Phí công chứng mua bán nhà đất bao nhiêu? Bên nào chịu?

Phí công chứng mua bán nhà đất hết bao nhiêu? Phí công chứng mua bán nhà đất bên nào phải trả? Quy định về giá trị tài sản, giá trị quyền sử dụng đất tính phí công chứng?

Theo quy định pháp luật về đất đai, khi các cá nhân, tổ chức thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất thì các bên bắt buộc phải thực hiện việc công chứng vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất để làm căn cứ thực hiện đăng ký biến động đất đai. Khi công chứng hợp đồng mua bán nhà đất thì một trong các bên phải nộp phí công chứng mua bán nhà đất. Vậy phí công chứng mua bán nhà đất hết bao nhiêu? Và bên nào chịu loại phí đó?

Căn cứ pháp lý:

– Thông tư 257/2016/TT-BTC phí công chứng; phí chứng thực;

– Luật Công chứng 2014;

– Luật Đất đai 2013;

LVN Group tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.0191

1. Phí công chứng mua bán nhà đất hết bao nhiêu?

Trước tiên ta phải hiểu khái niệm “phí” là như thế nào? Phí chính là một khoản tiền mà những tổ chức, cá nhân phải trả nhằm mục đích cơ bản đó chính là sự bù đắp các chi phí và nó mang tính phục vụ khi được chính các cơ quan Nhà nước hay đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức được chính cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp những dịch vụ công.

Theo đó, ta có thể hiểu phí công chứng chính là một khoản tiền mà những người yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện công chứng phải trả cho chính tổ chức hành nghề công chứng đó nhằm bù đắp cho một phần chi phí.

Phí công chứng bao gồm có phí công chứng hợp đồng, phí công chứng giao dịch, phí công chứng bản dịch, phí lưu giữ di chúc và phí cấp bản sao văn bản công chứng.

Đối tượng phải nộp phí công chứng đó chính là những người yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện công chứng hợp đồng, công chứng giao dịch, công chứng bản dịch hoặc là lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản đã công chứng.

Thu phí công chứng mua bán nhà đất xảy ra khi các bên thực hiện việc giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Để việc giao kết này có hiệu lực, các bên phải đến Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng để thực hiện công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Và theo pháp luật, khi yêu cầu Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng thực hiện công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất thì người yêu cầu phải nộp phí công chứng theo đúng quy định của pháp luật cho tổ chức công chứng mà mình yêu cầu công chứng.

Theo quy định của pháp luật, nếu như người yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại Văn phòng công chứng thì phí công chứng mà tổ chức công chứng đó thu đã bao gồm có thuế giá trị gia tăng.

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC phí công chứng; phí chứng thực thì nguyên tắc để thu phí công chứng hợp đồng, công chứng giao dịch là sẽ phải xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch. Như vậy, việc xác định mức thu phí công chứng mua bán nhà đất sẽ được xác định dựa theo giá trị tài sản. Cụ thể, công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì mức thu phí công chứng sẽ được tính dựa trên giá trị quyền sử dụng đất, còn nếu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà có tài sản gắn liền với đất như nhà ở, công trình xây dựng trên đất thì mức thu phí công chứng sẽ được tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở hay công trình xây dựng trên đất.

Khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC phí công chứng; phí chứng thực quy định về khung mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch như sau:

– Nếu giá trị tài sản trong hợp đồng mua bán nhà đất dưới 50.000.000 đồng thì mức thu phí công chứng sẽ là 50.000 đồng

– Nếu giá trị tài sản trong hợp đồng mua bán nhà đất từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng thì mức thu phí công chứng sẽ là 100.000 đồng

– Nếu giá trị tài sản trong hợp đồng mua bán nhà đất từ trên 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng thì mức thu phí công chứng sẽ là 0,1% giá trị tài sản trong hợp đồng mua bán nhà đất

– Nếu giá trị tài sản trong hợp đồng mua bán nhà đất trên 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng thì mức thu phí công chứng sẽ là 1.000.000 đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản trong hợp đồng mua bán nhà đất mà vượt quá 1.000.000.000 đồng

