chồng thì chị lại cương quyết không chịu bỏ chồng, chắp tay lạy vái và van xin. Sau khi nghe người đàn bà kể về câu chuyện của cuộc đời mình thì cuối Phùng đã hiểu vì sao chị không chịu bỏ chồng. Vì tình thương con mà người đàn bà không muốn ly hôn, chấp nhận bị đánh đập, chửi bới để nuôi con khôn lớn. Người đàn bà cần có phải có người đàn ông để chèo chống phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đàn con. Chị cũng cho biết thêm về người chồng đằng sau vẻ cục tính, hung bạo là một người hiền lành, chấp nhận lần lỗi tuổi trẻ của người đàn bà. Người đàn bà cũng nhận mọi tội lỗi về mình, và cũng nói về những lần hiếm hoi hạnh phúc chả gia đình. Trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái vui vẻ, hòa thuận, đến đây mặt chị bừng sáng lên nụ cười, niềm vui của gia đình chính là động lực của chị để vượt qua khó khăn. Qua câu chuyện của người đàn bà, Phùng nhận ra bên ngoài cái ngoại hình xấu xí, thô kệch ấy người phụ nữ thấu hiểu bao dung, trải đời, hiểu và yêu thương chồng con và có lòng vị tha.
Tác giả đã xây dựng một tình huống truyện vô cùng cuốn hút và độc đáo. Đằng sau bức tranh tuyệt đẹp ấy là những nghịch cảnh ngang trái trong gia đình người đàn bà hàng chài. Nhân vật Phùng trong tác phẩm cũng chính là sự hóa thân của tác giả gửi gắm vào đó với một góc nhìn khách quan, tinh tế. Thông qua tình huống truyện chiếc thuyền ngoài xa, tác giả đã thể hiện nhiều thông điệp có ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống cũng như trong nghệ thuật. Khi nhìn nhận đánh giá về một sự vật hiện tượng chúng ta không thể nhìn sơ lược mà cần có cái nhìn đa diện nhiều chiều để nhìn nhận vấn đề. Qua đó giúp người đọc có thể cảm nhận được ý nghĩa nhân văn của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa cũng như trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu.