Phụ nữ bị bạo hành nên làm gì? Bạo hành gia đình phải gọi ai?

Các hành vi bạo hành gia đình? Phụ nữ bị bạo hành gia đình nên làm gì? Biện pháp xử lý người có hành vi bạo hành gia đình?

Hiện nay, phụ nữ và trẻ em là nhóm yếu thế trong xã hội bởi dễ bị tổn thương bởi tinh thần, tính mạng và sức khỏe. Đặc biệt hiện nay vấn nạn bạo hành gia đình ngày càng phổ biến gây ra hậu khôn lường về thể chất, tinh thần cho người phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội. Vậy, bạo hành gia đình được hiểu như thế nào? Phụ nữ bị bạo hành nên làm gì? Bạo hành gia đình phải gọi ai?

Cơ sở pháp lý: 

– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; 

– Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007;

– Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. 

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

1. Các hành vi bạo hành gia đình:

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, bạo hành gia đình được hiểu là một dạng bạo lực xã hội, đây là hành vi cố ý của thành viên trong gia đình như bố, mẹ, ông, bà, chồng, vợ, anh, chị, em,… từ những hành vi bạo lực này gây tổn hại, nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe, tinh thần,… đối với các thành viên trong gia đình. 

Hiện nay, bạo hành gia đình gia đình xảy ra ngày càng thường xuyên với nhiều hình thức khác nhau, đơn cử: 

– Bạo hành tinh thần hay còn được gọi là bạo lực tình cảm hoặc tâm lý. Hành vi bạo hành này được hiểu là loại bạo lực nạn nhân phải chịu các kiểu hành hạ như: hạ nhục, chửi mắng với lời lẽ thô thiển, nặng nề xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của nạn nhân. Ngoài ra, bạo lực tinh thần nhiều khi còn tồn tại dưới dạng như: khủng bố tâm lý, đe dọa tinh thần, gây nên sự khủng hoảng, phẫn uất đối với ý thức và tâm sinh lý phụ nữ. 

– Bạo hành thể xác được hiểu là hành vi như đánh, đá, đấm, tát, cào, cấu gây ra tác động, thương tích trực tiếp đến thân thể, sức khỏe nạn nhân là phụ nữ. Hành vi này hay xảy ra khi hai bên có sự chênh lệch về sức mạnh thể chất như giữa cha mẹ và con cái hoặc con cái và cha mẹ già, đặc biệt là giữa chồng và vợ.

– Bạo hành tình dục được hiểu là những hành vi ép buộc người phụ nữ quan hệ tình dục khi người phụ nữ không muốn hoặc hành vi loạn luân giữa cha và con gái, hoặc mẹ và con trai, giữa anh chị em… cũng được xếp vào loại này.

– Bạo hành xã hội được hiểu là hành vi ngăn không cho phụ nữ tiếp xúc với người thân khác trong gia đình, bạn bè, bó buộc, thậm chí phụ thuộc về kinh tế khiến nạn nhân có biểu hiện thu mình lại, hạn chế tham gia các hoạt động cộng đồng.

2. Phụ nữ bị bạo hành gia đình nên làm gì? 

Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2017 thì người bị bạo hành có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ, cụ thể:

Thứ nhất, yêu cầu tổ chức, cơ quan, người có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo hành; 

Thứ hai, yêu cầu người có thẩm quyền, cơ quan áp dụng các biện pháp bảo vệ, ngăn chặn, cấm tiếp xúc theo quy định Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, cụ thể: 

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ: 

Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm:

i) Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình;

ii) Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình;

iii) Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về pháp luật về tố tụng hình sự và xử lý vi phạm hành chính hoặc đối với người có hành vi bạo lực gia đình;

iv) Sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân; Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân;

Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình tuỳ theo mức độ, tính chất của hành vi bạo lực và khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp i) và ii) nêu trên. 

Thẩm quyền, điều kiện áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp iii) nêu trên được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự.

Việc áp dụng biện pháp sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân; Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân được thực hiện theo quy định cấm tiếp xúc theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã (Điều 20 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007) và biện pháp cấm tiếp xúc theo quyết định của Tòa án (Điều 21 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007).

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 18 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định  Phụ nữ bị bạo hành có thể tố cáo hành vi bạo lực gia đình, cụ thể:

– Người phát hiện bạo lực gia đình theo quy định pháp luật phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc là người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã trừ trường hợp:

+ Nhân viên y tế thực hiện nhiệm vụ của mình  theo quy định có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình; Trường hợp hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở chữa bệnh, khám bệnh và báo cho cơ quan công an nơi gần nhất (khoản 3 Điều 23 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007).

+ Nhân viên tư vấn phải có phẩm chất đạo đức tốt, bảo đảm yêu cầu về chuyên môn đối với lĩnh vực tư vấn theo quy định của pháp luật. Nhân viên tư vấn trong quá trình tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình; Khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm thì phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất (khoản 4 Điều 29 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007). 

–  Uỷ ban nhân dân cấp xã, Cơ quan công an hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện, nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trường hợp cần thiết phải áp dụng biện pháp bảo vệ người báo tin, phát hiện về bạo lực gia đình. 

3. Biện pháp xử lý người có hành vi bạo hành gia đình:

Hiện nay, theo quy định pháp luật hiện hành tùy vào mức độ vi phạm thì người có hành vi bạo hành phụ nữ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể truy cứu trách nhiệm hình sự khi hành vi cấu thành tội phạm. Cụ thể:

Phụ nữ bị bạo hành gia đình thì xử vi phạm hành chính như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì người có hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình bị xử phạt như sau:

– Đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

– Đối với một trong những hành vi sau đây phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:

+ Sử dụng các phương tiện, công cụ hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

+ Trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời nhưng không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị hoặc khi nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình nhưng không chăm sóc nạn nhân, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

Ngoài ra, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: 

– Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu;

– Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì người có hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình bị xử phạt như sau:

Đối với một trong những hành vi sau đây phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng: 

– Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn uống, nhịn ăn, bắt chịu mặc rách, mặc rét, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;

– Đối với người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ có hành vi bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình;

Đồng thời áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân. 

Người có hành vi bạo hành phụ nữ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể truy cứu trách nhiệm hình sự khi hành vi cấu thành tội phạm: 

Tuy nhiên, trường hợp hành vi bạo hành phụ nữ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đủ yếu tố cấu thành các tội sau:

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021);

– Tội hành hạ người khác (Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021);

– Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021).

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com