– Nếu giá trị tài sản trong hợp đồng mua bán nhà đất từ trên 3.000.000.000 tỷ đồng đến 5.000.000.000 đồng thì mức thu phí công chứng sẽ là 2.200.000 đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản trong hợp đồng mua bán nhà đất mà vượt quá 3.000.000.000 đồng

– Nếu giá trị tài sản trong hợp đồng mua bán nhà đất từ trên 5.000.000.000 tỷ đồng đến 10.000.000.000 đồng thì mức thu phí công chứng sẽ là 3.200.000 đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản trong hợp đồng mua bán nhà đất mà vượt quá 5.000.000.000 đồng

– Nếu giá trị tài sản trong hợp đồng mua bán nhà đất từ trên 10.000.000.000 tỷ đồng đến 100.000.000.000 đồng thì mức thu phí công chứng sẽ là 5.200.000 đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản trong hợp đồng mua bán nhà đất mà vượt quá 10.000.000.000 đồng

– Nếu giá trị tài sản trong hợp đồng mua bán nhà đất trên 000.000.000 đồng thì mức thu phí công chứng sẽ là 32.200.000 đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản trong hợp đồng mua bán nhà đất mà vượt quá 100.000.000.000 đồng và mức thu tối đa sẽ là 70.000.000 đồng/trường hợp.

2. Phí công chứng mua bán nhà đất bên nào phải trả?

Tại khoản 1 Điều 66 Luật Công chứng 2014 quy định:

“Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng”

Như vậy, theo quy định của pháp luật về Công chứng thì người yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất sẽ phải nộp phí công chứng.

Người yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất được hiểu đó chính là người viết phiếu yêu cầu công chứng.

Nếu người yêu cầu công chứng là cá nhân thì người đó phải là người có năng lực hành vi dân sự.

Nếu người yêu cầu công chứng là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng sẽ được thực hiện thông qua chính người đại diện theo pháp luật hoặc là người đại diện theo ủy quyền của tổ chức yêu cầu công chứng đó.

Trong trường hợp người yêu cầu công chứng không thể đọc được, không thể nghe được, không thể ký, điểm chỉ được hoặc các trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng bắt buộc phải có người làm chứng. Người làm chứng trong trường hợp này phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, người này phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và người này phải là người không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ gì liên quan đến việc công chứng. Người làm chứng trong trường hợp này sẽ do người yêu cầu công chứng mời, nếu mà người yêu cầu công chứng không mời được ai thì sẽ do công chứng viên chỉ định.

Trong trường hợp người yêu cầu công chứng không thông thạo về tiếng Việt thì người yêu cầu công chứng phải có người phiên dịch. Người phiên dịch trong trường hợp này phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, phải thông thạo tiếng Việt và loại ngôn ngữ mà người yêu cầu công chứng sử dụng. Người phiên dịch sẽ do chính người yêu cầu công chứng mời và người phiên dịch đó phải chịu các trách nhiệm trước pháp luật về việc phiên dịch của mình.

Mặc dù quy định của pháp luật về công chứng có quy định là người yêu cầu công chứng phải nộp phí công chứng nhưng cũng không có một quy định nào cấm việc các bên thỏa thuận về vấn đề ai sẽ là người nộp phí công chứng khi thực hiện công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Chính vì thế, các bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất hoàn toàn được phép thỏa thuận về vấn đề ai người nộp phí công chứng đó.

3. Quy định về giá trị tài sản, giá trị quyền sử dụng đất tính phí công chứng:

Theo quy định của pháp luật về Công chứng thì giá trị quyền sử dụng đất, giá trị về tài sản tính phí công chứng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất sẽ do hai bên thoả thuận với nhau. Nếu như giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản do các bên thoả thuận thấp hơn so với mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (bảng giá đất) áp dụng ngay tại thời điểm công chứng thì giá trị tính phí công chứng sẽ được tính theo công thức sau:

Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản để tính phí công chứng = Diện tích của đất chuyển nhượng, số lượng tài sản được ghi trong hợp đồng, giao dịch (x) Giá đất, giá tài sản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (bảng giá đất).

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com