Quy định pháp luật về độ tuổi của trẻ dưới tuổi vị thành niên, Quan hệ với trẻ em dưới tuổi vị thành niên phạm tội gì? Bị xử lý ra sao? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Hiện nay, tình trạng trẻ hóa tội phạm đang ngày càng gia tăng và là vấn đề gây nhức nhối trong toàn xã hội. Không chỉ vậy, điều đáng buồn là trẻ em bị xâm phạm thân thể ngày càng nhiều gây những hậu quả nặng nề và là nỗi ám ảnh của nhiều nạn nhân khiến họ bị đeo bám cả đời. Hằng ngày, mỗi khi lướt mạng xã hội, bản thân chúng ta cũng gặp phải rất nhiều hình ảnh hay clip không lành mạnh, việc đăng những nội dung còn lỏng lẻo trong khâu kiểm duyệt gây ra những hậu quả rất lớn đối với người xem. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của không ít người và là một trong những nguyên nhân dẫn đến họ có hành vi lệch lạc. Thực trạng đáng buồn hiện nay, trẻ em dưới tuổi vị thành niên bị hiếp dâm, xâm phạm không có dấu hiệu giảm đi. Vậy việc quan hệ với trẻ em dưới tuổi vị thành niên phạm tội gì? Chế tài xử lý ra sao?
Căn cứ pháp lý:
– Bộ Luật Hình sự năm 2015
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Trẻ em năm 2016.
LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
1. Quy định pháp luật về độ tuổi của trẻ dưới tuổi vị thành niên:
Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định về độ tuổi vị thành niên như sau:
Tiêu chí | Độ tuổi |
Trẻ em | Dưới 16 tuổi |
Vị thành niên | Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi |
Thành niên | Từ đủ 18 tuổi trở lên |
Việc xác định độ tuổi để xem là trẻ em, vị thành niên, thành niên cũng rất quan trọng vì đó ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân đó trong quan hệ pháp luật cũng như quan hệ dân sự.
– Người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có thể chịu mọi trách nhiệm đối với hành vi của mình.
– Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
– Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.” Bên cạnh đó, Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 đưa ra khái niệm: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.
2. Quan hệ với trẻ em dưới tuổi vị thành niên phạm tội gì?
Quan hệ với trẻ em dưới tuổi vị thành niên là hành vi bị pháp luật xử lý và xã hội lên án nặng nề. Trẻ em ở độ tuổi vị thành niên là giai đoạn cần được quan tâm thấu hiểu, được học tập, phát triển tư duy và vui chơi lành mạnh với bạn bè đồng trang lứa. Vì bất cứ lý do gì, không ai có quyền được xâm phạm trẻ em. Ở lứa tuổi vị thành niên, tâm sinh lý của trẻ em đang phát triển nên có rất nhiều tò mò hứng thú với mọi thứ xung quanh, vẫn còn thơ ngây và dễ bị kẻ xấu dụ dỗ quan hệ. Nhiều trường hợp các em chưa ý thức được hành vi đó là vi phạm pháp luật, nhiều em bị đe dọa mà không dám tố cáo chỉ im lặng chịu đựng, lâu dần tâm lý bị ảnh hưởng và rất dễ bị trầm cảm, thậm chí nhiều em tìm đến cái chết hoặc có xu hướng chống đối xã hội.
Để có thể xác định trách nhiệm hình sự và định tội danh đối với các hành vi xâm hại tình dục trẻ em thì trước hết cần phải dựa trên các căn cứ như: Độ tuổi của người thực hiện hành vi, độ tuổi của người bị hại và ý chí của các bên khi thực hiện giao cấu.
Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
-Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
+ Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
+ Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
Ngoài ra còn có thể bị truy tố tội cưỡng dâm theo quy định tại điều 144 Bộ luật hình sự năm 2015.
Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
– Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Ngoài ra, hành vi giao cấu với người dưới 16 tuổi còn có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu hành vi đó:
– Có tính chất loạn luân;
– Làm nạn nhân có thai;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Đối với 02 người trở lên;
– Tái phạm nguy hiểm.
Quan hệ với trẻ em dưới tuổi vị thành niên phạm tội gì sẽ phân ra hai trường hợp, đó là người thực hiện hành vi quan hệ chưa đủ 18 tuổi và trên 18 tuổi.
Trường hợp 1: Căn cứ vào Khoản 1 Điều 145 BLHS 2015. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Chủ thể của tội này là người đã thành niên nên trường hợp này có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi như sau:
– Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Đối với 02 người trở lên;
+ Có tính chất loạn luân;
+ Làm nạn nhân có thai;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
+ Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.
– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Trường hợp 2: Nếu một trong hai là người dưới 13 tuổi
Việc quan hệ với người dưới 13 tuổi tự nguyện được xếp vào một trong các hành vi phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Tuy nhiên, căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội này phải là người từ đủ 14 tuổi trở lên. Trường hợp người dưới 14 tuổi giao cấu hoặc quan hệ tình dục với người dưới 13 tuổi thì không bị xử lý hình sự. Bởi lẽ, chủ thể thực hiện hành vi mặc dù chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ về mặt thể chất nhưng đã có những nhận thức khá rõ nét về hành vi của mình.
3. Về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật hình sự 2015 quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
– 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
– 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
– 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
– 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật hình sự 2015 quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Trên đây là quy định pháp luật về truy cứu trách nhiệm khi quan hệ với người dưới độ tuổi vị thành niên. Trẻ em là mầm non của đất nước, ở độ tuổi vị thành niên trẻ em cần được học tập và vui chơi ở môi trường có điều kiện tốt nhất. Pháp luật bảo hộ các quyền lợi của trẻ em, bất kì hành vi nào xâm phạm những quyền lợi đó đều phải chịu những chế tài xử lý của pháp luật.